Thứ Hai, 2025-01-13, 11:24 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 3 » Kêu gọi hợp tác bênh vực các nhà dân chủ
6:57 AM
Kêu gọi hợp tác bênh vực các nhà dân chủ
2008-11-02

Từ đầu tháng 9, nhà nước ViệtNam đã bắt bớ giam cầm rất nhiều người đấu tranh cho Tự do, Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam.

Photo: RFA

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (trái) và cô Phạm Thanh Nghiên (phải).

Gia đình của những nhà dân chủ này đã nhờ luật sư Lê Trần Luật biện hộ cho họ. Vì có quá nhiều người cần được bảo vệ, luật sư Lê Trần Luật đã lên tiếng mời gọi sự tham gia của giới luật sư trong nước giúp ông trong công việc này.

Là người ViệtNam, đã bao năm nay chúng ta sống trong sự sợ hãi thì ngay giờ phút này, hãy chôn sâu sự sợ hãi. Hãy lên tiếng để cùng với dân tộc mình mong muốn một ngày mai tốt đẹp hơn. Đừng sợ hãi nữa. Nếu mọi người vẫn còn sợ hãi thì có nghĩa là chúng ta đã giao số phận trong tay cộng sản định đoạt, chúng ta sẽ không có một cơ may nào để tự làm chủ bản thân mình, làm chủ dân tộc mình.

LS Lê Trần Luật

Vào ngày 26/9/2008 trên trang nhà của văn phòng Luật Sư Pháp Quyền, đã có một thông báo kêu mời sự hợp tác. Hiền Vy đã tiếp xúc với một số người trong nước để tìm hiểu phản ứng của họ về việc này.

Ủng hộ, hoan nghênh, ngưỡng mộ

Trước hết là ý kiến của Hòa Thượng Thích Không Tánh:

Luật sư Lê Trần Luật đã lên tiếng mời gọi các luật sư trong nước hợp tác nhằm bênh vực các nhà đấu tranh dân chủ đang bị nhà cầm quyền giam giữ, những điều luật sư Luật đã kêu gọi đó rất là chân thành trung thật. Luật sư có tâm nguyện và mục đích đối với những anh em đấu tranh dân chủ đang bị khó khăn, đang bị tù đày. Đó là một việc rất cao quí tốt đẹp và rất cần được sự giúp đỡ, sự quan tâm và ủng hộ của nhiều người.

Trong một xã hội mà không có công lý, không có dân chủ, không có nhân quyền thì sự dấn thân của các nhà dân chủ đó rất cần được sự bênh vực của mọi thành phần quần chúng và nhất là rất cần sự bênh vực của giới luật sư.

Anh Nam một cư dân của Sàigòn cho biết là rất ngưỡng mộ việc làm này của luật sư Lê Trần Luật:

“Tôi rất kính phục và ngưỡng mộ tinh thần dân tộc và thích sự tự do dân chủ của luật sư Lê trần Luật. Đây là một luật sư rất là yêu nước, luật sư đã can đảm, không sợ bất cứ một trở ngại, một sự khó dễ của nhà cầm quyền. Luật sư đã mạnh dạn kêu gọi các luật sư khác trong nước đứng ra bào chữa cho các nhà đấu tranh dân chủ.

Từ trước tới giờ, người dân cũng như giới luật sư ở đây đã sợ sự bắt bớ, sự cầm tù của nhà cầm quyền, đó là đảng cộng sản ViệtNam nhưng mà qua tiến trình dân chủ hóa toàn thế giới, thì có nhiều nhà dân chủ đã đứng lên, chẳng hạn như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Phạm thanh Nghiên, thày giáo Vũ Hùng…”

Anh Chung cũng hoan nghênh tinh thần bảo vệ lẽ phải mà pháp luật cần đạt được trong xã hội:

“Những người thi hành luật rõ ràng là đang sợ một thế lực đen tối nào đó đang đi trên pháp luật. Một thế lực nào đó đang đè nặng trên những người đang tham gia vào hệ thống pháp luật tại ViệtNam này, nên việc anh Lê Trần Luật đưa ra một bản thông báo như thế thì tôi rất hoan nghênh tinh thần bảo vệ lẽ phải mà pháp luật cần đạt được trong xã hội nên tôi rất ủng hộ việc làm của anh.”

Và anh cho biết thêm:

“Nếu có được sự hợp tác giữa các luật sư thì tôi nghĩ, sẽ tác động được phần nào vào những người làm hành pháp ở Việt Nam. Cho nên tôi hy vọng anh Lê Trần Luật sẽ thành công.”

Dấu hiệu tốt cho phong trào dân chủ VN

Anh Nam thì cho rằng đây là dấu hiệu tốt cho phong trào dân chủ của đất nước Việt Nam:

Trong một xã hội mà không có công lý, không có dân chủ, không có nhân quyền thì sự dấn thân của các nhà dân chủ đó rất cần được sự bênh vực của mọi thành phần quần chúng và nhất là rất cần sự bênh vực của giới luật sư.

