Dự
toán ngân sách 2009 dành hẳn gần 11 ngàn tỷ đồng cho doanh nghiệp nhà
nước, tập đoàn và các tổng công ty, tức là tăng 7% so với năm 2008.
Khu vực công và tình trạng bội chi ngân sách ảnh hưởng ra sao đối với lạm phát, mậu dịch và sự phát triển của khu vực tư nhân?
Chưa
bao giờ các đại biểu Quốc Hội lại tỏ ra cương quyết trong vấn đề làm rõ trách
nhiệm, vai trò và khả năng của doanh nghiệp nhà nước như trong các cuộc thảo luận
mấy ngày qua tại Hà Nội.
Nhiều chính sách bất cập
Tin
tức từ báo chí trong nước cho thấy, Quốc Hội không đồng tình với lượng ngân
sách, phản đối hình thức bảo lãnh vốn, và thắc mắc sự thiếu vắng về mặt luật
pháp, đối với khu vực quốc doanh.
Trong khi Việt Nam đối mặt với mức lạm phát
ngất ngưởng, lúng túng phản ứng tình trạng thâm thủng mậu dịch ở mức báo động,
dự toán ngân sách 2009 vẫn tăng 7% cho khu vực này.
Thâm
thủng mậu dịch bắt nguồn từ những dự án đầu tư đầy tham vọng của chính phủ
trong năm 2007.
GS
James Riedel
Bản
tin của báo điện tử ViệtNamNet cho biết, “dự toán ngân sách 2009 dành hẳn
10,641 tỷ đồng, tăng 7% so với dự toán năm 2008 để hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước,
tập đoàn và tổng công ty.”
Chi
tiêu công vượt quá ngân sách thúc đẩy thâm thủng mậu dịch, kích thích lạm phát,
và đè nén tiềm năng phát triển khu vực tư, do lãi suất tăng cao.
Theo
lời nhận định của giáo sư James Riedel, giảng dạy bộ môn Kinh Tế Quốc Tế tại đại
học Johns Hopkins, đưa ra trong dịp Hội Thảo Việt Nam tại đại học Princeton hồi
trung tuần tháng 10, thì “thâm thủng mậu dịch bắt nguồn từ những dự án đầu tư đầy
tham vọng của chính phủ trong năm 2007.”
Ông
nói” “Yếu tố thực sự góp phần lớn vào tình trạng thâm thủng mậu dịch nằm ở sự
gia tăng chi tiêu rất lớn ở khu vực công trong năm 2007 và 2008.”
Các
con số ghi nhận của giáo sư Riedel tiết lộ, “thâm thủng mậu dịch từ năm 2006 đến
2007 trong khu vực công, bao gồm cả các công ty nhà nước, lên đến 8% toàn bộ tổng
sản lượng nội địa.”
Tình trạng nợ
xấu
Chi
tiêu vượt quá ngân sách làm tăng nợ của chính phủ. Trong đó, nợ “xấu” có khuynh
hướng ngày càng gia tăng.
Theo
lời Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Sơn, phó hiệu trưởng trường Đại Học Kinh Tế, thuộc đại
học Quốc Gia Hà Nội, nói ở buổi Hội Thảo Việt Nam tại đại học Princeton, thì
“cơ chế giám sát, quản lý rủi ro và nợ khó đòi là những vấn đề lớn nhất trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.”
Ông
nói: “Nợ khó đòi hiện nay là 3% tính theo tiêu chuẩn Việt Nam, tức vào khoảng
7% tính theo tiêu chuẩn quốc tế.”
Tuy
nhiên, điều đáng nói ở đây là, “nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng.” Lý do giải
thích khuynh hướng này chính là vì “khả năng không thể trả nợ của các xí nghiệp
quốc doanh qui mô lớn, rủi ro gắn liền với khu vực địa ốc và rủi ro do nợ hoá
chứng khoán.”
Thử hình dung một tập đoàn đi lập ngân hàng, thì dĩ
nhiên khi mọi người bỏ tiền vào đầu tư, người ta lại dùng tiền ấy tự đi cho vay
nợ, làm gì thì làm. Đáng lẽ ra, khi ngân hàng cho con nợ vay, họ quan sát con nợ
rất kỹ. Còn trong trường hợp này, con nợ là chủ ngân hàng thì ngân hàng phải đổ
tiền cho con nợ ấy, làm sao kiểm soát được.
