>> Toàn cảnh Hà Nội trong trận "đại hồng thuỷ"
|
Ảnh VNN |
Ký ức Hà Nội úng ngập
Giữa
biển nước mênh mông Hà Nội những ngày cuối tháng 10/2008 tôi lại liên
tưởng đến sự lỗi lạc anh minh của vua Lý Công Uẩn khi lựa chọn nơi dựng
nghiệp muôn đời: đấy là Thăng Long - Hà Nội. Nếu vị thế " …ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước…." có lẽ thích hợp cho các bậc Đế vương, thì ..."mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh..." lại thuận cho bách tính. Thế mới biết: từ lâu lắm rồi, nơi trú ngụ khô ráo sáng sủa vốn đã là tiêu chuẩn sống hàng đầu.
Thực
ra Thăng Long Hà Nội, nơi đất cao mà sáng sủa này cũng thường xuyên đối
mặt với lũ lụt trong suốt chiều dài lịch sử, cơ bản là do lũ sông Hồng
gây ra. Năm 1078, nước sông tràn vào cửa Đại Hưng. Năm 1128, Kinh thành
bị lụt lớn. Năm 1243. Kinh thành bị ngập nhiều chỗ. Năm 1265, nước ngập
ở phường Cơ Xá, người và vật thiệt hại nhiều. Năm 1270, nước to, đi lại
trong phố phải dùng thuyền… (Đại Việt sử ký).
|
Bản đồ vùng ngập lụt
thành phố Hà Nội: mầu xanh càng sẫm thể hiện địa hình càng thấp, mầu da
cam thể hiện vùng đất cao (vùng đê sông Hồng) - Như vậy nước có thể bơm
qua đê đổ vào sông Hồng- Ảnh tại triển lãm dự án sông Hồng. |
Sử
sách cũng ghi chép người dân Thăng Long đã chống đỡ với lũ lụt từ thời
Lý Nhân Tông (1108) đắp đê Cơ Xá, đời Trần Thái Tông (1248) đắp đê quai
vạc… cả ngàn năm đắp những chỗ lở, cơi những chỗ thấp chắn nước để muôn
vật được an bình.
Đấy là chuyện
lũ, còn chuyện úng ngập thì không mấy sử sách nói đến mà chỉ cần nhớ
lại thì người Hà Nội cũng nghiệm ra được đôi điều.
Thập kỷ 70, sau
những năm chiến tranh phá hoại, Hà Nội rộn ràng những công trình (lấp
hồ ao, ruộng trũng) xây các khu tập thể lắp ghép: Giảng Võ, Thanh Xuân,
Trung Tự, Thành Công… Những nơi ấy trũng đến mức có sáng kiến đào sâu
chỗ này để đắp chỗ kia làm nền nhà, thế là sinh ra cái hồ Giảng Võ,
Thành Công đấy.
Sau những năm ấy có những trận mưa: Hồ Hoàn
Kiếm nước dềnh lai láng sang tận sân đền Bà Kiệu, Hồ Bẩy Mẫu (công viên
Thống Nhất) lũ trẻ chúng tôi bơi trên cái nền lối đi của " …công viên vừa mới xây, bước chân em chưa mòn lối …". Hà Nội khi ấy vắng vẻ, mươi hôm sau nước rút lúc nào chẳng biết, người lớn còn trăm mối lo cơm áo gạo tiền.
|
Hồ Gươm - Hà Nội ngập những năm 1970. |
Thập
kỷ 80, sau những lần hồi tìm lối ra - oà lên sức sống Đổi Mới. Hà Nội
lại rộ lên những công trình liên doanh liên kết, muôn nhà đua nhau sáng
kiến: biến cái nhà kho thành nhà hàng, bãi đất trống thành xưởng máy và
cũng cơ man những ao chuôm cống rãnh được san phẳng để xây lên nhiều
thứ không tên (nhiều phần sau đó là thành nhà ở).
Hà Nội mưa -
nắng mưa vốn chuyện của trời, nhưng Hà Nội nhiều chỗ ngập sâu trong
nước. Anh tôi được phân nhà tập thể ở phố Đội Cấn, chị tôi về Tân Mai.
