Thứ Ba, 2025-01-07, 2:18 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Tư » 8 » Vì sao Hoa Kỳ phải trở lại Á Châu?
8:14 AM
Vì sao Hoa Kỳ phải trở lại Á Châu?
2010-04-07

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm gần đây đã làm cho các nước láng giềng lo ngại, phải chăng chỉ có sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực mới có thể làm cho các nước yên tâm.

State Dept Photo

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton gặp gỡ Tổng thư ký Asean Dr. Surin Pitsuwan hôm 18-02-2009.

Chính sách ngoại giao của Trung Quốc ở Đông Nam Á những năm gần đây, nhằm mục đích gây ảnh hưởng trong khu vực đã làm cho các nước lo ngại.

Bên cạnh hình ảnh một Trung Quốc hiếu chiến, để thu phục các nước, Trung Quốc đã tạo ra một hình ảnh khác. Đó là một Trung Quốc ôn hòa, áp dụng các chính sách quốc tế hòa nhã, chủ động cung cấp các nguồn viện trợ không hoàn lại và luôn hỗ trợ các nước trong khu vực.

Quyền lực mềm

Quy mô của Trung Quốc rất khó cho tất cả các nước châu Á, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ. Cho nên, chúng tôi cần Mỹ để cân bằng quyền lực.

Ô. Lý Quang Diệu

Không những thế, Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng lên các nước Đông Nam Á, bằng cách sử dụng "quyền lực mềm” trên các lĩnh vực không có sự can thiệp vũ trang như: văn hóa, ngoại giao, viện trợ nhân đạo, cho vay với lãi suất ưu đãi, hợp tác và đầu tư…

Về lĩnh vực văn hóa, Trung Quốc không ngừng xâm nhập văn hóa bằng cách cho mở nhiều Học Viện Khổng Tử ở châu Á. Các Học Viện Khổng Tử này thực chất là "Trung tâm văn hóa”, cơ quan truyền bá văn hóa của Trung Quốc ở nước ngoài, do chính phủ Trung Quốc tài trợ. Hiện có khoảng 70 Viện Khổng Tử khắp châu Á, chỉ riêng Thái Lan có 12 viện, và năm ngoái Trung Quốc đã cho khánh thành Viện Khổng Tử đầu tiên tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên Đông Nam Á đến học ở nước này, như tài trợ các suất học bổng cho sinh viên ở mọi cấp, từ bậc cử nhân cho tới tiến sĩ. Theo tin từ tờ Asia Times, hiện có khoảng 10.000 sinh viên Thái Lan đang du học ở Trung Quốc, nhiều hơn cả số sinh viên Thái đang theo học ở Mỹ.

Để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, cuối năm 2008, Trung Quốc lập "Đài Phát thanh Hữu nghị Trung Quốc – Campuchia”. Năm ngoái, Trung Quốc cho khánh thành thêm Đài phát thanh có tên "Tiếng nói Vịnh Bắc Bộ” ở tỉnh Quảng Tây, nhắm tới khoảng 100 triệu thính giả ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong lần gặp gỡ Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (trái) tại Bắc Kinh vào năm 2008. AFP PHOTO.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong lần gặp gỡ Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (trái) tại Bắc Kinh vào năm 2008. AFP PHOTO.
Với mục đích kiểm soát các nước, Trung Quốc không ngừng viện trợ và đầu tư vào các nước châu Á. Trong năm qua, Trung Quốc đã cung cấp tổng số tiền viện trợ $25 tỷ đô la cho các nước trong khu vực. Gần đây, Trung Quốc đã bỏ ra $10 tỉ đô la để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường viễn thông nối kết giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tài trợ các dự án khai thác tài nguyên ở các nước trong khu vực, hiện đang gây nhiều tranh cãi trong dân chúng rằng, liệu có mang lại lợi ích gì cho các nước được đầu tư, hay với mục đích phát triển kinh tế ở Trung Quốc.

Chẳng hạn như dự án khai thác bauxite ở Việt Nam, nhiều người cho rằng chỉ nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, gây tác hại rất lớn cho môi trường sống ở Việt Nam. Riêng Lào, Trung Quốc gần như nắm trong tay cả nền kinh tế của nước này. Theo tin từ báo Asia Times, Trung Quốc đang kiểm soát hầu hết các thành phần kinh tế ở Lào, từ khai thác mỏ đến thuỷ điện, dịch vụ khách sạn và cả dịch vụ bán lẻ.

