Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok
2012-05-09
Việc chính quyền Việt Nam hoãn phiên xử blogger Điêu Cày, tức nhà
báo Nguyễn Văn Hải cùng hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Phan Thanh
Hải đang làm dấy lên nhiều câu hỏi
RFA/civilrightsdefenders.org
Blogger Điếu Cày đã được "Civil Rights Defenders” ở Thụy Ðiển tuyển chọn là "nhà bảo vệ nhân quyền” của tháng (năm 2011)
bởi vì giới chức Việt Nam đã không đưa ra bất cứ giải thích nào
về lý do hoãn phiên xử cũng như ngày giờ của phiên xử tới. Liệu Hà Nội
có thể hoãn phiên xử những blogger này đến bao giờ và sức ép quốc tế có
tác động thế nào lên phiên xử của các blogger này? Việt Hà có bài tìm
hiểu
Vào ngày 4 tháng 5 năm 2012, gia đình các blogger Điếu
Cày, Tạ Phong Tần và Phan thanh Hải cùng các luật sư bào chữa được nhận
thông báo của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho biết phiên tòa
xử những người này sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 5 năm 2012. Tuy nhiên
trong buổi chiều cùng ngày, tòa thông báo rút lại quyết định này mà
không đưa ra một lý do cụ thể nào. Điều này đã làm cho gia đình blogger
Điếu Cày và những người quan tâm đến vụ án hết sức băn khoăn.
Sức ép quốc tế
Trả lời đài Á châu tự do qua điện thoại, chị Dương Thị Tân, vợ cũ
blogger Điếu Cày cho biết nhận định của gia đình về việc hoãn phiên tòa
như sau:
"Thực sự chúng tôi rất hoang mang không biết
là định dở trò gì. Nhưng theo ý kiến chủ quan của gia đình tôi thì họ
tung ra những tin này tin kia để gia đình và các tổ chức quan tâm đến
vấn đề này mệt mỏi. Họ theo dõi, họ cất công từ nước ngoài sang, rồi họ
bỏ việc khác để tập trung vào việc này đến nơi, nhưng chuyện này xảy ra
một hai lần thì người ta nản.
Rồi có những lần sau tiếp người ta
không biết đúng hay sai, thật hay hư để người ta tới nữa. Họ làm nhiều
cách để sự tham gia của các tổ chức quốc tế và cá
Chị Dương Thị Tân, vợ cũ blogger Điếu Cày. Citizen photo
nhân có quan tâm càng ít. Họ sẽ hạn chế tối đa sự tham gia của các tổ chức như vậy."
Họ làm nhiều cách để sự tham gia của các tổ chức quốc tế và cá nhân
có quan tâm càng ít. Họ sẽ hạn chế tối đa sự tham gia của các tổ chức
như vậy.
Bà Dương Thị Tân
Đã có ý kiến cho rằng việc hoãn phiên tòa đột ngột lần này là do sức ép
quốc tế không có lợi cho Hà Nội. Nhân ngày báo chí thế giới, 3 tháng 5
vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, trong bài diễn văn của mình đã
nhắc đến trường hợp blogger Điếu Cày như một minh chứng về sự đàn áp báo
chí của chính quyền các nước không tôn trọng tự do báo chí.
Ông Trần Bình Nam, một nhà bình luận chính trị tại hải ngoại nhận xét:
"Trong
một thông cáo mà tự nhiên ông Tổng thống nhắc đến tên một người thì tự
nhiên dư luận thế giới sẽ chú ý, nên tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền Hà Nội
phải chú ý đến điểm đó."
Cũng trong tháng 4 vừa qua, Bộ
ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập
tức cho ba blogger. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng việc
cầm tù những blogger này cho thấy Việt Nam đang gia tăng việc kiềm chế
các tiếng nói trên mạng.
Vào trung tuần tháng 4, các tổ
chức quốc tế như tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế và Ân xá quốc tế
cũng lên tiếng kêu gọi Hà Nội phải trả tự do cho các bloggers này.
