Thứ Ba, 2024-11-05, 8:42 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 1 » Phát hiện nhiều lỗi ngô nghê về nội dung ngay trong sách giáo khoa
8:41 AM
Phát hiện nhiều lỗi ngô nghê về nội dung ngay trong sách giáo khoa
2008-10-31

Trong các chương trình phát thanh trước, Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do chúng tôi đã gởi đến quý vị thính giả một số bài viết liên quan đến vấn đề sách giáo khoa tại Việt Nam.

Photo Vietnamnet

Sách giáo khoa

Độc quyền của nhà nước trong sách giáo khoa

Nhiều ý kiến cho rằng sách giáo khoa không giống bất cứ ở nước nào khác trên thế giới, có sự độc quyền in ấn, phát hành sách, năm nào cũng thay đổi nội dung, gây sự tốn kém vô ích, và với nhiều sai sót về nội dung, sách giáo khoa cần phải đính chính liên tục.

Hôm nay, báo chí trong nước lại đưa thêm tin rằng phát hiện nhiều lỗi ngô nghê trong việc chỉnh sửa sách giáo khoa.

Tuy vậy, trong tài liệu chỉnh sửa này lại xuất hiện những lỗi được nói là không khỏi nín cười được vì những lỗi ngô nghê khác khó có thể chấp nhận được.

Hồi đầu Tháng Chín vừa qua, sau khi khai giảng năm học mới, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đã cho phân phối đến các trường học từ Cấp I cho đến Cấp III trong cả nước các tờ rơi chỉnh sửa một số nội dung sai sót trong sách giáo khoa.

Tuy vậy, trong tài liệu chỉnh sửa này lại xuất hiện những lỗi được nói là không khỏi nín cười được vì những lỗi ngô nghê khác khó có thể chấp nhận được.

Theo một số giáo viên thâm niên, giàu kinh nghiệm giảng dạy thì có những khoản chỉnh sửa không khác gì lúc trước cả, ví dụ như "muời phương phất phơ" không có gí khác với " phất phơ mười phương".

Bên cạnh đó, có những lỗi không thể nào tha thứ được, từ đúng sửa thành sai như " Sông Hồng ở mạn Bắc và nối với sông Cầu ở mạn Nam" được đổi thành " Sông Hổng ở mạn Nam và nối với sông Cầu ở mạn Bắc".

Cũng có những nhầm lẫn khác mà dư luận cho là rất tai hại, như "bắt sống Lưu Hoằng Thao" được sửa thành "bắt giết Lưu Hoằng Thao", thì ý nghĩa quả thật là trái ngược.

Trình độ kiến thức của những người soạn sách giáo khoa cần phải xét lại?

Cô Bích Ngọc, giáo viên cấp 3 ở Bình Thạnh cho Đài chúng tôi biết, những lầm lẫn in trong sách giáo khoa thì các thầy cô đều nhận thấy và có phản ảnh lên cấp trên ngành giáo dục. Theo cô thì nguyên nhân là từ sự thiếu kiểm tra, thiếu quản lý hay thiếu kiến thức của những người hữu trách, còn học sinh thì không mấy quan tâm:

Cái chuyện làm sách hay viết sách nhiều khi kiến thức của mấy người đó người ta thiếu hay người ta không hiểu.
Cô Bích Ngọc, giáo viên cấp 3

Cô Bích Ngọc : Có những cái lỗi mà dạy không phù hợp với lại học sinh, không phù hợp với chương trình vốn cũng quá nặng so với học sinh bây giờ học cũng không hiểu, nó không có khắc sâu kiến thức.

Mấy thầy cô mà dạy ở Cấp II với lại Cấp III thì người ta có biết và người ta cũng có phản ánh, cũng có họp phản ánh, nhưng mà cái chuyện làm sách hay viết sách nhiều khi kiến thức của mấy người đó người ta thiếu hay người ta không hiểu hay là người ta theo cái lợi nhuận mà làm thì làm chớ không có kiểm tra lại.

Học sinh bây giờ nó không có quan tâm mà chỉ học để cho có cái bằng cấp để khi ra có công việc làm vậy thôi. 

Ông Nguyễn Trọng, giáo sư ngoại ngữ Trường Đại Học Hà Nội nhìn nhận rằng có những nội dung trong sách giáo khoa bị mất gốc từ căn bản, nên có lắm sai sót. Nguyên nhân có thể là do nạn bằng giả, học giả, hậu quả là những sai lầm, lệch lạc từ học đường sẽ lưu truyền qua  nhiều thề hệ mai sau:

Sai sót về nội dung gây ảnh hưởng cho cả thế hệ 

Ông Nguyễn Trọng : Phần lớn lỗi đầu tiên đến từ những người quản lý giáo dục, sau đến từ những người soạn sách. Những người quản lý thì đều là những người ngày xưa có thể là trình độ quản lý của họ non kém bời vì ngay ở Việt Nam thì tiến sĩ - giáo sư rất là nhiều nhưng mà những người đấy thì hầu như viết về cái nạn học giả ở Việt Nam nhiều lắm rồi, trong ngành học thuật thì họ cũng kèn cựa nhau nhiều lắm.

Bây giờ sách giáo khoa cũng sai nốt nên rất nguy hiểm. Sai toàn bộ nên không chỉ ảnh hưởng cho một thế hệ đâu.

