Thứ Tư, 2024-12-25, 11:35 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Mười Hai » 2 » Việt Nam sẽ tập trung cải cách
2:49 PM
Việt Nam sẽ tập trung cải cách

Hiền Trang chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Roberto Herrera-Lim , Foreign Policy
Thứ tư ngày 28 tháng 11, 2012

Thật dễ dàng để Việt Nam mất uy tín – đất nước từng được biết đến như một thì trường đầy uy tín và có nhiều tiềm năng kinh tế, nhưng những năm gần đây đã bị thất bại trầm trọng. Lạm phát vẫn còn liên tục là một mối đe dọa, tăng trưởng bị chậm lại, và hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang gặp nhiều bất ổn với các khoản nợ xấu chồng chất. Và trầm trọng hơn nữa, nội bộ lãnh đạo chính trị cao cấp của Việt Nam đang thách đấu giữa lúc tình hình kinh tế cần có các hành động vững chắc. Kết quả là các nhà đầu tư nước ngoài đang đau đầu và tự hỏi liệu Việt Nam có thể xây dựng thể chế và hội tụ đủ các khả năng cần thiết để đứng vào các nước có nền kinh tế thị trường mới nổi hay không.

Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Thể chế của Việt Nam không được chuẩn bị đầy đủ cho sự tăng trưởng mạnh mẽ. Điều đó đã rất rõ ràng kể từ cuộc khủng hoảng diễn trong vài năm vừa qua, trong đó các hệ thống và các lãnh đạo Việt Nam đã không thể hiện được cách quản lý đúng đắn, dẫn đến lạm phát, đưa ra các quyết định đầu tư không hiệu quả, và các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước gần đi đến phá sản. Tất cả những sự kiện này đều diễn ra dưới sự kiểm soát của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong khi đó ông đã trải qua ít nhất hai cuộc thách thức chính trị lớn đối với chức vụ lãnh đạo của ông. Hiện nay [quyền lực] của ông đang bị suy yếu và bị kìm hãm dần. Kết quả là sự đồng thuận sẽ đóng một vai trò quyết định lớn hơn trong những năm tới đây, trong khi các đối thủ chính trị của ông Dũng (bao gồm cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) đã rút giảm bớt quyền của ông trong việc hoạch định chính sách và thắt chặt giám sát. Hậu quả ngắn hạn này sẽ đưa đến một khả năng cạnh tranh giữa các phe phái và dẫn đến kết quả không đồng đều cũng như các dấu hiệu xung đột đối với các chính sách.

Nhưng cũng đừng vội loại bỏ Việt Nam ra khỏi cuộc chơi. Trong lịch sử, các cuộc khủng hoảng đã từng là cách hữu hiệu để đẩy mạnh các chính sách hiệu quả của chính phủ (ví dụ như vụ của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu hồi năm 2001). Tình hình hiện nay không thể dẫn đến chuyện ông Dũng sẽ từ nhiệm, nhưng nó sẽ thúc đẩy việc xem xét thân trọng hơn đối với các chính sách kinh tế, đặc biệt là khi nói đến phân bổ các nguồn đầu tư. Tất nhiên, vẫn còn một sự đồng thuận rộng rãi trong giới tinh hoa của Việt Nam và rằng những cải cách trước đó nên được giữ nguyên vẹn cũng như thúc đẩy và duy trì tăng trưởng dài hạn và cải thiện chất lượng cuộc sống đều là những điều thiết yếu để đảm bảo sự sống còn của đảng cộng sản. Nền kinh tế của quốc gia này cũng có thể được hưởng lợi từ các yếu tố kết cấu trong việc khuyến khích các nhà đầu tư xem xét lại các địa điểm sản xuất khác ngoài Trung Quốc.

Các quốc gia ở châu Á có thể thu hút các nhà sản xuất nước ngoài nhưng họ không nên giảm nhẹ sự tái xuất hiện của Việt Nam như một điểm đầu tư có nhiều tiềm năng. Các lãnh đạo tại đây có thể còn cãi nhau, nhưng họ đều hiểu rằng nếu không cải cách thì đó sẽ một mối đe dọa lớn đối với tính ưu việt của họ so với những bất định đi kèm với sự thay đổi.

Roberto Herrera-Lim là Giám đốc chương trình châu Á thuộc Eurasia Group.

Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 655 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Mười Hai 2012  »
SuMoTuWeThFrSa
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0