Thiện Giao, phóng viên RFA
2008-10-31
Khi
bàn về chủ đề “xã hội dân sự,” tiến sĩ Lê Đăng Doanh từng nhận xét,
rằng ở các thể chế Cộng Sản hoặc Xã Hội Chủ Nghĩa, những thể loại như
vè, chuyện châm biếm được lan truyền trong dân gian, thể hiện suy nghĩ
“phi chính thống,” thầm lặng, và “ngoài luồng.”
Photo courtesy Vietnamnet
Người xử dụng xe máy ngày càng tăng
Cũng khó có thể phủ nhận, rằng những câu vè,
những câu chuyện châm biếm mang tính phản kháng, đã phần nào là chất keo gắn kết
người dân lại với nhau. Người dân ở những xã hội như vậy có những nét tương đồng:
tiếng nói của họ không được chính thức thừa nhận, nhưng họ chia sẻ những ý tưởng
phản biện được phần lớn xã hội thừa nhận.
Trong Guinness cũng chưa thấy có
Trong một giới hạn nào đó, mặt dầu chưa phát
triển sâu rộng, hình thức câu vè và chuyện châm biếm lại bắt đầu xuất hiện tại
Việt Nam, trên các trang mạng và các blog của giới blogger Việt.
Những thông tin khiến dư luận giật mình; cụ thể, người có chiều cao
dưới 1 mét 45, hoặc nặng dưới 40 kg, hoặc có lồng ngực dưới 72 cm, sẽ không được
cấp bằng lái xe 2 bánh từ 50 phân khối trở lên.
Chẳng hạn, trên blog của một người tên “Linh,”
người ta thấy mấy câu sau đây:
“Tháng Mười có lệnh quan ra
Cấm người
vú lép, người ta hãi hùng
Không
đi thì việc không xong
Đi thì
phải độn lồng nhồng, sao đang.”
“Tìm đâu ngực nở, chân dài - Để
cho xe máy có ngày thăng hoa.”
Nghe mấy câu vè này, chắc hẳn các bạn có thể đoán ra ngay, những ý
kiến châm biếm này nói về sự kiện gì tại Việt Nam.
Hồi đầu tháng này, Bộ Y Tế ký quyết định ban hành 2 Tiêu Chuẩn Sức
Khoẻ cho người lái xe. Một trong 2 tiêu chuẩn này ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả
những ai lái xe hai bánh tại Việt Nam.
Trong hằng hà sa số các tiêu chuẩn được
ban ra, có những thông tin khiến dư luận giật mình; cụ thể, người có chiều cao
dưới 1 mét 45, hoặc nặng dưới 40 kg, hoặc có lồng ngực dưới 72 cm, sẽ không được
cấp bằng lái xe 2 bánh từ 50 phân khối trở lên.
Dư luận, từ báo chí, cho đến người dân, tỏ ra bất bình. Họ gọi
tiêu chuẩn này là “vô lý,” “cảm tính,” “bất nhân,” và họ đặt tên, là tiêu chuẩn
“ngực lép,” “chân dài.” Một bài báo trên VietNamNet đặt một tên khác, rất độc
đáo: “Người Lùn hay Quyết Định “Lùn”?”
Quy định không cơ sở khoa học gây
phân biệt đối xử
Trong khi nhiều ý kiến phản đối Bộ Y Tế được
xây dựng phần lớn trên cảm tính, thì blog của tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, thuộc viện
Garvan, Australia, đưa ra phân tích chi tiết và khoa học các ý kiến phản biện
quyết định của Bộ Y Tế. (Một số bài viết của tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn đã được
đăng trên báo trong nước, trong đó có tờ Tuổi Trẻ).
Thứ nhất,
ông dựa trên quan điểm của Bộ Y Tế, là “… người điều khiển xe mô tô 2 bánh phải có chiều dài của chân tối
thiểu là 75cm. Mà để có chiều dài của chân từ 75cm trở lên thì người đó phải có
chiều cao đứng trên 1m45.” Dựa trên quan điểm này, ông nói, Bộ Y Tế lấy chiều
dài của chân, chứ không phải chiều cao của người, làm thông số quyết định. Và với
con số 75 cm độ dài của chân, so với 1m45 chiều cao của người, Bộ Y Tế đưa ra
giả thiết chân người Việt Nam chiếm tỷ lệ gần 52% chiều cao cơ thể.
