Thứ Ba, 2024-11-05, 8:57 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 2 » Giáo dục VN còn nhiều thách thức sau khi gia nhập WTO
6:33 AM
Giáo dục VN còn nhiều thách thức sau khi gia nhập WTO
2008-11-01

Trong giai đoạn hiện nay, khi VN đã gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế WTO, thì nhiều tập đoàn quốc tế xâm nhập vào thị trường VN, kể cả lãnh vực giáo dục. Xu hướng GD từ ngoài vào VN nói chung đang ảnh hưởng ra sao tới nền giáo dục trong nước.

AFP photo

Sinh viên Việt Nam

Từ Bangkok, Thanh Quang nêu lên vấn đề này với Giáo Sư Lê Ngọc Trà, nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Giáo Dục thuộc Đại Học Sư Phạm TPHCM. GS Lê Ngọc Trà nhận xét:

GS Lê Ngọc Trà: Tôi nghĩ trước hết xu hướng này cũng có ảnh hưởng tốt. Mặc dù cũng có những mặt phức tạp, nhưng tôi nghĩ nó cũng giúp hiện đại hóa nền giáo dục VN lên một chút, liên quan những yếu tố như cách đào tạo, phương pháp giáo dục, phương cách quản lý.v.v...

Tuy nhiên tôi nghĩ chuyện gì cũng có hai mặt của nó. Một là việc các trường ở ngoài vào như thế nào thì cũng có những trường uy tín, nhưng cũng có những trường không phải uy tín lắm, vì có khi họ đặt mục đích thương mại lên hàng đầu mà mình không biết. Và điều đó có thể gây nhiều tác động.

GS Lê Ngọc Trà

Tuy nhiên tôi nghĩ chuyện gì cũng có hai mặt của nó. Một là việc các trường ở ngoài vào như thế nào thì cũng có những trường uy tín, nhưng cũng có những trường không phải uy tín lắm, vì có khi họ đặt mục đích thương mại lên hàng đầu mà mình không biết. Và điều đó có thể gây nhiều tác động.

Chưa chuẩn bị đúng mức

Thanh Quang: Thưa GS, có ý kiến cho rằng nền giáo dục VN hiện vẫn chưa thực sự chuẩn bị - hay chuẩn bị không đúng mức - để thích ứng với môi trường mới, giữa lúc giáo dục trong nước đang được xã hội hóa. GS nhận xét như thế nào về sự gọi là thiếu chuẩn bị như vậy?

GS Lê Ngọc Trà: Tôi nghĩ nếu nói là GD VN thiếu chuẩn bị thì có thể không chính xác, nhưng đúng là sự tiếp nhận này nó đang vênh đó, bởi vì nó cũng có một số điều kiện.

Thí dụ như, thứ nhất, điều kiện cơ sở vật chất. Nếu như anh học nhóm , rồi lấy học sinh làm trung tâm thảo luận, như thế thì điều kiện phòng ốc phải đủ. Vì phòng ốc không đủ thì làm sao học được?

Thứ hai, trường hợp học theo chế độ tín chỉ, thì nó phải có điều kiện về giáo viên, và cả phòng ốc nữa, anh mới có thể đào tạo theo tín chỉ được. Nếu không thì anh cũng chỉ làm lấy có mà thôi. Còn giáo viên đào tạo tín chỉ thì phải là người có trình độ, có đủ bản lĩnh thì mới dạy được tốt phần này, mới hướng dẫn người học được. Nếu xét về phương diện như vậy thì tôi nghĩ GDVN vẫn còn bất cập.

Theo tôi cũng còn một số vấn đề nữa, và đúng là giáo dục VN cần phải chuẩn bị nhiều hơn để hội nhập được tốt.

Cơ sở vật chất thiếu thốn

Thanh Quang: GS vừa đề cập tới những yếu tố như cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy, thì được tin là tại VN đã xuất hiện những trường ốc, nhất là các trường đại học, với mức đầu tư lớn về cơ sở vật chất, phương cách quản trị hiện đại, chất lượng giảng dạy cao, dĩ nhiên học phí cũng cao…, thưa GS, diễn tiến này ảnh hưởng thuận lợi hay bất lợi ra sao cho các trường trong nước?

GS Lê Ngọc Trà: Thực sự mà nói thì tôi cũng chưa thấy có những cơ sở vật chất nào được chuẩn bị một cách đầy đủ đâu. Các trường trong nước hiện nay nói chung chỉ có một vài trường quốc tế - là những trường coi như riêng biệt, còn các đại học lớn của VN thì tôi chẳng chấy có trường nào gọi là đầy đủ về phương diện vật chất để mà đào tạo. Những trường này đã có gì lắm đâu, cơ sở vật chất, nói là nói vậy chứ thật ra chưa có cơ sở vật chất đầy đủ để mà có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo mới của VN đâu.

Những trường này đã có gì lắm đâu, cơ sở vật chất, nói là nói vậy chứ thật ra chưa có cơ sở vật chất đầy đủ để mà có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo mới của VN đâu. Còn những trường rất lớn mà tôi đã từng dạy hay đang dạy thì thực ra còn thiếu thốn nhiều lắm. Đó là chưa kể những trường dân lập thì điều kiện còn tệ hơn nhiều lắm.

GS Lê Ngọc Trà

Còn những trường rất lớn mà tôi đã từng dạy hay đang dạy thì thực ra còn thiếu thốn nhiều lắm. Đó là chưa kể những trường dân lập thì điều kiện còn tệ hơn nhiều lắm.

Quyền lợi sinh viên học sinh chưa được bảo vệ

Thanh Quang: Thưa GS, có điểm nữa là trong môi trường giáo dục mới và nhiều thách thức như hiện nay, có nhiều than phiền cho rằng các cơ quan chức năng chưa thành lập những tổ chức bảo vệ quyền lợi của sinh viên, học sinh, trong khi những quy định để bảo vệ giới học hành cũng chưa đúng mức. GS nhận xét như thế nào về vấn đề này?

GS Lê Ngọc Trà: Tôi nghĩ điều này cũng thể hiện về mức độ phát triển của nền giáo dục của mình thôi. Khi nền đại học phát triển nhiều thì yếu tố sinh viên sẽ phát triển rất là vững, quyền lợi của sinh viên, việc học của sinh viên trở thành vấn đề rất lớn.

Ở VN hiện nay, cách dạy chủ yếu là truyền thụ kiến thức, nên vai trò của học sinh, sinh viên vẫn là người tiếp thu, bị động. Vì vậy toàn bộ vấn đề liên quan học sinh, sinh viên bị đặt ở hàng thứ hai, thứ yếu. Như vậy là từ cơ sở vật chất cho tới vấn đề hội đoàn…, quyền lợi của sinh viên sẽ khó được đảm bảo như ở các nước tiên tiến.

Tôi nghĩ muốn có thay đổi thì vấn đề này đòi hỏi một là tư duy. Anh phải thay đổi tư duy, cách nhìn nhận về GD, trong đó có GD đại học, rồi bên cạnh đó có những điều kiện khác nữa, thì mới đảm bảo được vấn đề quyền lợi sinh viên, quyền lợi người học.

Thanh Quang: Cảm ơn GS Lê Ngọc Trà rất nhiều.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 783 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 547
Khách: 547
Thành Viên: 0