Trong
khi đó, theo ông Trần Bình Nam thì một sự việc vi phạm nhân quyền quan
trọng khác xảy ra đồng thời tại Trung Quốc liên quan đến luật sư mù Trần
Quang Thành (hay còn gọi là luật sư Chen) cũng khiến Hà Nội phải cân
nhắc đến việc đưa những blogger nổi tiếng ra xét xử.
Từ trên xuống blogger Điếu Cày, Anh ba Sài Gòn và chị Tạ Phong Tần. RFA file
"Thường thường Hà nội khi xử một nhà đối lập về chính trị
hay một nhà báo tự do, không đi theo lề phải thì họ không muốn có dư
luận trên thế giới, họ muốn mọi việc nó êm êm cho qua. Nhưng mà họ xử
vào lúc có vụ luật sư Chen đang trở thành một vấn đề quốc tế như vậy thì
tự nhiên dư luận quốc tế sẽ kết nối hai sự kiện với nhau.
Việc
xử ông Điếu Cày, bà Tạ Phong Tần và Phan Thanh hải sẽ trở thành một dư
luận quốc tế bất lợi cho Hà Nội và Hà Nội thì không muốn như vậy."
Hoãn đến bao giờ?
Ngay từ khoảng đầu tháng 4, đã có những thông tin trên mạng cho biết có
nhiều khả năng các blogger này sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 17 tháng 4
nhưng cuối cùng phiên tòa dự đoán cũng không xảy ra.
Vào
khoảng giữa tháng 4, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về bản cáo
trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh đối với ba
blogger. Bản cáo trạng đề ngày 19 tháng 2 năm 2012 kết luận ba blogger
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, vi phạm an ninh quốc gia và đề nghị truy
tố các blogger này trước tòa về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt nam’ theo điều 88 bộ luật hình sự.
Sau
khi bản cáo trạng được Viện kiểm sát gửi sang tòa, những người quan tâm
đến vụ án thấp thỏm chờ đợi phiên tòa sẽ được mở trong một ngày không
xa, nhưng đã bị thất vọng khi phiên tòa được mọi người trông đợi đã bị
hoãn đột ngột.
Vậy việc hoãn phiên tòa lần này có hợp lệ và liệu
Việt Nam có thể hoãn phiên xử đến bao lâu? Luật sư Nguyễn Quốc Đạt,
người tham gia bào chữa cho blogger Điếu Cày giải thích:
"Sau
khi đưa hồ sơ ra tòa án thì trong thời hạn nhất định, thẩm phán sẽ đưa
vụ án ra xét xử, và kể từ ngày có quyết định xét xử thì thẩm phán vẫn có
quyền hoãn. Thời gian hoãn của thẩm phán từ ngày có quyết định là
khoảng một tháng."
Luật sư Nguyễn Quốc Đạt cho biết nếu có lý do chính đáng thì tòa vẫn
có thể có thêm quyết định hoãn phiên tòa. Tuy nhiên trong lần hoãn đầu
tiên này, tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã không đưa ra bất cứ
một lý do cụ thể nào cho gia đình và các luật sư. Luật sư Nguyễn Quốc
Đạt nhận định có nhiều khả năng phiên tòa sẽ vẫn diễn ra trong tháng 5
này.
Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải là
những người tham gia sáng lập câu lạc bộ nhà báo tự do không được chính
quyền Hà Nội công nhận. Blogger Điếu Cày đã bị bắt vào ngày 19 tháng 4
năm 2008 à bị phạt 30 tháng tù giam với tội trốn thuế.
Sau khi hết hạn tù ào ngày 20 tháng 10 năm 2010, ông tiếp tục bị giam giữ để điều tra về tội tuyên truyền
chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Blogger Tạ Phong Tần
bị bắt vào tháng 9 năm 2011. Còn blogger Phan Thanh Hải bị bắt vào giữ
vào tháng 10 năm 2010.
|