Chỉ
còn một tuần nữa là đến hạn để tập đoàn gặp nhiều khó khăn Vinashin
phải trả khoản nợ 60 triệu đôla cho các chủ nợ nước ngoài.
Nhưng
đến giờ này, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin vẫn khẳng định họ
không có tiền và yêu cầu được phép giãn tiến độ trả nợ, trong khi Chính
phủ Việt Nam cũng nói sẽ không trả nợ thay cho Vinashin.
Các
công ty đánh giá tín dụng quốc tế thì cảnh báo nếu Vinashin không trả
nợ đúng hạn, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến cả các công ty khác của Việt Nam
nếu muốn đi vay tiền. .
Các chuyên gia
đồng ý rằng Việt Nam trong tương lai sẽ phải trả phí tổn vay nợ cao hơn
nếu các chủ nợ nước ngoài kiên quyết không gia hạn cho Vinashin sau
ngày 20/12, trong khi công ty này đã tuyên bố phải cho họ thêm thời
gian.
Ông Nguyễn Ngọc Sự, tân Chủ tịch Vinashin, đã lên báo nói: "Chúng tôi không trốn tránh việc trả nợ, nhưng cần có thời gian."
Bộ Chính trị kết luận (tháng 7/2010)
-
Trong
xử lý nợ của Tập đoàn, nhất là những khoản liên quan đến ngân sách nhà
nước, Chính phủ cần có phương án khả thi, phù hợp với các quy định của
pháp luật VN và thông lệ quốc tế.
-
Không gây khó khăn, đổ vỡ cho các tập đoàn, tổng công ty khác cũng như các tổ chức tín dụng.
- Quốc
hội, Mặt trận Tổ quốc VN, các cấp uỷ đảng Trung ương và địa phương có
trách nhiệm phối hợp cùng các cơ quan của Chính phủ thực hiện những
chính sách, biện pháp phù hợp để giúp Vinashin.
Nguồn: TTXVN
Ông còn khẳng định: "Các ngân hàng không nên dùng biện pháp cứng với Vinashin trong điều kiện khó khăn như thế này."
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cũng tuyên bố Vinashin "phải tự trả nợ" chứ chính phủ không can thiệp.
Trước tình thế hiếm có này, giới quan sát đang tự hỏi liệu chủ nợ hay Vinashin sẽ nhượng bộ trước thời hạn chót.
Theo nhà kinh tế Mai Kim Đỉnh ở London, có thể cuối cùng hai bên sẽ tìm được một sự mặc cả với nhau.
'Nước
ngoài không dại gì để Vinashin phá sản vì họ cũng chẳng được gì. Hai
bên đang chơi trò để giữ thế nhưng cuối cùng cũng sẽ đi tới hòa giải."
Thành
lập năm 1996, Vinashin từng được chính phủ Việt Nam kỳ vọng sẽ là tiêu
điểm thành công cho chính sách mở cửa kinh tế với doanh nghiệp nhà nước
vẫn giữ vai trò đầu tàu.
Nhưng sự quản lý yếu kém đi cùng tham vọng mở rộng ồ ạt đã đem lại khoản nợ 4.5 tỉ đôla, chiếm khoảng 4.5% GDP của Việt Nam.
Bảy lãnh đạo, trong đó có cả cựu chủ tịch Phạm Thanh Bình, đang bị tạm giam.
Kinh tế gia Mai Kim Đỉnh nói vấn đề căn bản của Việt Nam vẫn là hiệu quả trong đầu tư công.
"Bao lâu nay, vấn đề lặp đi lặp lại vẫn là hiệu quả trong đầu tư công."
"Lấy
ví dụ các tập đoàn lớn của Trung Quốc làm ăn căn cơ, bài bản. Còn Việt
Nam là các tập đoàn không được kiểm soát, không nắm vững hiệu quả đầu
tư nên tiền đổ sông, đổ biển."
Bộ trưởng
Võ Hồng Phúc cũng thừa nhận tại Hội nghị Nhóm tư vấn các
nhà Tài trợ cho Việt Nam (CG) tại Hà Nội, rằng "Vinashin là
bài học của chúng tôi"
|