Cả hai nơi ngập nước hàng tuần, không còn lối thoát. Tôi mượn cái xích
lô, kê tấm ván để chị tôi bế con nhỏ ngồi, anh em tôi đẩy cái xe lội
nước ấy băng qua phố phường Hà Nội.
Thập kỷ 90, úng
ngập Hà Nội đã là vấn đề lớn. Âm thầm khảo sát hàng chục năm, Hà Nội
tiến hành dự án thoát nước: các hồ điều hoà được nạo vét, cống ngầm/
kênh tiêu nối liên thông với nhau. Dự án còn dang dở thi công đã làm
Thành phố bình yên qua những đợt mưa lớn.
|
Bản đồ tỉnh Hà Đông,
năm 1917. Thành phố Hà Đông màu da cam nằm kề bên sông Nhuệ, Sông Đáy
bên trái còn sông TôLịch bên phải, trên góc phải là Thành Hà Nội. Giữa
sông Tô Lịch và sông Nhuệ - ruộng lúa và chi chít đầm hồ. Mấy hôm nay,
chỗ này chi chít những dòng sông len lỏi giữa các toà nhà khu đô thị
mới. Ảnh do tác giả cung cấp. |
Quy
hoạch tổng thể thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hà Nội do JICA
(Nhật Bản) thiết kế được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 430/QĐ - TTg ngày 7/8/1995 với tổng mức đầu tư khoảng 1.162 triệu
USD và được phân kỳ đầu tư thành nhiều giai đoạn. Dự án thoát nước Hà
Nội giai đoạn 1 có thời gian thi công khá dài (8 năm, từ năm 1997 -
2005), với tổng mức đầu tư là 200 triệu USD. Dự án hoàn thành đã góp
phần quan trọng trong việc cải thiện khả năng tiêu thoát nước của Hà
Nội, hạn chế úng ngập dài ngày do nước mưa trên địa bàn thành phố. (theo Hanoimoi 13/9/2007)
Sau nghìn năm Hà Nội ta vẫn ngổn ngang chuyện đất/ nước
Cũng dẫn
nguồn tin trên :"Tiếp nối giai đoạn I, Dự án II (gần 300 triệuUSD) sẽ
được cấp tập triển khai trong thời gian từ năm 2006 - 2010. nhằm cải
tạo hệ thống thoát nước,"trọng trách" là chống úng ngập trong lưu vực
sông Tô Lịch do nước mưa, với chu kỳ bảo vệ 10 năm đối với sông và
mương thoát nước (ứng với lượng mưa 310mm/2 ngày); chu kỳ 5 năm đối với
hệ thống cống (ứng với lượng mưa là 70mm/giờ). Bên cạnh đó là việc lập
báo cáo nghiên cứu kỹ thuật và đánh giá tác động môi trường cho Dự án
xây dựng các nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn để xử lý nước thải cho
khu vực trung tâm Hà Nội như một dự án độc lập, thực hiện song song
cùng Dự án II."
Nếu như giai
đoạn I đã trải qua thuận lợi thì giai đoạn II có nhiều băn khoăn, mà
trận mưa to mấy ngày liền cuối tháng 10/2008 đã cho thấy Dự án cần cân
nhắc một số vấn đề:
Thứ nhất là lưu vực thoát nước: Dự
án giới hạn một phần nội thành và phía Tây thành phố, nghiên cứu khi Hà
Nội chưa mở rộng nên chỉ tính bờ phải sông Nhuệ. Nay sông lọt giữa các
khu đô thị đôi bờ - Sông Nhuệ quá tải. Sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Lừ,
sông Sét tự chảy theo hướng Bắc Nam, dồn hết vào bơm Yên Sở (bơm ra
sông Hồng) và đập Thanh Liệt lại đổ vào sông Nhuệ. Trạm bơm Yên Sở đang
chạy hết công suất - 3 ngày rồi mà nước sông Nhuệ vẫn tràn bờ. Thoát
nước cho 17.141 ha của 8 quận huyện hết hơn 1 tỷ USD.
