Thứ Tư, 2024-04-24, 3:14 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Bảy » 23 » Vì sao Việt Nam cho công bố nợ quốc gia mỗi 6 tháng?
11:28 AM
Vì sao Việt Nam cho công bố nợ quốc gia mỗi 6 tháng?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2010-07-22

Kể từ ngày 30 tháng 08 năm 2010, Chính phủ Việt Nam sẽ công khai tình hình nợ quốc gia 6 tháng một lần.

Photo courtesy of vnmedia

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Hà Nội.

Theo nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công vừa ban hành, chính phủ sẽ minh bạch các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công bao gồm: nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân GDP, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nợ chính phủ so với GDP. Nam Nguyên phỏng vấn GS Vũ Văn Hóa trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội mời quí vị theo dõi:

Một chuyển biến  mới

Nam Nguyên: Thưa GS, hôm nay chính phủ cho biết sẽ công khai tình hình nợ quốc gia mỗi 6 tháng một lần. Đây là một chuyển biến khá mới mẻ, GS nhận định gì về vấn đề này?

Trong điều kiện người ta đã có am hiểu rất nhiều về tình hình kinh tế trong nước và thế giới, cho nên người ta cũng muốn biết tình hình tài chính trong nước đặc biệt là nợ công ở mức độ nào.

GS Vũ Văn Hóa

GS Vũ Văn Hóa: Tôi nghĩ trước sau bất cứ quốc gia nào cũng phải làm như vậy, bởi vì tình hình dân chúng đặc biệt trong điều kiện người ta đã có am hiểu rất nhiều về tình hình kinh tế trong nước và thế giới, cho nên người ta cũng muốn biết tình hình tài chính trong nước đặc biệt là nợ công ở mức độ nào có chịu đựng được hay không. Bởi vì người ta thấy một số nước ở Âu Châu là những nước giàu mà hiện nay nợ công chồng chất gây khó khăn cho tình hình kinh tế nói chung. Cho nên công khai nợ công của chính phủ đã ban bố như vậy, tôi cho rằng nếu mà làm được thì là một điều rất tốt cho tình hình dân trí của Việt Nam.

Nam Nguyên: Thưa GS, theo như công bố nợ chính phủ so với GDP là 42% được nói là trong giới hạn an toàn. Điều này có là khả tín hay không?

GS Vũ Văn Hóa: Nếu tình trạng thống kê đúng, thì tôi cho là tình trạng đó tương đối an toàn. Nhưng 42% và 50% thì nó cách nhau quá ngắn cho nên tôi cho rằng mức trên 40% đã là không an toàn rồi…chứ không thể nói là an toàn. Bởi vì thống kê người ta nói 50% là mất an toàn, tình trạng của Việt Nam là 42% nếu mà thống kê đúng cũng là điều đáng mừng, nhưng mà cái đó cũng không phải là mức an toàn.

Nam Nguyên: Thưa có gì khác nhau giữa cách tính của Việt Nam và thế giới?

GS Vũ Văn Hóa: Tôi cho rằng hiện nay  Việt Nam vẫn theo thông lệ của thế giới chứ không có cách tính nào khác.

Bất cập trong quản lý nợ?

Các nhân viên ngân hàng đang kiểm đếm tiền đồng Việt Nam. Photo courtesy of vneconomy.
Các nhân viên ngân hàng đang kiểm đếm tiền đồng Việt Nam. Photo courtesy of vneconomy.
Nam Nguyên: Có ý kiến nói là nợ quốc gia nói chung có nhiều bất cập trong công tác quản lý nợ, thể hiện ở khung pháp lý quản lý nợ chưa hoàn thiện. Giáo Sư nhận định gì?

GS Vũ Văn Hóa: Tôi cho rằng khung khổ pháp lý của mỗi quốc gia nhìn chung trong điều kiện bình thường thì đấy là thuộc phạm vi quốc gia. Nhưng trong điều kiện hiện nay thì khung khổ quản lý về nợ cũng như tài chính nói chung thì phải theo thông lệ quốc tế. Tôi nghĩ Việt Nam bước đầu đã tiệm cận làm quen cũng như đã thực hiện theo thông lệ quốc tế rồi, cho nên tôi cho rằng việc này cũng không đáng ngại lắm.

Nam Nguyên: Nhưng mọi việc ở Việt Nam diễn ra rất chậm, cải cách pháp lý trong lãnh vực liên quan theo Giáo Sư  có cần đẩy mạnh hơn nữa hay không?   

GS Vũ Văn Hóa: Theo tôi, tất cả mọi người dân nhất là những người có hiểu biết về vấn đề quản lý kinh tế tài chính cũng như kinh tế xã hội nói chung đều cho rằng, việc cải cách tài chính công cải cách thể chế cũng như căn bản pháp lý còn đang tương đối chậm, vì vậy cần phải có nhiều biện pháp đẩy nhanh hơn nữa.

Nam Nguyên: Nhiều khoản nợ vay của nước ngoài, thí dụ trái phiếu chính phủ phát hành ở nước ngoài có lãi suất khá cao như khoản 650 triệu USD giao cho Vinashin. Việt Nam có thể là thiếu an toàn khi giao vốn mà không tính tới hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ, thưa Giáo Sư.

Bởi vì thống kê người ta nói 50% là mất an toàn, tình trạng của Việt Nam là 42% nếu mà thống kê đúng cũng là điều đáng mừng, nhưng mà cái đó cũng không phải là mức an toàn.

GS Vũ Văn Hóa

GS Vũ Văn Hóa: Thực ra có nhiều ý kiến về việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài cho rằng ở trong mức độ phải tính toán kỹ lưỡng hơn nữa. Chúng tôi không tiện phát biểu nhiều về vấn đề này, nhưng theo quan điểm riêng, tôi cho rằng thực sự nếu phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ ngay ở trong nước, chúng tôi cũng có thể thu được số tiền tương đương như vậy không cứ gì phát hành ra thị trường nước ngoài. Bởi vì thực ra việc vay ngoại tệ ở thị trường trong nước hiện nay lãi suất rất nhỏ chỉ từ 3% tới 5,5%, nếu phát hành ra nước ngoài chịu 6% thì tôi cho rằng lãi suất như vậy là cao.

Nam Nguyên: Và cần phải thận trọng hơn về vấn đề này?

GS Vũ Văn Hóa: Vấn đề này thì cũng muốn là để quảng bá uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế thôi, còn nếu mà tính từ hiệu quả kinh tế thì tôi cho là chưa cao.

Nam Nguyên: Cảm ơn GS Vũ Văn Hóa về thời gian ông dành cho Đài chúng tôi.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 669 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0