§ Hà Long
Trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, theo Tổ chức Minh bạch Quốc
tế (Transparency International - TI), tham nhũng hoặc tham ô là hành vi
"của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để
phục vụ cho lợi ích cá nhân".
Theo cách nhìn của cộng sản VN đã được bộc bạch rõ ràng về tệ trạng
tham nhũng trong một tờ báo với tiêu đề: Tham nhũng đang trở thành
"chuyện thường ngày” và theo Ban Nội chính Trung Ương về dự án "Nghiên
cứu đấu tranh chống tham nhũng” đã đưa ra được thứ hạng gây ra tham
nhũng nhiều nhất về các ngành: Địa chính-nhà đất, hải quan và cảnh sát
giao thông là ba lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất. Cùng nằm trong bảng
"top 10” này, ngoài 3 nhóm trên, còn có 7 lĩnh vực khác là: tài
chính-thuế, xây dựng, cấp phép xây dựng, y tế, kế hoạch-đầu tư, giao
thông và đứng cuối bảng là công an kinh tế.
Ai cũng biết đất đai là lĩnh vực „hoá đất thành vàng" có rất nhiều tố cáo, khiếu kiện và cũng dễ xảy ra tham nhũng nhất tại VN.
Cuộc sống của người dân VN từ nghèo hèn cho đến giàu có, từ buôn
thúng bán bưng cho đến các doanh nghiệp to lớn đều đang đụng vào hệ
thống quan liêu với hàng trăm thủ tục phải đút lót làm cho đời sống
kinh tế trì trệ trong cái vòng tham nhũng bất trị. Tắt một điều, chính
quyền từ trên xuống dưới đều nhũng nhiễu, cửa quyền, hành dân…
Cách diệt trừ tham nhũng của csVN chỉ dựa vào những lời nói trống
rỗng, khi bị áp lực từ bên ngoài thì một pháp lệnh „oai phong" đã được
ban ra từ 1998: "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn,
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ, hoặc cố ý làm trái
pháp luật vì động cơ vụ lợi gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập
thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức".
Hơn thế nữa, năm 2005 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi trong tuyệt
vọng: Cùng kiểm tra, giám sát, phát hiện và góp ý việc thực hiện một số
biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong
giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra ông Dũng
còn to mồm kêu gọi các phương tiện thông tin đại chúng cùng kiểm tra,
giám sát, phát hiện và góp ý việc thực hiện nhằm đạt được kết quả thực
chất, tạo hiệu ứng mạnh trong xã hội (sic!).
Đâu vẫn hoàn đấy, kết quả đóng góp của báo chí rốt cuộc là việc bắt
giam những người tố cáo tham nhũng, thí dụ nhà thơ Nguyễn Việt Chiến bị
bắt trong tư cách Phóng viên báo Thanh Niên cùng nhà báo Nguyễn Văn Hải
(báo Tuổi Trẻ) vì "hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công
vụ” (Điều 281, BLHS), liên quan đến việc thông tin về vụ án tham nhũng
to lớn có một không hai của PMU18. Toàn dân Việt Nam ngỡ rằng hai nhà
báo trên sẽ được thưởng công nhưng lại bị quy chụp thành tội vạ cho
chính mình. Đó là chưa kể đến thiếu tướng Phạm Xuân Quắc (nguyên Cục
trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - C14, người từng
cầm trịch điều tra vụ PMU 18) cũng bị khởi tố điều tra về tội lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Thế thì còn tìm ra được
ai nữa đi tiêu diệt tham nhũng?
Nhân vật tham nhũng hầu như cùng đồng nghiã với "người đảng viên” vì
dễ hiểu nhất tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi cho cá nhân. Một Blogger đã
liệt kê ra như sau: Tạo ra tham nhũng trong đó, người có chức vụ, quyền
hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân
dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ
thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo,
quản lý trong doanh nghiệp của nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là
người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp; người được
giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm
vụ, công vụ đó. Tất cả các nhân vật kể ra nơi đây phần lớn đều là các
đảng viên.