Hà Nội
mở rộng với 29 quận huyện, diện tích gấp 20 lần lưu vực trên thì hết
bao nhiêu. Không lẽ mấy hôm mưa to vừa rồi: biển nước trắng mênh mông
cánh đồng Chương Mỹ hay Mê Linh không cần đưa vào bài toán thoát nước
Hà Nội?
|
Sông ngầm Tokyo - là hệ thông tunnel bê tông đường kính 50m. Ảnh do tác giả cung cấp. |
Thứ hai là hệ thống kênh nổi, cống ngầm thu gom nước thải và nước mưa: Địa
hình tự nhiên Hà Nội dốc đều từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Trước
đây mưa to mấy thì các kênh mương huyện Từ Liêm cũng dẫn nước tràn vào
cánh đồng mệnh mông Mễ Trì, trôi qua Trung Văn, Tân Triều xuống đếnTả
Thanh Oai, Đại Áng (huyện Thanh Trì).
Nay thì khác nhiều rồi,
bao nhiêu con đường nối từ Trung tâm thành phố ra phía Tây thành những
con đê tự nhiên ngăn nước. Cơ man nào kênh tiêu lộ thiên đã được các
khu đô thị mới ở Cầu Giấy, Từ Liêm, Thanh Xuân, Thanh Trì thu hẹp -
ngầm hoá. Hàng ngàn Ha ruộng trũng nay thành nền đô thị cao ráo rồi…
Thế là Trung Hoà , Mỹ Đình, Mễ Trì, Nhân Chính, Thanh Xuân,… nước ngập
tràn đường.
Hệ thống thu
gom nước thải chỉ gồm các đường cống nhỏ bé: từ D400 đến to nhất D2000
cho một vùng rộng lớn, sau đó lại bơm vào sông Nhuệ, rồi sẽ chất tải
thêm vào dòng sông vốn đang vật vã với những nguy cơ như cơn mưa to vừa
rồi.
Trong lúc này
sông Hồng vẫn đang nhởn nhơ lờ lững, vô tâm như chẳng có chuyện gì. Tại
sao ta không phân vùng tiêu úng nội thành vào sông Hồng, giảm tải cho
sông Tô, sông Nhuệ hoặc khiêm tốn hơn nó hỗ trợ tiêu thoát cho mấy cái
hồ điều hoà nội thành mấy hôm nay cũng đang tắc tị không biết điều nước
hoà vào sông nào đây.
|
Bơm nước công suất 14.000 mã lực. bơm 200 tấn nước/giây. Có 78 tổ hợp như vậy hoạt động do máy tính lập trình. Ảnh do tác giả cung cấp. |
Muốn được như vậy, ta phải bổ sung hệ thống thoát nước cưỡng bức.
Phải có mấy đường ống ngầm, dẫn nước từ các hồ (ví dụ như Hồ Gươm. Hồ
Bẩy Mẫu, Ba Mẫu) vào mấy cái giếng sâu vài chục mét sau đó bơm ra sông
Hồng.
Kỹ thuật này cũng không còn mới mẻ. Ví dụ như
Kualalumpur (Malaysia) họ đã kết hợp cái tunnel sâu dưới đất hơn 28
mét: Tầu điện ngầm ở trên, sông ngầm ở dưới tiêu nước cho thành phố. Ở
Tokyo (Nhật Bản), thành phố mà đường ngầm nhiều hơn đường nổi, những
năm 1970, nước mưa to trong bão lớn đã làm ngập đường hầm rất nguy
hiểm, họ đã làm giếng thu nước sâu đến 65 m nối lại bằng các đường ống
bê tông đường kính 50m rồi bơm ra sông bằng bơm cực mạnh (200 tấn nước/
giây).
|
Một cửa giếng thu nước - dự án này có tên G-cans, thực hiện trong 12 năm. Ảnh do tác giả cung cấp. |
Hà
Nội có một số địa điểm bố trí giếng thu nước kết hợp làm ga ra ô tô
ngầm. Mỗi giếng đường kính 30 m, sâu 40-50 m là để được 400-500 xe ô tô
(tương đương bãi xe rộng hơn 1 ha).
