Thứ Sáu, 2024-03-29, 7:58 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Chín » 21 » Việt Nam tăng cường an ninh mạng
10:54 PM
Việt Nam tăng cường an ninh mạng

Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt

Công ty BKIS thêm 700 nhân viên

HÀ NỘI (NV) - Một công ty an ninh điện toán tại Việt Nam chuẩn bị tuyển 700 nhân viên an ninh mạng, đẩy số nhân lực lên hơn gấp đôi. Sự gia tăng nhân sự này, trùng hợp với những vụ bắt bớ gần đây, khiến một số quan sát viên cho rằng việc phát triển công ty này nằm một phần trong việc Việt Nam gia tăng việc theo dõi và kiểm soát các sinh hoạt của người dân trên mạng Internet.

Một giáo sư nghiên cứu tình hình Việt Nam cho rằng việc siết chặt Internet là việc làm tất nhiên của một chính quyền độc tài có nhu cầu phải kiểm soát thông tin.

Qua một bản tin trên báo Lao Ðộng, công ty Bkis loan báo tuyển 700 nhân viên cho ngành an ninh mạng. Khi cuộc tuyển người hoàn tất, nhân sự Bkis sẽ lên quá gấp đôi, từ 500 lên tới 1200 nhân viên.

Bkis là một công ty an ninh điện toán có tiếng của Việt Nam. Tổng giám đốc công ty này, ông Nguyễn Tử Quảng, là một chuyên gia an ninh mạng được xem là có tài, và ngoài ra cũng có quan hệ mật thiết với ngành an ninh.

Ngoài các tin tức về những mối liên hệ giữa cá nhân ông Quảng và các cá nhân khác trong giới cầm quyền, có ít nhất một lần ông Quảng đã công khai công nhận sự hợp tác giữa Bkis và ngành an ninh.

Vào năm 2006, khi một sinh viên tại Vĩnh Long đột nhập vào trang web Bộ Giáo dục và thay hình Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân bằng hình một thanh niên cởi trần ngồi trước máy tính, công an Việt Nam ráo riết điều tra và sau đó ông Quảng viết trên báo Dân Trí:

“Với tư cách là những người trực tiếp tham gia điều tra, sau khi đã trao đổi, thống nhất với Phòng Ðấu Tranh và Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao (C15 - Bộ Công An), chúng tôi thấy cần phải cung cấp một số thông tin của quá trình điều tra.”

 Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc BKIS.
  Nguyễn Tử Quảng và BKIS
Những sự qua lại chặt chẽ giữa Bkis và ngành công an khiến nhiều người thấy việc tăng cường nhân sự của Bkis không phải chỉ do nhu cầu của riêng công ty này thôi, mà còn do nhu cầu của chính quyền cần kiểm soát Internet.

Một người quen thuộc với việc làm của công ty Bkis cho báo Người Việt biết ý kiến, “Tôi nghĩ 700 người này sẽ không trực tiếp làm những công việc của một người công an mạng. Ngành công an có chuyên viên mạng của riêng họ, những người rất giỏi về IT và an ninh điện toán. Những chuyện bẻ khóa, đọc lén email, là việc của những người này, bên ngoài sẽ không được tham gia vào.”

Tuy nhiên, người này nói thêm, “Có một số việc họ cần hợp tác với cá nhân ông Quảng và một vài chuyên viên khác bên ngoài. Nhưng các nhân viên cấp dưới của Bkis chắc chắn sẽ làm những việc mà chưa hẳn họ đã biết là gì nhưng khi tổng hợp lại sẽ là một phần của việc kiểm soát mạng Internet.”

Nhu cầu kiểm soát thông tin

“Nếu có chuyện gia tăng kiểm soát Internet bằng lực lượng 700 người, điều này hoàn toàn không đáng ngạc nhiên vì đó là hành động tất yếu của một chế độ độc đoán,” theo ý kiến Tiến Sĩ Kiều Linh Valverde.

Tiến Sĩ Valverde, giáo sư đại học UC Davis, là một nhà nghiên cứu lâu năm về tương tác giữa Việt Nam và thế giới qua văn hóa, nghệ thuật và Internet. Tiến Sĩ Valverde đang chuẩn bị xuất bản công trình nghiên cứu về đề tài này, mang tựa đề “Transnationalizing Vietnam.”

“Việt Nam thường xuyên học theo gương Trung Quốc khi tìm cách xoay xở một chế độ độc đoán với nền kinh tế tự do,” bà nói thêm. “Trung Quốc là nước kiểm soát Internet nặng nề nhất, và Việt Nam nếu không phải hạng nhì thì với động tác này cũng dễ dàng lên tới hạng đó.”

Việc ngành an ninh Việt Nam có thể dùng Bkis để hỗ trợ việc kiểm soát Internet, Tiến Sĩ Valverde phát biểu, “Ðây là một hành động cũng gần như tiêu biểu. Họ dùng người dân để kiểm soát người dân.”

“Việt Nam là quốc gia gần như duy nhất đòi hỏi có một sản phẩm Yahoo! của riêng mình, đó là Yahoo! Plus. Ðó cũng là thêm một hành động nữa để một mặt ra vẻ có cởi mở nhưng mặt khác gia tăng kiểm soát và theo dõi người dân.”

Bắt người sử dụng Internet

Sự siết chặt Internet không chỉ đơn thuần trên lý thuyết hoặc qua các bức tường lửa. Có nhiều người đã phải mất tự do vì sự siết chặt này.

Một trong những người đầu tiên bị bắt vì lên tiếng trên Internet là ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Ðiếu Cày. Ông Nguyễn Văn Hải bị bắt vào Tháng Tư, 2008, vài ngày trước khi đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh được diễu hành qua lãnh thổ Việt Nam.

Vào Tháng Năm, năm 2009, doanh gia Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt, cùng lúc với Luật Sư Lê Công Ðịnh, vì thông tin đưa trên trang blog Change we need.

Thạc Sĩ Nguyễn Tiến Trung bị bắt vào Tháng Tám. Anh được biết nhiều với những bài viết trên mạng, trên các trang diễn đàn, cũng như trên trang blog cá nhân.

Nhà báo Huy Ðức, nổi tiếng với trang blog Osin, bị cắt hợp đồng với báo Sài Gòn Tiếp Thị.

Hai blogger Mẹ Nấm và Người Buôn Gió cũng bị bắt rồi được thả vì bài viết trên Internet báo động về ảnh hưởng của Trung Quốc trong vụ khai thác bô-xít.

“Việt Nam muốn kiểm soát toàn bộ thông tin trong nước. Họ có thành công được không thì tôi chưa chắc, vì có rất nhiều cách để truyền đạt tin tức trong thời đại hiện nay,” Tiến Sĩ Valverde nói. “Hành động này làm tôi thất vọng. Thất vọng, nhưng không lấy làm lạ.”

Nguồn: http://www.nguoi-viet.com
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 814 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Chín 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0