Hòa Thượng Thích Không Tánh

“Khi mà LS Lê Trần Luật đã có tâm thư kêu gọi giới luật sư trong nước đứng lên tranh đấu cho các nhà dân chủ trong nước và nếu có được sự can đảm tiếp tay của các luật sư khác thì đây là dấu hiệu cho thấy phong trào dân chủ của đất nước Việt Nam đang đi lên và lan rộng trong mọi thành phần, mọi giới.”

Khi nói về lý do cô Phạm Thanh Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị bắt, chiếu theo điều 88 bộ luật hình sự, là tàng trữ những tài liệu đe dọa an ninh quốc gia, anh Nam bức xúc:

“Hiến pháp của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 53, là cho phép tất cả công dân mọi giới, không phân biệt thành phần chính kiến, tôn giáo … đều có quyền được bàn và được nói về việc nước. Điều 69 của hiến pháp có nói là tất cả công dân có quyền tự do đi lại, có quyền hội họp và có quyền bầu cử … Nhưng khi nhà cầm quyền CSVN đưa ra điều luật 88 bộ luật hình sự là tuyên truyền chống phá lại nhà nước thì thật là điều vô lý. Như vậy điều 88 giống như là 2 cái vòng số 8, đó là cái công cụ để bắt người dân khi nói lên chính kiến của mình.”

Còn Anh Chung thì e ngại là mọi người vẫn chưa hiểu được là có điều luật do nhà nước đưa ra ngược với hiến pháp ViệtNam:

“Điều 88 rất là mập mờ. Họ cố tình tạo sự mập mờ trong hiến pháp để họ có thể dựng lên cái luật mà có thể gọi là luật rừng. Cho nên những cái mà họ cảm thấy chướng tai gai mắt thì tự họ định nghĩa là đe dọa an ninh quốc gia, mà trong chữ “đe dọa” là đã chứa cái hành động bạo lực, nhưng mà những hành động tham gia vào công việc bảo vệ tổ quốc thì nó đâu có chứa chút gì gọi là bạo lực, tuy nhiên ở giữa cái đất nước này khi mà có người đè lên luật pháp thì thứ gì cũng có thể xảy ra. Thật sự tôi cũng lo sợ vấn đề này trong tương lai, khi nhiều người cứ không hình dung thế nào là hiến pháp và hiến pháp nó ra sao. Tôi hy vọng trong thời gian tới, người dân sẽ hiểu sâu hơn về hiến pháp Việt Nam và họ thấy rõ được ai đang đi trên pháp luật và ai dựng lên những cái luật mà vi hiến như ngày nay.”

Mong mỏi hợp tác và khắc phục sợ hãi

Được hỏi về phản ứng của giới luật sư trước lời mời cộng tác của ông, luật sư Lê Trần Luật cho biết đã có một số luật sư hồi đáp:

Nhưng khi nhà cầm quyền CSVN đưa ra điều luật 88 bộ luật hình sự là tuyên truyền chống phá lại nhà nước thì thật là điều vô lý. Như vậy điều 88 giống như là 2 cái vòng số 8, đó là cái công cụ để bắt người dân khi nói lên chính kiến của mình.

Anh Nam

“Sau khi tôi đăng thông báo mời hợp tác thì có 3 người gọi điện đặt vấn đề hợp tác, tôi đã nói chuyện với họ rồi. Ba người khác thì gửi trên mail, thông báo chi tiết, tên họ luật sư, số điện thoại, văn phòng ở đâu và họ sẵn sàng công cuộc hợp tác với tôi và tôi đã gặp họ. Chính thức thì hiện nay tôi đã hợp tác với 2 người luật sư rồi. Một luật sư ở Phú Thọ và một luật sư ở Đắc Lắc, Buôn Mê Thuộc. Ngoài ra có nhiều mail gửi tới đề nghị hợp tác. Trong vụ những nhà dân chủ tại miền Bắc, treo biểu ngữ trên cầu thì tôi đã có được 2 người hợp tác rồi.”

Và ông mong rằng mọi người sẽ khắc phục được sự sợ hãi:

Là người ViệtNam, đã bao năm nay chúng ta sống trong sự sợ hãi thì ngay giờ phút này, hãy chôn sâu sự sợ hãi. Hãy lên tiếng để cùng với dân tộc mình mong muốn một ngày mai tốt đẹp hơn. Đừng sợ hãi nữa. Nếu mọi người vẫn còn sợ hãi thì có nghĩa là chúng ta đã giao số phận trong tay cộng sản định đoạt, chúng ta sẽ không có một cơ may nào để tự làm chủ bản thân mình, làm chủ dân tộc mình.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 838 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0