Tổ
chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch hôm thứ Tư chỉ trích nghị
định mới về báo chí của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 25 tháng Hai, một
lần nữa tạo thêm chướng ngại về quyền tự do ngôn luận cũng như tăng
thêm quyền hạn kiểm duyệt của chính phủ đối với người làm báo trong
nước.
AFP
Một sạp bán báo hàng ngày. AFP
Răn đe báo chí với nghị định 02/2011/NĐ-CP
Đó là nghị định mới 02/2011/NĐ-CP tiến tới việc xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động báo chí và lãnh vực xuất bản, được thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng ký từ ngày 6 tháng Giêng, có hiệu lực áp dụng từ ngày
25 tháng này. Theo
nghị định, phóng viên và báo chí sẽ bị phạt từ một triệu đến bốn chục
triệu đồng, tương đương năm mươi đến hai ngàn đô la, nếu không tuân thủ
các qui định của Luật Báo Chí năm 1990 (Luật sửa đổi, bổ sung vào năm
1999), là khi đưa tin thì phải trung thực về tình hình trong nước cũng
như thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân. Từ
Thái Lan, ông Phil Robertson, phó giám đốc chuyên trách Châu Á trong
Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền, cho rằng lợi ích cao nhất và sự
phục vụ tích cực nhất đối với đất nước cũng như nhân dân không phải là
xử phạt mà là để cho truyền thông cũng như phóng viên được tự do đưa
tin một cách trung thực:
Nghị định mới tạo sự quan ngại và rõ ràng có vấn đề, một khi được
áp dụng thì e rằng sẽ nới rộng quyền kiểm duyệt báo chí vốn đã rất hà
khắc của chính phủ Việt Nam. Nói cách khác thì đây là biện pháp chống lại người làm báo ở Việt Nam.
Ô.Phil Robertson
Nghị định mới tạo sự quan ngại và rõ ràng có vấn đề, một khi được
áp dụng thì e rằng sẽ nới rộng quyền kiểm duyệt báo chí vốn đã rất hà
khắc của chính phủ Việt Nam. Nói cách khác thì đây là biện pháp chống lại người làm báo ở Việt Nam. Nghị định 02/2011/NĐ-CP qui định các ban ngành trong chính phủ được quyền xử phạt bất kỳ lúc nào nếu thấy phóng viên
Hai nhà báo bị bắt vì khai thác tin tức vụ hối lộ tham nhũng ảnh hưởng đến nhiều cán bộ cao cấp. RFA photo fr.Vnexpress
hoặc toà báo đưa tin phương hại đến lợi ích đất nước và nhân dân. Những
viên chức hoặc cơ quan chính phủ có quyền xử phạt báo chí là thanh tra
chuyên ngành thông tin truyền thông, chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp,
công an, bộ đội, biên phòng, duyên phòng, cảnh sát hải quan, thuế vụ,
cơ quan quản lý thị trường, và nhiều ngành khác nữa. Dưới
mắt ông Phil Robertson, dù ở bất cứ quốc gia nào thì việc trao quyền
kiểm soát báo chí cho các cán bộ của nhiều ngành nhiều cấp là một thảm
họa, và đặc biệt vô cùng nguy hiểm trong một đất nước như Việt Nam: Bởi
đây là nơi tệ nạn tham nhũng lan tràn và ăn sâu, nên thay vì áp dụng để
cải thiện chất lượng báo chí thì văn bản pháp lý này sẽ trở thành một
cách kiếm chác mới, giúp quan chức địa phương ních cho đầy thêm hầu bao
của mình.
dù ở bất cứ quốc gia nào thì việc trao quyền kiểm soát báo chí cho các
cán bộ của nhiều ngành nhiều cấp là một thảm họa, và đặc biệt vô cùng
nguy hiểm trong một đất nước như Việt Nam
Điều khoản số 7 trong nghị định còn qui định xử phạt nhà báo nào không
viện dẫn nguồn tin không nêu rõ xuất xứ trong trường hợp gọi là "khai
thác các văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu hay thư từ cá nhân
liên quan đến các vụ án còn trong vòng điều tra hoặc chưa xét xử, các
vụ tiêu cực hoặc có dấu hiệu phạm pháp đang chờ kết luận của cơ quan có
thẩm quyền. Mức tiền phạt được ấn định từ mười triệu đến hai chục triệu
đồng, khoảng năm trăm đến một ngàn đô la Mỹ. Nhận định về điều này, phó giám đốc chuyên trách Châu Á Phil Robertson của Giám Sát Nhân Quyền nói : Chừng
như chính phủ Việt Nam rất e ngại và không muốn những tin tức về tham
ô hối lộ hoặc những việc làm sai trái của quan chức nhà nước được đăng
tải trên báo chí, truyền thanh hoặc truyền hình. Điều Việt Nam cố làm
là cấm đoán và ngăn chận giới truyền thông phổ biến những tin tức tiêu
cực đó. Để được thế, họ phải ra những qui định có tính cách mơ hồ mơ hồ
và áp đặt những món tiền phạt nặng như thế.
