Thứ Năm, 2025-01-23, 3:49 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 1 » Phác họa hình ảnh TGM Ngô Quang Kiệt qua bài phát biểu...
1:30 PM
Phác họa hình ảnh TGM Ngô Quang Kiệt qua bài phát biểu...

§ Ls Trần Lê Nguyên

Phác họa hình ảnh TGM Ngô Quang Kiệt qua bài phát biểu tại phòng họp Ủy Ban Nhân Dân TP Hà-Nội ngày 20/9/2008

Đúng một tháng rưỡi trước đây, ngày 20/9/2008 Đức TGM Ngô Quang Kiệt, tổng quản Giáo Phận Ha-Nội, theo lời mời của Ủy Ban Nhân Dân TP Hà-Nội đã phát biểu tại phòng họp của Ủy Ban, đã phát biểu quan điểm của Ngài về việc khiến nại bât đông sản thuộc Giáo Phận.

Nhân dịp này, Ngài cũng cho biết những khó chiụ, nhục nhã vì bị đối xử phân biệt, thiếu tôn trọng khi cầm Hộ Chiếu của XHCH Việt-Nam bởi các viên chức chính phủ các quốc gia khi nhập cảnh, khác hẳn cách đối sử dễ dãi đối với các công dân cầm Hộ Chiếu Nhật và Đại Hàn.

Ngày 20/9/2008, trong bản tin buổi tối Đài Truyền Hình VN thông tin về buổi họp diễn ra tốt đẹp và trích dẫn lòi phát biểu tích cực của TGM Ngô Quang Kiệt.

Nhưng đột nhiên, ngay hôm sau, ngày 20/9/2008, Chính Quyền Hà Nội thay đổi thái độ, xoay chiều 180 độ, dùng tiểu xảo cắt một câu “chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam,... trong một đoạn dài “đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế”.

Rồi vu khống, mạ lỵ làm mất danh dự và phẩm giá của Ngài bằng những danh từ, tĩnh từ như phản quốc, không xứng đáng và còn bảo trợ cho một số thanh niên CS mặc áo xanh hung hãn dọa giết TGM Ngô Quang Kiệt và các LM Dòng Chúa Cứu Thế Xứ Thái Hà.

Sự phản ứng tức thời của Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam về sự vu cáo nói trên đối với TGM Ngô Quang Kiệt: Ngài không vi phạm Luật Pháp, đồng thời Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam cũng gửi cho Chính Quyền một văn bản mạnh mẽ về lập trường của Giáo Hội Công Giáo về nhưng bức xúc của Giáo Hội về con người và đất nước.

Đồng loạt, cộng đồng các giáo dân trong nước và hải ngoại không phân biệt tôn giáo phản ứng mãnh liệt trên toàn thế giới về cung cách hành xử vô luật pháp của Chính Quyền Hà-Nội.

Hơn thế nữa, các Lãnh Tụ các Tôn Giáo cũng như các Nghị sĩ, Dân biểu các quốc gia sở tại cũng lên tiếng phản đối Chính Quyền Việt Nam không tôn trọng tự do tôn giáo và nhân quyền.

Cho tới hôm nay, thời gian hơn 1 tháng đã đủ để đại đa số đồng bào Việt-Nam nhận biết sự thật về thiện tâm, thiện chí của TGM Hà-Nội và ngay Chính Quyền Việt Nam có lẽ cũng nhận thấy cách hành xử vụng về và quá đáng không tương xứng với tầm vóc lãnh đạo một Thủ Đô Hà Nội có 1000 năm văn hóa.

Qua các diễn biến trên, chúng tôi thử phác họa chân dung hình ảnh của TGM Ngô Quang Kiệt qua toàn bài phát biểu 20/9/2008 tại phòng họp của Ủy Ban Nhân Dân TP Hà-Nội.