Tiến sĩ Tuấn cùng đồng nghiệp của ông đã từng thực hiện một cuộc
nghiên cứu trong quá khứ. Nghiên cứu này được thực hiện trên 300 phụ nữ Việt
Nam từ 16 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy, chiều dài chân trung bình chỉ bằng
46% chiều cao cơ thể. Các nghiên cứu của người Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan cũng cho kết quả tương tự.
Chỉ 5% nữ giới và 50% nam giới Việt Nam có chiều dài chân trên 75 cm. Điều
này đồng nghĩa, chỉ có một nửa đàn ông và 5% đàn bà Việt được lái xe, nếu
quy định của Bộ Y Tế được ban hành.
TS.Nguyễn Văn Tuấn
Điều này có nghĩa là gì? Để có chân dài 75 cm theo yêu cầu của Bộ
Y Tế, với tỷ lệ 46% vừa trình bày, một người muốn được lái xe phải cao tối thiểu
1 mét 63.
Theo thống kê, đàn ông Việt Nam cao trung bình khoảng hơn 163 cm, đàn
bà Việt Nam cao trung bình khoảng hơn 153 cm.
Tiến sĩ Tuấn đưa ra số liệu cho
thấy, chỉ 5% nữ giới và 50% nam giới Việt Nam có chiều dài chân trên 75 cm. Điều
này đồng nghĩa, chỉ có một nửa đàn ông và 5% đàn bà Việt được lái xe, nếu
quy định của Bộ Y Tế được ban hành.
Không biết có phải Bộ Y Tế giúp giảm nạn kẹt xe bằng giải pháp này
không?
Trên một blog khác của tác giả Cao Tự Thanh, chuyên viên nghiên cứu
văn hoá và lịch sử Nam Bộ, tác giả viết đại ý rằng sự phí phạm vô lý trong các
chiến lược phát triển kinh tế xã hội mới là điều đáng báo động tại Việt Nam.
“… Kinh tế phát triển thì mật độ giao thông cũng có sự gia tăng
tương ứng, nhưng bỏ ra hàng đống tiền làm một con đường hoành tráng chạy tung
tăng trong Hóc Bà Tó từ bắc tới nam, có đoạn cả ngày chỉ có vài trăm chiếc xe từ
xe tải tới xe đạp chiếu cố thì khoe khoang ầm lên, còn nhiều con đường huyết mạch
khác thì không được mở rộng tu bổ đúng mức cần thiết, cái này do ai?”
Một nhà báo Việt Nam nói rằng, cái “con đường hoành tráng chạy
tung tăng trong Hóc Bà Tó từ Bắc tới Nam” mà Cao Tự Thanh nói đến chính là đường
mòn Hồ Chí Minh. Nhà báo này cho biết, là đến bây giờ, chưa có con số chính thức
về tổng vốn đầu tư, nhưng chi phí “không thể thấp hơn vài chục ngàn tỷ đồng.”
Những quyết định lạ lùng của Bộ Y
tế
Trở lại với bài viết trên blog của tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn. Chứng
minh sự phi lý của các cơ sở gọi là “khoa học” của Bộ Y Tế, tiến sĩ Tuấn viết:
“…Hình như dưới mắt của mấy người quản lý Bộ Y Tế, con người có thể
giảm xuống thành những con số, và số phận của họ bị quyết định bởi những con số.
Làm y tế mà vô nhân bản như thế thì thật là đáng ngại.”
TS.Nguyễn Văn Tuấn
“…Hình như dưới mắt của mấy người quản lý Bộ Y Tế, con người có thể
giảm xuống thành những con số, và số phận của họ bị quyết định bởi những con số.
Làm y tế mà vô nhân bản như thế thì thật là đáng ngại.”
Có lẽ, qui định “ngực lép, chân dài” của Bộ Y Tế không phải là lần
đầu tiên. Và không ai có thể yên tâm, rằng đây sẽ là qui định cuối cùng mang
tính chất “vô nhân bản.” Tiến sĩ Tuấn viết trên blog của ông, đưa ra nhiều “vụ”
khác. Chẳng hạn, vụ “Khang Mĩ Đơn,” vụ “mắm tôm,” và vụ … “thịt chó.”
“Nhiều biện pháp hay phán quyết mà
Bộ đưa ra hay áp dụng đều có vấn đề. Có lẽ chúng ta còn nhớ “vụ Khang Mĩ Đơn”,
một loại dược thảo đặt âm đạo sản xuất ở Trung Quốc lại được Bộ xếp vào nhóm
“thực phẩm chức năng”!?...”