Mấy cái giếng này còn là
nhà ga chờ các đường tầu điện ngầm tương lai của thành phố nữa. Nó mà
đặt ở quanh khu phố cổ, phố cũ thì đắc dụng lắm: có chỗ để xe thì giảm
ô tô xe máy đi vào trung tâm. Thu tiền gửi xe thừa tiền làm giếng… Ở
trên nóc ta đậy nắp lại để trồng cỏ, trồng hoa vẫn thành các vườn hoa
công cộng. Mấy cái cống ngầm kết hợp làm tunnel giao thông hay ngầm hoá
đường dây đưòng ống thì thật hay.
|
Giếng sâu 65m. Ảnh do tác giả cung cấp. |
Thành
phố hiện đại đến mấy vãn bị úng ngập (Tokyo, Paris, London các năm
trước đã từng úng ngập). Thành phố giàu có đến mấy cũng không đủ tiền
cho không cư dân của mình mọi thứ cơ sở hạ tầng: Đường đi, bãi đỗ, xử
lý nước thải …ai dùng, người ấy phải bỏ tiền.
Nhật
Bản giàu thế mà 90% dân phải xử lý nước thải tại nhà rồi mới đổ vào chỗ
chung. Nhà nước chỉ bỏ ra 1/3 còn đâu ngưòi dân và địa phưong phải chi
phí (1). Hà Nội chưa giàu nhưng đã vay hàng trăm triệu USD chữa úng,
nay lại định lại vay gần 1 tỷ nữa để làm mấy cái nhà máy xử lý nước
thải cuối dòng (2): Nước bẩn vẫn chảy lộ thiên trên sông, dân đôi bờ
hứng đủ, nước sạch sau khi lọc để đổ ra sông ra biển để tưói rau nuôi
cá. Nếu cả hai dự án không đạt mục tiêu ,thành phố lấy đâu tiền làm
tiếp.
Đường Trần Duy Hưng xa tít là nước
- Hậu quả của những năm khu đô thị mới tưng bừng; Cầu Giấy mấp mé nước
, Sông Tô sau 4 ngày bơm nước hết cỡ mực nước vẫn cao; Bãi giữa sông Hồng , vuờn ngô vẫn xanh tươi - nước cũng to nhưng còn lâu mới ngập. Xe buýt - người hùng trong mưa vẫn nhẫn nại trên khắp nẻo đường. Ảnh do tác giả cung cấp. |
Những
lúc này thành phố bày ra cơ hội cho cư dân đầu tư sở hữu các công trình
công cộng thì có khi vựơt qua khó khăn tài chính mà thành phố lại giải
quyết ổn thoả vấn đề môi sinh.
Nước Mỹ cơn đại khủng hoảng
1929-1931 họ cũng từng làm vậy: hàng triệu người thất nghiệp đi dọn
sạch hầm mỏ, sông hồ ô nhiễm, làm đập thuỷ điện, đóng tầu sân bay …
Người lao động qua cơn bĩ cực, quốc gia vựơt qua khủng hoảng lại hùng
mạnh thêm. Cụ thể mô hình nào sẽ bàn tiếp, nay chỉ khơi lên vậy, ai có
cao kiến ta cùng chia sẻ.
Làm cho Thành
phố hết úng ngập, mỗi ngưòi Hà Nội, ai cũng có phần trách nhiệm. Nếu cứ
nghĩ công tâm - làm minh bạch, khó mấy ngưòi Hà Nội cũng có cách giải.
------------
Tổng hợp trên VNN, thống kê các dự án NM-XLNT Hà Nội như sau :
S
TT |
Tên nhà máy- vị trí |
Công suất M3/ngày đêm |
Mức đầu tư
(triêụ USD) |
Tình trạng |
1 |
Bắc TL-Vân Trì huyện Đông Anh |
42.000 |
17,0 |
XD xong, chưa hoạt động |
2 |
Trúc Bạch - quận Ba Đình |
2.300 |
3,5- 4,0 |
Đang hoạt động |
3 |
Kim Liên -quận Đống Đa |
3.700 |
5,2 |
Đang hoạt động |
4 |
Công viên Thống Nhất |
|
5,2 |
Dự kiến = NM Kim Liên |
5 |
Phú Đô - huyện Từ Liêm |
84.000 |
344,0 |
Khảo sát thiết kế |
6 |
Yên Xá - Thanh Trì |
135.000 |
318,0 |
Khảo sát thiết kế |
7 |
Yên Sở - Thanh Trì |
195.000 |
253,0 |
Khảo sát thiết kế |
|
Tổng cộng 7 nhà máy XLNT |
467.000 |
947,0 |
( gần 1 tỷ USD) |