Sau khi đã đọc (read) và nghe (audio) nhiều lần toàn bài phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt, chúng tôi thấy được những nét đặc thù sau đây:

1- Hình ảnh một trí thức lịch thiệp, hoà nhã và tôn trọng người đối diện

Với giọng điệu ôn tồn, nhã nhặn, văn vẻ mạch lạc, không cầu ký khách sáo dễ cảm mhận ngưới nghe với thái độ tôn trọng người đối thoại. Đặc điểm này rất khó cho những ai mất kiên nhẫn đi khiếu nại kéo dài hàng chục năm với hơn 15 lá đơn mà không được trả lời hay giải quyết thỏa đáng nguyện vọng chính đáng của mìn. (Nhớ lại dân oan khiếu kiện với với biểu ngữ và hô hoán khẩu hiệu, đôi co với Cảnh Sát tại Vườn Hoa Xuân Thượng Hà Nội và tại TP HCM trước đây)

“Tôi hết sức cám ơn ông Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội cũng như là tất cả các ban ngành trong Thành Phố Hà Nội đã dành cho chúng tôi một buổi tiếp xúc vừa trân trọng vừa cởi mở và chân tình.

Những lời ông Chủ tịch nói kết thúc thật là đẹp và tất cả chúng ta ai cũng mong muốn, thật ra có một sự hài hoà trong cái khối đoàn kết thống nhất”;

2- Hình ảnh một người trí thức hiểu biết tường tận vấn đề và yêu công bằng dám nói lên sự thật

Với tất cả sự khiêm tốn và lắng nghe, TGM công nhận Ủy Ban Nhân Dân đã tạo ra rất nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm vừa qua nhất là vào dịp lễ Noel.

Mặc dù ghi nhận thiện ý nêu trên, TGM Ngô Quang Kiệt, cũng thẳmg thắn nhắc nhở khéo Ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân TP Hà-nội rằng việc tạo điều kiện cho tôn giáo sinh hoạt là hơp với Pháp Luật Việt Nam vì Tự Do Tôn Giáo là cái quyền hiến định chứ không phải là ân huệ (1)

“Trước hết ông chủ tịch có nói rằng: Uỷ ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó.

Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”.

TGM cũng kín đáo đưa ra phương cách giải quyết bằng kinh nghiệm của người Pháp qua câu tục ngữ về cách phải đối sử với nhau trong xã hội: không lạm dụng tình bạn để gây sự bất công với bạn: de bons comptes font de bons amis có nghĩa là phải sòng phẳng giữa tình bạn và công việc làm sao để không ai bị thiệt thòi nếu muốn tình bạn lâu dài.

TGM Ngô Quanh Kiệt muốn dùng câu tục ngữ Pháp này ám chỉ Ủy Ban Nhân Dân dù có lời lẽ tốt đẹp, tình cảm tốt cũng đừng quyên giải quyết vụ đất đai bất động sản thuộc Giáo Phận Hà nội một cách công bằng thỏa đáng:

“Tuy nhiên muốn có cái hài hoà trong cái mối thống nhất thì đâu chỉ có cái tình mà phải có lý nữa, tục ngữ pháp có nói rằng, những cái tính toán nó đúng mực nó mới là những người bạn tốt được. Muốn bạn tốt với nhau cũng phải tình lý phân minh chứ không phải chỉ có tình mà thôi. Chính vì thế tôi cũng xin có một vài lời cuối cùng trước những lời kết thúc của ông Chủ tịch’;

3- Hình ảnh một trí thức hiều biết Pháp Luật và muốn mọi người kể cả Chính Quyền phải thực sự tôn trọng Pháp Luật

Trên lý thuyết các cấp Chính quyền từ trung ương tới điạ phương luôn luôn đề cao người dân phải sống và làm theo Pháp Luật. Nhưng thực tế khắc hẳn những lời tuyên bố, các khậu hiệu, bích chương treo trên các đường phố.

Chính vì vậy, TGM yêu cầu Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội hãy áp dụng và thi hành Luật Pháp dựa trên các dữ liệu chứng cứ chính thống thông qua các thời điểm thủ đắc quyền sở hữu đất đai, bất động sản của Toà Giám Mục Hà Nội, không thể nói lấy được của người có quyền, bất chấp Pháp Luật.

“Cái thứ hai, ông chủ tịch có nói mọi cư xử phải vừa dựa trên pháp luật và cũng phải trên tình người, và công dân. Cái điều đó tôi rất đồng ý, rất là tâm đắc. Tuy nhiên trong cái thực chúng ta phải làm như thế. Đó về phương diện pháp luật chúng ta phải làm theo pháp luật, thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý.