“Trước vụ Khang Mĩ Đơn là “vụ mắm tôm.” Bộ khăng khăng phán rằng mắm
tôm là thủ phạm gây bệnh tả bởi vì mắm tôm hàm chứa vi khuẩn tả cholerae, nhưng
xét nghiệm hàng trăm mẫu mắm tôm, chẳng thấy vi khuẩn đâu.
Bộ không có một lời
xin lỗi doanh nghiệp bị điêu đứng vì lệnh cấm mua bán mắm tôm. Sau mắm tôm là vụ
thịt chó bị “kết tội” là nguyên nhân của bệnh tả. Khi hỏi bằng chứng khoa học,
Bộ cũng không trưng bày được dữ liệu để làm cơ sở cho phán quyết của mình…”
Trên một blog khác, ký tên “Đồng Phụng Việt,” tác giả đưa ra một
cách nhìn khác về vụ “ngực lép, chân dài.” Theo tác giả này, thì “những phản ứng
trong vụ Bộ Y Tế tuy không sai song rõ ràng là không bình thường.”
Lạ thật! Không bình thường chỗ nào? Tác giả Đồng Phụng Việt đặt
câu hỏi, là tại sao người ta “chỉ gay gắt riêng với một số qui định,” trong khi
có hàng loạt những qui định khác thì lại “ngoan ngoãn chấp nhận.”
“Những phản ứng ấy tuy không sai song rõ ràng
là không bình thường. Sự bất thường nằm ở chỗ tại sao chỉ gay gắt riêng với một
số qui định kiểu như tiêu chuẩn sức khoẻ dành cho người điều khiển phương tiện
tham gia giao thông, trong khi lại ngoan ngoãn chấp nhận vô số những qui định
và tiêu chuẩn khác vừa phi nhân, vừa phi lý hơn (?), ví dụ quy định về việc cấm
phổ biến, sản xuất những sản phẩm văn hoá chưa được một nhóm người có thẩm quyền...
duyệt.
Việc một nhóm người giành quyền cho phép hơn 80 triệu người xem – nghe -
đọc những gì nhóm đó muốn, chắc chắn tệ hơn chuyện nhỏ con, gầy yếu, ngực
lép,... không được lái xe, vậy mà chẳng ai nói?”
Quy định về việc cấm
phổ biến, sản xuất những sản phẩm văn hoá chưa được một nhóm người có thẩm quyền...
duyệt. Việc một nhóm người giành quyền cho phép hơn 80 triệu người xem – nghe -
đọc những gì nhóm đó muốn.
Tác giả Đồng Phụng Việt
Đồng Phụng Việt đưa ra một ví dụ khác, liên
quan đến một bức “điện khẩn” có nội dụng chỉ đạo phản ứng của báo chí trong trường
hợp Hoà Thượng Thích Quảng Độ được trao giải Nobel Hoà Bình 2008. Bức điện,
theo nội dung của Đồng Phụng Việt, được ký ngày 9 tháng Mười, gởi đi từ Ban
Tuyên giáo Trung ương Đảng, có đoạn:
“Trong
trường hợp Thích Quảng Ðộ được trao giải, báo chí ta đăng lời của người phát
ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam kịch liệt phê phán việc trao giải vừa phi lý, thiếu
thiện chí vừa làm hoen ố một giải thưởng vốn danh giá, hướng thiện.
Lên án những
hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng của nhà nước để vi phạm pháp luật, giáo
lý nhà Phật, phản dân, hại nước, đi ngược lại ước nguyện hòa bình, hạnh phúc,
tiến bộ của nhân dân Việt Nam. Chuẩn bị sẵn bài viết, phóng sự, hình ảnh, tư liệu
về vấn đề này để đấu tranh. Chú ý phỏng vấn, lấy ý kiến người dân, ý kiến các bậc
chân tu phản đối việc trao giải, lên án Thích Quảng Ðộ và các thế lực đen tối
khác.”
Có nhiều, rất nhiều điều để
có thể lên tiếng! Qui định “ngực lép, chân dài” chỉ là một trong số hàng loạt
những qui định như vậy.
Vừa rồi là những nhận định
được ghi nhận từ một số blog liên quan đến qui định về tiêu chuẩn sức khoẻ cho
người lái xe, do Bộ Y Tế ban hành gần đây và gặp phải sự phản ứng dữ dội của
báo chí và dư luận.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị
những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan
đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau. Mong
quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi
cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị
đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.
|