Thế giới chê cười tham nhũng tại Việt Nam với những bảng xếp hạng
- Đảng viên cùng đồng nghĩa là chính quyền nhà nước csVN.
Bởi vậy không có gì lạ khi chính quyền cộng sản Việt Nam luôn được tặng
cho danh hiệu chuyên môn đội sổ về danh sách chỉ số nhận thức tham
nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) do Tổ chức Minh bạch Quốc tế
(Transparency International – TI) đã được công bố vào tháng 11/2009.
Việt Nam vẫn giữ nguyên ở mức 2,7 điểm, đứng gần chót bảng xếp hạng 120
trên 180 quốc gia, tăng 1 bậc so với năm 2008 và tăng 3 bậc so với năm
2007. Số điểm được Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá VN là 2,7 khi so
sánh với quốc gia Somalia đứng cuối bảng là 1,1.
- Trung tâm ETF Cơ sở bảo quản dữ liệu cho các doanh nhân đang
hoạt động và cho các nhà đầu tư có trụ sở tại Chicago đã liệt kê 7 quốc
gia tham nhũng nhiều nhất trong giới doanh nhân và đầu tư vào ngày
17/2/2010 (Seven Most Corrupt Country ETFs -
http://etfdb.com/2010/seven-most-corrupt-country-etfs/), trong đó Việt
Nam đứng thứ 2 sau Liên Xô. Trung tâm ETF nhận định: Vấn đề tham nhũng
ở Việt Nam gần đây đã bao gồm cả việc sử dụng tiền thu được do Ngân
hàng Thế giới giúp vốn để đánh bạc trong các trận đấu bóng đá châu Âu,
đây là một lịch sử gây sốc lớn dù rằng chỉ trong một góc nhìn nhỏ về
đạo đức của thế giới. Vạch ra được tham nhũng này có thể giúp thiết lập
một nền kinh tế năng động trở lại châu Á, nơi đang phát triển nhanh
nhất trên thế giới.
- Chưa đầy 1 tháng sau, vào ngày 08/3/2010 thông tấn xã Reuters tại
Singapore đã loan tin về nạn tham nhũng tại 16 quốc gia thuộc châu
Á-Thái Bình Dương do Tổ chức Tư vấn Rủi ro Chính trị-Kinh tế
(PERC) - trụ sở tại Hong Kong, xếp bảng về tham nhũng. Việt Nam lại được "vinh danh” đứng vào hạng 3
với chỉ số 8.07 sau Indonesia (9.27) và Campuchia 9.10) là những quốc
gia có nạn tham nhũng nhiều nhất. Năm 2009 VN còn khá hơn chút xíu được
xếp vào hạng thứ 5. Tệ nạn tham nhũng đang tuột dốc tại VN như chiếc xe
bị đứt phanh.
Theo nhận định của Reuters: Tham nhũng là đặc thù của Việt Nam ở mọi
cấp bậc của chính phủ, và họ hoạt động như một rào cản lớn cho việc đầu
tư nước ngoài. Nhà chức trách đã công bố kế hoạch tích cực chống tham
nhũng, và khuyến khích các phương tiện truyền thông để hoạt động như
một „chó giữ nhà" (watchdog), nhưng những nỗ lực này đã bị mất hơi nước
sau khi một số nhà báo bị bắt giam cho các bài viết về các vụ bê bối
tham nhũng lớn. Nạn tham nhũng sẽ vẫn là một yếu tố quyết định quan
trọng cho sức hấp dẫn đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Kết luận
Cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay ở Việt Nam như là một trò hề
muôn thuở. Cả diễn viên, đạo diễn lẫn khán giả đều phải một lòng diễn
sang „lề phải" chấp nhận tham nhũng. Người dân phải đút lót cho các
quan „đảng viên" thì mới dễ thở, mới có thể kiếm cơm áo nuôi thân hằng
ngày.
Khi nào còn sự quản lý độc quyền, độc đảng thì lúc đó đất nước vẫn còn tham nhũng, quan liêu và cửa quyền.
Hà Long
|