Ông chủ tịch có nói rằng: đất đai thì nó từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu mà đến thời Giáo Hội Công Giáo thì lại được trao cấp cái đó thì chúng tôi công nhận cái đó. Thế nhưng ít ra khi cấp như thế người ta có một mảnh giấy công nhận là đây được cấp.

Và đến thời chính quyền sau có thể thay đổi, nhưng phải có giấy tờ để chứng minh cái sự thay đổi (và không ai có thể thay đổi được là làm sao?). Thế thì trên mảnh đất 42 chúng tôi chưa được cái văn bản nào của nhà nước nói về cái sự thay đổi đó.

Không có đi vào cái diện cải tạo tư sản, không có đi vào cái diện cải tạo nông nghiệp, cũng không có cái văn bản nói lên sự tịch thu hay là trưng thu trao cho cơ quan nào… hoàn toàn không có”.

4- Hình ảnh một Tổng Giám Mục công giáo phục vụ công ích xã hội

81031TGM Kietphatbieu.jpg

Mặc dù vị thế của Ngài là Tổng Giám Mục có nhiều trách nhiệm trong đó có trách nhiệm bảo vệ tài sản của Giáo Phận, nhưng không vi thế Ngài quên tới trách nhiệm xã hội một khi có sụ tương phản quyền lợi: Ngài không đòi các tài sản thuộc Giáo Phận đang dùng vào lợi ích xã hội phục vụ nhân dân như các cơ sở trường học hay bệnh viện mà chỉ ngăn ngừa các quan chức lạm dụng quyền lục chiếm đoạt chia chác tài sài hay dùng không đúng mục đích các tài sản của Giáo Hội:

“Bằng chứng đó là, như ông chủ tịch có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung.

Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Xanh Pôn chúng tôi không bao giờ dám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi dám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung.

Nhưng khách sạn Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước.

Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung”.

5- Hình ảnh một công dân thiện chí muốn Xã Hội phải được xây dựng trên nền tảng Pháp Lý để đưa đất nước lên giầu mạnh văn minh được Thế Giới kính trọng.

Ngày 20/9/2008 Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã phát biểu trong phòng họp của Ủy Ban, với các quan chức và một số ký gỉa Đài truyền Hình do Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội mời.

Tuyệt nhiên công chúng không được vào tham dự ngoài trừ phái đoàn vài Linh Mục của Giáo Phận Hà nội.

Trong một không gian nhỏ hẹp của một văn phòng với mái che và 4 bức tường xung quanh qui tụ gần hai chục người tham dự.

Sau khi đã trình bày xong phần chính, Ngài đã tâm tình nhận xét và cảm nhận của Ngài khi bị xoi mói, không tôn trọng khi xuất trình Hộ Chiếu Nhà Nước XHVN và cảm thất bị nhục nhã và rất buồn so sánh với anh Nhật và Đại Hàn được thong dong đi qua:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.

Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.

Một lần nữa chúng tôi xin hết sức cám ơn ông chủ tịch và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội dã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng và thân tình và hứa hẹn những trao đổi khác thì chúng tôi thấy hy vọng như thế chúng ta hiểu nhau hơn và mới có thể làm cho Thành Phố Hà Nội chúng ta nói riêng, tiến đến kỷ niệm ngàn năm Thăng Long được vui vẻ, xứng đáng là một thành phố hòa bình và trong hòa bình thì có công lý và làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển. Tôi xin cám ơn.”

Lời phát biểu trên chỉ là cảm nhận cá nhân ghi nhận được và chỉ nói trong giới hạn nội bộ trong phòng họp của Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội, không công khai trên bất cứ diễn đàn quốc nội hay quốc tế nào.

Tương tự câu tực ngữ Việt nam “đóng cửa bảo nhau” khác hẳn Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết khi sanh Mỹ năm 2006 tuyên bố không đúng sự thật (bịa đặt) với Đài Truyền Hình CNN về vụ bắt giam tù LM Nguyễn Văn Lý và đã bị Hội Đồng Giám Mục ViệtNam chính thức gưi thư cho Chủ Tịch nước yêu cầu cải chánh.