Ô. Nguyễn Trọng, giáo sư ngoại ngữ ĐH

Cái việc những người đó làm ẩu làm bừa là những người làm không đúng lương tâm của mình cũng nhiều. Việc soạn sách giáo khoa cũng là bình thường thôi, từ sách giáo khoa cơ bản Cấp I, Cấp II, Cấp III đến tận Đại Học là Cấp IV có rất nhiều sai sót chứ không phải chỉ riêng một mặt nào đó thôi.

Học sinh Cấp I, Cấp II, Cấp III thì cái hiểu biết lịch sử của họ rất là đơn thuần vì nó chỉ nằm trong phạm vi sách giáo khoa mà thôi mà thậm chí sách giáo khoa họ không rõ cho nên bây giờ sách giáo khoa cũng sai nốt nên rất nguy hiểm. Sai toàn bộ nên không chỉ ảnh hưởng cho một thế hệ đâu.

Các nước trên thế giới có đường lối khác vế lựa chọn sách giáo khoa 

Từ Vương quốc Anh, tiến sĩ Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, khó tránh khỏi sai sót khi biên soạn và phát hành sách, có thể sau đó mới nhận ra, tuy nhiên sai thì phải sửa đổi. Bên Anh Quốc, sách giáo khoa do các trường, các nhà xuất bản tự chọn, từ cái hay cái giỏi, chứ không như ở Việt Nam do nhà nước áp đặt, cho nên dù sai vẫn phải dạy và học theo nội dung nhu thế, một thời gian dài:

TS Lê Mạnh Hùng : Sách vở mà in thì bao giờ cũng có những cái sai sót, có thể đó không phải là sai sót vào lúc đó nhưng với những sự khám phá về sau này thì có thể nó có những sự thay đổi. Khi mà có những cái thay đổi như vậy, tức là nếu có những sai sót thì phải sửa đổi.

Ở bên Anh thì cũng như tất cả các nước trên thế giới, cái tiến trình đó đều được thực hiện qua một cái tổ chức, tức là trái với ở Việt Nam là chính phủ lựa chọn sách giáo khoa và đưa ra cho tất cả mọi nhà trường phải theo.

Bên Anh những cái sách giáo khoa này là do các trường tự lựa chọn và do những nhà xuất bản viết ra và in. Sách giáo khoa nào mà đúng nhất, hay nhất, thì được người ta chọn thôi, chứ không có phải là đi theo một chiều hướng như tại Việt Nam mà mỗi lần chính phủ lựa chọn. Thành ra sau này có thể sai bao nhiêu lâu nhưng mà trước khi chính phủ thay đổi thì phải vẫn cứ phải học như vậy.

Bên Anh những cái sách giáo khoa này là do các trường tự lựa chọn và do những nhà xuất bản viết ra và in. Sách giáo khoa nào mà đúng nhất, hay nhất, thì được người ta chọn thôi, chứ không có phải là đi theo một chiều hướng như tại Việt Nam.
TS Lê Mạnh Hùng

Ông Lê Văn Cước, cựu giáo sư toán và vật lý tại các trường trung học ở Louisiana và Virginia cho biết, sách giáo khoa của Mỹ thì khó có sự sai lầm vì đã qua nhiều chặn kiểm soát rất kỹ. Theo ông, nhà giáo phải tôn trọng nguyên tắc đạo đức, luơng tâm chức nghiệp, mọi sai lầm trong nội dung sách giáo khoa là điều không thể chấp nhận được.

Ông Lê Văn Cước : Sách giáo khoa tại Huê Kỳ thì khó mà tìm được cái lỗi lầm lắm, mà nếu có thì cũng là về vấn đề kỹ thuật chứ không có về vấn đề nội dung, tại vì những quyển sách giáo khoa được xuất bản thì trước khi xuất bản nó trải qua nhiều người để xem xét kiểm soát cho nên sách giáo khoa làm sao mà có sự so suất được. Tôi thấy (sơ suất) là điều hiếm có.

Người ta đã chỉ cho mình cái sự sơ suất, cái khuyết điểm thì mình phái sửa ngay, mình phải xin lỗi ngay, và đồng thời mình phải chịu trách nhiệm về hành vi sai sót của mình  chứ không thể nào để cho nó trôi chảy được. Chắc chắn là phải họp báo hoặc là viết một bài báo, một văn kiện nào đó để xin lỗi và tu sửa cho hoàn chỉnh. Tại vì mục đích của ngành giáo dục là truyền bá những kiến thức thật sự chân thiện mỹ nên bắt buộc mình phải chính xác.

Người soạn những cuốn sách (giáo khoa) đó phải đem hết khả năng của mình và sự hiểu biết của mình, cũng như vấn đề đạo đức của mình và lương tâm của một nhà giáo không cho phép mình truyền bá một tư tưởng sai trái. 

Báo Dân Trí số ra Ngày 29-10-2008 còn liệt lê nhiều lỗi khác của tờ rơi chỉnh sửa những điểm sai trong sách giáo khoa. Nhiều người quan tâm hầu như chỉ biết lắc đầu ngao ngán, không hiểu sao vẫn tiếp tục có những việc làm tắc trách như thế trong ngành giáo dục Việt Nam.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 828 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 518
Khách: 518
Thành Viên: 0