Giúp báo chí cải thiện chất lượng và trách nhiệm?
Từ trong nước, khi được hỏi ý kiến về nghị định xử phạt báo chí do thủ
tướng ký tháng trước mà hiện đã có hiệu lực, ông Ngô Quang Xuân, đại
biểu quốc hội khoá XII, phó chủ nhiệm Uỷ Ban Đối Ngoại, phát biểu : Đây
là làm thế nào để chất lượng của báo chí tốt lên thôi, bởi vì bây giờ
Việt Nam cũng như các nước, báo chí là một nhu cầu rất cần thiết cho
đời sống chính trị và xã hội của người dân. Thế thì làm sao để cho
người ta hiểu tình hình đất nước tình
Công an đã vào ngay toa soạn báo Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên lục soát
nơi làm việc của hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải sau đó
bắt giam cả hai (2008).Ảnh minh họa. Source Vietnamnet
hình khu vực tình hình thế giới đúng thì đó là trách nhiệm của ngươì
làm báo. Nếu bây giờ làm báo mà không có nghiệp vụ rồi đưa tin không
chính xác thì cứ hình dung ra xem là người ta cũng tiếp thu không chính
xác, thì hành động đó chắc là không đúng.
Xã hội nào cũng có cái được và cái chưa được, nếu mà đưa tin sai,
khi những chuyện chưa được mà người ta đang xử lý thì báo chí phải có
một trách nhiệm cao hơn là phải đưa tin chính xác. Đang xử lý mà đưa
tin sai thậm chí làm lộ cả tin tức ra là vi phạm qui định vể an ninh
của đất nước. Chuyện này là cần thiết cho xã hội, không có vấn đề gì
đâu.
Ô.Ngô Quang Xuân
Thế nên tôi nghĩ đấy là cái để cho báo chí cải thiện chất lượng và
trách nhiệm của các nhà báo được nâng cao. Riêng về Việt Nam thì bây
giờ đang tập trung sức cho phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó
với khủng hoảng. Xã hội nào cũng có cái được và cái chưa được, nếu mà
đưa tin sai, khi những chuyện chưa được mà người ta đang xử lý thì báo
chí phải có một trách nhiệm cao hơn là phải đưa tin chính xác. Đang
xử lý mà đưa tin sai thậm chí làm lộ cả tin tức ra là vi phạm qui định
vể an ninh của đất nước. Chuyện này là cần thiết cho xã hội, không có
vấn đề gì đâu. Vẫn theo lời ông Ngô Quang Xuân, với số lượng
sáu trăm tờ báo trong một quốc gia nhỏ như Việt Nam, mỗi báo mỗi vẽ
mỗi tờ mỗi hình thức, thì không thể kết luận Việt Nam không có tự do
báo chí được. Đó là quan điểm của người đại diện dân cử, còn các phóng viên các nhà làm báo ở Việt Nam hầu hết không ai dám nhận xét
Người chủ sạp báo. ảnh minh họa, AFP
hay bình phẩm gì về nghị định chính phủ 02/2011 cả.
với qui định phải đưa tin trung thực và phải dẫn nguồn, nhà báo này
khẳng định ở Việt Nam ngoài chức năng và lương tâm, người viết báo còn
phải qua nhiều bộ lọc tức nhiều cửa từ dưới lên trên thì mới được đăng,
vì thế khó mà có chuyện đưa tin thất thiệt hay loan những phóng sự
thuộc loại nhạy cảm và dễ động chạm
Một nhà báo
Trả lời đài Á Châu Tự Do, một nhà báo ở miền Bắc yêu cầu dấu tên chỉ
cho biết vắn tắt là ông không đồng ý với nghị định đó. Còn một nhà báo
ở miền Trung, cũng với yêu cầu không nêu tên và không phát tiếng, thì
bày tỏ đại khái rằng theo sự suy nghĩ của báo giới trong nước thì rõ
ràng phải có điều gì đó khiến thủ tướng chính phủ phải ra nghị định để
đưa báo chí vào khuôn vào phép. Theo
ông, cũng đã có chuyện những tờ báo đưa những tin bị cho là thất thiệt
hay những nhận định chủ quan, thì những người làm chính trị có suy nghĩ
của họ, còn người làm báo thì nghĩ có nghị định hay không có nghị định
thì vấn đề cũng chỉ là sự răn đe đối với những người làm báo mà họ cho
là không chân chính. Còn với qui định phải đưa tin trung thực và
phải dẫn nguồn, nhà báo này khẳng định ở Việt Nam ngoài chức năng và
lương tâm, người viết báo còn phải qua nhiều bộ lọc tức nhiều cửa từ
dưới lên trên thì mới được đăng, vì thế khó mà có chuyện đưa tin thất
thiệt hay loan những phóng sự thuộc loại nhạy cảm và dễ động chạm.