TS Vũ Quang Việt
Sự
thiếu minh bạch góp phần không nhỏ trong vấn đề chi tiêu công, nợ, và nợ xấu của
khu vực nhà nước.
Số
liệu tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn đưa ra cho thấy, “nhà nước Việt Nam là chủ sở hữu
của 2 phần 3 toàn bộ tài sản thuộc hệ thống ngân hàng.” Bên cạnh đó, “phần lớn
trong số 34 ngân hàng cổ phần đều do nhà nước thành lập hoặc cung cấp vốn.”
Khu
vực ngân hàng được đặc biệt nhấn mạnh vì “cung cấp hơn 20% vốn cho toàn bộ đầu
tư xã hội trong nền kinh tế Việt Nam.” Nhưng, điều quan trọng hơn nữa, là hệ thống
ngân hàng Việt Nam nằm dưới sự giám sát của Ngân Hàng Nhà Nước, một thực thể
hoàn toàn thiếu tính độc lập cần thiết đối với chính phủ.
Bản
tin của VietNamNet dẫn lại một ví dụ được các đại biểu Quốc Hội nhắc đến trong
các cuộc thảo luận: Ngân Hàng Phát Triển và Ngân Hàng Chính Sách, nguyên thuỷ
được thành lập để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng “chỉ lo cung ứng vốn cho
dự án lớn của các tập đoàn và tổng công ty.”
Hệ
thống ngân hàng do nhà nước làm chủ, trên thực tế, trở thành kênh huy động vốn
cho khu vực quốc doanh. Không những thế, chính các doanh nghiệp quốc doanh cũng
đi vào con đường kinh doanh ngân hàng, mở rộng lượng cung tiền, thiếu cơ chế kiểm
soát, tạo nhiều bất ổn trong nền kinh tế.
Trong
một nhận định được đưa ra hồi đầu năm nay, tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên là
chuyên viên kinh tế cao cấp của Liên Hiệp Quốc, nói rằng, “điều khó hiểu là tập
đoàn Điện Lực và cả tập đoàn Dầu Khí bây giờ cũng tham gia vào ngành ngân
hàng.”
“Thử
hình dung một tập đoàn đi lập ngân hàng, thì dĩ nhiên khi mọi người bỏ tiền vào
đầu tư, người ta lại dùng tiền ấy tự đi cho vay nợ, làm gì thì làm. Đáng lẽ ra,
khi ngân hàng cho con nợ vay, họ quan sát con nợ rất kỹ. Còn trong trường hợp
này, con nợ là chủ ngân hàng thì ngân hàng phải đổ tiền cho con nợ ấy, làm sao
kiểm soát được.”
Ảnh
hưởng đến khu vực tư
Tình
trạng thâm thủng ngân sách ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực tư nhân, vốn là khu
vực hiệu quả, năng động và tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn hẳn khu vực nhà nước.
Sự cạnh tranh vốn của khu vực công đẩy lãi suất lên cao, khiến lượng đầu tư của
khu vực tư nhân bị ảnh hưởng.
Nợ
khó đòi hiện nay là 3% tính theo tiêu chuẩn Việt Nam, tức vào khoảng 7% tính
theo tiêu chuẩn quốc tế.
TS
Nguyễn Hồng Sơn
Khoảng
20% doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực tư nhân hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm
trọng bởi tình trạng thiếu vốn và lãi suất cao. Một nửa trong số này có thể phá
sản.
Đó là con số do tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn đưa ra gần đây. Và, theo nhận định
của ông, tình trạng này là do chính sách xiết chặt tiền tệ, chống lạm phát, của
chính phủ.
Một
mặt, không thể phủ nhận ảnh hưởng của lạm phát và các chính sách xiết chặt tiền
tệ. Mặt khác, cũng không thể phủ nhận ảnh hưởng của sự cạnh tranh vốn từ khu vực
công.
Bản
tin của Tân Hoa Xã gần đây, dẫn lời báo Việt Nam, rằng nợ xấu trong các ngân
hàng của nhà nước có thể tăng từ 22 nghìn tỷ trong 9 tháng đầu năm lên đến 30
nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2008.
Ông
Bộ Trưởng Tài Chánh Vũ Văn Ninh thì nói, dẫn theo tờ VietNamNet, cả nợ trong và
ngoài nước đều không có nợ xấu. “Nợ của chính phủ hiện đang ở mức dưới 40% GDP,
tức là mức an toàn.”