Thứ Hai, 2025-01-20, 10:56 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Năm » 19 » Việt Nam chậm chân hơn láng giềng
10:53 AM
Việt Nam chậm chân hơn láng giềng
2010-05-18

Việt Nam vừa chen chân vào danh sách các nước có thu nhập trung bình ở mức thấp và có thể bị sa lầy trong điều gọi là ‘bẫy thu nhập trung bình’. Nam Nguyên trình bày vấn đề này:

AFP photo

Dịch vụ đổi tiền. AFP photo

Cái bẫy thu nhập trung bình

Gần hai thập niên sau khi mở cửa chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, Việt Nam vượt qua ngưỡng các nước nghèo đặt chân vào thang bậc dưới cùng của nhóm các nước có thu nhập trung bình. Theo định nghĩa xác lập năm 2008 của Ngân Hàng Thế Giới: một nước thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp có thu nhập bình quân đầu người từ 976 USD tới 3.855 USD. Nếu người dân có thu nhập trung bình từ 3.856 tới 11.905 USD thì trở thành quốc gia thu nhập trung bình khá. Từ mức 11.906 USD trở lên là nhóm quốc gia có thu nhập cao.

Theo số liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2008 đạt 1.024 USD. Sau đó vào cuối năm 2009 Ngân Hàng Thế Giới ghi nhận Việt Nam vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, cùng sự tán dương về các nỗ lực vượt đói nghèo. 

Theo số liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2008 đạt 1.024 USD. Sau đó vào cuối năm 2009 Ngân Hàng Thế Giới ghi nhận Việt Nam vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, cùng sự tán dương về các nỗ lực vượt đói nghèo.

Ông Nguyễn Trung Dân, nguyên phó tổng biên tập Báo Du Lịch cho rằng Việt Nam đã thay đổi quá chậm chạp:

"Vấn đề là thời gian và cùng thời gian đó người ta làm gì, sao mình lại đứng ở chỗ này mà người ta lại ở chỗ khác… chứ không phải là có một chút đổi mới, ngày nay ăn cơm bắc ngày mai ăn

Một khu thương mại tại thủ đô Hà Nội. RFA photo
Một khu thương mại tại thủ đô Hà Nội. Ảnh minh họa RFA photo
cơm thịt là thay đổi là tốt rồi.” 

Vấn đề là thời gian và cùng thời gian đó người ta làm gì, sao mình lại đứng ở chỗ này mà người ta lại ở chỗ khác… chứ không phải là có một chút đổi mới, ngày nay ăn cơm bắc ngày mai ăn cơm thịt là thay đổi là tốt rồi.

Ô.Nguyễn Trung Dân, PTBT Báo Du Lịch

Sau khi thống nhất đất nước, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã uổng phí 10 năm ách tắc với nền kinh tế kế hoạch tập trung. Hơn hai thập niên bước đi theo kinh tế thị trường, Nhà nước Việt Nam chăm chú vào mức tăng trưởng nhưng nền kinh tế dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô hay sản phẩm gia công không có giá trị cao.

Để đạt mức thu nhập trung bình thấp đã khó, nhưng nếu tăng trưởng kinh tế tiếp tục chú trọng về số lượng mà ít quan tâm tới chất lượng thì sự trì trệ trong phát triển là hậu quả tất nhiên. TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn bày tỏ sự quan ngại:

"Hiện nay ở Việt Nam  rất nhiều người nói tới cái bẫy thu nhập trung bình của các nước mà sau một thời kỳ phát triển rất rầm rộ đến mức thu nhập tương đối khá thì tắc lại ở đấy. Đây cũng là khả năng có thể xảy ra.”

Hiện nay Việt Nam mới ở tầng thấp nhất của các nước có thu nhập trung bình, có thể mục tiêu tương lai của Nhà nước chỉ nhắm tới những thang bậc cao hơn trong nhóm thu nhập trung bình thấp, vì tăng gấp ba lần thu nhập bình quân đầu người đạt mức hơn 3.000 USD cũng đã là quá khó.

Tránh nguy cơ mắc bẫy

Cảnh báo Việt Nam đối diện bẫy thu nhập trung bình là dựa trên những cơ sở nào, TS Nguyễn Quang A chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội nhận định:

Nếu giá trị gia tăng của các mặt hàng của VN còn thấp, chưa đổi mới được công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới chưa được cải thiện, thì lúc đó khó có thể nói rằng có sự phát triển bứt phá để vượt qua được cái bẫy đó
TS Nguyễn Quang A

"Việt Nam muốn vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình đòi hỏi những nỗ lực rất lớn, không những là chính sách của chính phủ mà toàn bộ nền kinh tế bao gồm các doanh nghiệp. Nếu giá trị gia tăng của các mặt hàng của VN còn thấp, chưa đổi mới được công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới chưa được cải thiện, thì lúc đó khó có thể nói rằng

Nông thôn và Thành thị
Nông thôn và Thành thị. Ảnh minh họa. RFA photo
có sự phát triển bứt phá để vượt qua được cái bẫy đó.”

TS Nguyễn Quang A giải thích thêm về vai trò hết sức hệ trọng của Nhà nước để Việt Nam không sa lầy trong bẫy thu nhập trung bình. Ông nói:

"Nếu Nhà nước có chính sách phù hợp kích thích nền kinh tế theo một hướng đúng, thì các doanh nghiệp, người dân, nhà đầu tư nước ngoài sẽ đi theo hướng tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn.”

Ngoài việc hội nhập khu vực và toàn cầu, Việt Nam cần có một nhà nước trong sạch, vững mạnh, một đội ngũ doanh nhân-doanh nghiệp năng động sáng tạo và một nền giáo dục tiên tiến.
Bà Phạm Chi Lan 

Theo các chuyên gia, để bước vào nhóm các nước có thu nhập cao tức thu nhập bình quân đầu người từ 11.906USD trở lên, các nước cần có lợi thế cạnh tranh, có công nghệ sản xuất tiên tiến, lao động chuyên môn cao, sản phẩm tinh xảo để xâm nhập thị trường khu vực và thế giới.

Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng chính phủ được báo chí trích thuật nhận định rằng, ngoài việc hội nhập khu vực và toàn cầu, Việt Nam cần có một nhà nước trong sạch, vững mạnh, một đội ngũ doanh nhân-doanh nghiệp năng động sáng tạo và một nền giáo dục tiên tiến.  

Các chuyên gia cho rằng phải mất vài chục năm  để một quốc gia đạt được mức thu nhập cao hoặc trở thành một nước công nghiệp phát triển. Nhưng trong lịch sử, rất nhiều quốc gia bị sa lầy với mức thu nhập trung bình không sao tiến lên được.

Gần Việt Nam về vị trí địa lý, các nền kinh tế Hong Kong, Macao, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore đã vượt qua được bẫy thu nhập trung bình. Riêng Thái Lan thậm chí vượt trội như Malaysia vẫn dừng chân ở mức thu nhập trung bình khá.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 574 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 10
Khách: 10
Thành Viên: 0