Chủ Tịch Nhà Nuớc CHXH Việt Nam Nguyễn Minh Triết cũng tuyên bố khoa khoang với các ký gỉa ngoại quốc rằng: ViệtNam có ưu thế là nhân công rẻ và gái đẹp!!!

Và mới đây Ngài Chủ Tịch Nước lại phán: bỏ điều 4 Hiến Pháp (dành độc quyền cai trị đất nươc cho Đảng Cộng Sản VN) là tự sát! Quyền lợi quốc gia hay quyền lợi Đảng?

Chắc rằng chẳng có công nhân VN nào hãnh diện khi bị bót lột sức lao động!!!

Cũng chẳng có cô gái đẹp Vn nào hãnh diện phải phải lấy một anh nông dân, công nhân Hàn Quốc hay Đài Loan, phần lớn không có khả năng tài chánh, hay khùng điên lấy vợ bản xứ họ, phải sanh Việt Nam kiếm vợ!!!

Vài nhận xét về khía cạnh pháp lý

A- Bài phát biểu TGM Ngô Quang Kiệt tại phòng họp Ủy Ban Nhân Dân TP Hà-Nội ngày 20/9/2008 là hợp với Luật Pháp Việt Nam và Luật Pháp Quốc Tế.

Điều 69 Hiến Pháp Việt Nam 1992

"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Điều 19 Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền 1948

“Mọi người có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia "

Điều 19 Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966

1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.

2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

B- Một quốc gia được biểu tượng chính là Quốc Kỳ và Quốc Ca

Điều 141 Hiến Pháp Việt Nam 1992

“Quốc kỳ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hình chữ nhật chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Điều 143 Hiến Pháp Việt Nam 1992

“Quốc ca nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “tiến quân ca”

Đối với Hộ Chiếu (Passport) hay Sổ Thông Hành không một quốc gia nào coi đó là biểu tượng của quốc gia.

Chính vì vậy mà hình thức và nội dung của Hộ Chiếu thường thay đổi mỗi khi Cơ Quan Hành Chánh của Chính Phủ thấy cần thiết phải thay đồi cho phù hợp với thực thế với nhu cầu an ninh và tiến bộ khoa học.

Sự thay đổi này chỉ là một quyềt định hành chánh đơn giản của một Bộ trong Nội Các chính phủ, khác hẳn với thủ tục thay đổi Quốc kỳ hay Quốc ca phải đựơc thông qua bởi Quốc Hội và qua cuộc trưng cầu dân ý (referendum).

Cũng chính vì vậy mà Hộ Chiếu chỉ được cấp phép có hạn kỳ từ 5 hay 10 năm cho mỗi công dân tùy theo mỗi quốc gia.

Việc Chính Quyền Thành Phố Hà Nội cắt xén bài phát biểu và xuyên tạc vu khống, hạ nhục TGM Ngô Quang Kiệt là vi phạm trắng trợn Luật Pháp Việt Nam và Luật Pháp Quốc Tế mà Việt nam đã ký và cam kết thi hành.

Ví dụ: Điều 74 Hiến Pháp Việt Nam 1992 (quyền khiếu nại); Điều 604 Bộ Luật Dân Sự (Trách nhiệm bòi thường thiệt hại); Điều 25.6 Luật Tố Tụng dân Sự (Toà Án xét xử bồi thường thiệt hại); Điều 103 Bộ Hình Luật VN (tội đe dọa giêt người); Điều 121 (tội làm nhục người khác); Điều 122 (tối vu khống); Điều 132 (tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo) vv...

Tuy nhiên cái mất mát lớn nhất là, qua cung các hành sử độc đoán và vô pháp luật của Chính Quyền TP Hà nội, người dân càng mất niềm tin vào Chính Quyền và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế bị xấu đi rất nhiều như nội dung Nghị Quyết của Quốc Hội Au Châu kết án Chính Quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền đựơc công bố mới đây.

Ghi Chú:

(1) Điều 70: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Ls Trần Lê Nguyên

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1201 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 31
Khách: 31
Thành Viên: 0