Sức mạnh quân sự

Trong khi gia tăng sử dụng "quyền lực mềm” ở đất liền, thì ngoài biển khơi, Trung Quốc không ngừng sử dụng sức mạnh quân sự nhằm khẳng định vị thế siêu cường của mình.

Bất chấp tình trạng các hòn đảo ở Biển Đông Nam Á đang trong vòng tranh chấp với các nước, Trung Quốc luôn xem các đảo tranh chấp kia đã "thuộc về” mình.

Tháng trước, Trung Quốc bị Nhật đòi kiện ra Tòa án Quốc tế vì có ý định khai thác ở khu mỏ khí đốt Chunxiao mà họ đang tranh chấp với Nhật.

Vùng biển Đông, nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đang tranh chấp với Việt Nam và các nước khác, cũng được xem như là cái "ao nhà” của Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc trong một lần tập trận. AFP Photo.
Quân đội Trung Quốc trong một lần tập trận. AFP Photo.

Bất chấp luật pháp quốc tế và các nguyên tắc ứng xử trên biển mà họ đã ký, Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm bắt đánh bắt cá, gây áp lực với các công ty nước ngoài nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác của các nước khác ở biển Đông. Gần đây, Trung Quốc tăng cường tuần tra trên biển, đơn phương đưa các tầu tuần tra đến quản lý vùng biển thuộc hải phận Việt Nam và các nước trong khu vực.

Có lẽ thái độ hiếu chiến của Trung Quốc đã buộc các nước Asean phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ một siêu cường khác, nhằm cân bằng quyền lực trong khu vực. Điều này đã được ông Lý Quang Diệu, Bộ trưởng cố vấn Singapore, nói rõ trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ hồi năm ngoái:  "Quy mô của Trung Quốc rất khó cho tất cả các nước châu Á, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ, có thể sánh với Trung Quốc trong vòng 20 - 30 năm tới. Cho nên, chúng tôi cần Mỹ để cân bằng quyền lực.”

Hoa Kỳ trở lại?

Hoa Kỳ đang hướng tới việc củng cố liên minh cũ và xây dựng quan hệ đối tác mới với các quốc gia trong khu vực Châu Á.

Tổng thống Obama

Hoa Kỳ rất quan tâm tới việc Trung Quốc đang gây ảnh hưởng trong khu vực bằng "quyền lực mềm”, cũng như việc gia tăng sử dụng sức mạnh vũ lực, gây sức ép lên các nước.

Trong chuyến công du hồi tháng 7 năm ngoái, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton nói:"Chúng tôi sẽ xây dựng quan hệ đối tác ngày càng sâu rộng và năng động hơn với các nước Asean. Và đó là lý do tại sao tôi có mặt ở đây hôm nay. Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á. Tổng thống Obama và tôi tin rằng khu vực này quan trọng đối với sự phát triển toàn cầu, hòa bình và thịnh vượng. Và chúng tôi hợp tác hoàn toàn với ASEAN trên mọi lĩnh vực, dù phải  đối mặt với nhiều thử thách từ an ninh trong khu vực và toàn cầu, cho tới cuộc khủng hoảng kinh tế, quyền con người, và biến đổi khí hậu.”

Cuối năm ngoái, trong chuyến viếng thăm châu Á, tại Nhật Bản, tổng thống Obama một lần nữa đã khẳng định: "Hoa Kỳ đang hướng tới việc củng cố liên minh cũ và xây dựng quan hệ đối tác mới với các quốc gia trong khu vực này. Cam kết của chúng tôi đối với an ninh của Nhật và an ninh ở châu Á không hề thay đổi. Điều này có thể thấy qua việc triển khai lực lượng của chúng tôi trong khu vực, trên tất cả là những thanh niên nam nữ trong các bộ đồng phục mà tôi rất tự hào về họ. Chúng tôi cũng tìm tới các quốc gia yếu hơn để giúp các nước này có vai trò lớn hơn, cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương và xa hơn nữa là trên thế giới.”

Tháng trước, trong buổi điều trần về các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, ông Dana Rohrabacher, dân biểu Hoa Kỳ, đã thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc về việc nước này gia tăng sự ảnh hưởng trong khu vực. Ông Rohrabacher nhắc đến Trung Quốc như là một: quốc gia chuyên chế muốn trở thành một đế chế độc tài và tìm cách lan rộng ảnh hưởng sự thống trị khắp nơi, nhất là ở khu vực Đông Nam Á.

Phải chăng chỉ có sự hiện diện của Hoa Kỳ mới có thể kềm chế được Trung Quốc, giúp giữ vững an ninh và ổn định trong khu vực?

Category: Kinh tế | Views: 802 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 26
Khách: 26
Thành Viên: 0