Thứ Ba, 2024-11-05, 8:44 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 4 » Doanh nghiệp Việt Nam thời khủng hoảng tài chính
6:53 AM
Doanh nghiệp Việt Nam thời khủng hoảng tài chính
2008-11-03

Tại Hà Nội hôm 26 tháng 10 vừa qua, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, tổ chức cuộc hội thảo về "Khó khăn, thách thức do biến động kinh tế vĩ mô và đề xuất của doanh nghiệp Việt Nam".

AFP PHOTO

Lãnh vực xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nhất của cơn khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay.


Thiếu vốn hoạt động

Có tất cả 80 bản tham luận được đưa ra trong cuộc hội thảo, phần lớn đề cập đến vấn đề thiếu vốn của các doanh nghiệp. Chính sách thuế khoá cũng được các hội thảo viên đặc biệt quan tâm.

Doanh nghiệp thiếu vốn đề hoạt động kinh doanh sản xuất không phải do các ngân hàng không có tiền cho các doanh nghiệp vay. 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Liên Hiệp cho biết thì căn cứ vào số liệu của Ngân Hàng Nhà Nước, hiện các tổ chức tín dụng đang dư thừa khoảng 50 ngàn tỷ đồng sẵn sàng cho các doanh nghiệp vay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa mặn mà gặp gỡ các ngânh hàng chính là do chỗ lãi suất còn quá cao.

Giáo sư Cao Cự Bội, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, nêu nhận xét là nhiều doanh nghiệp không có mức lợi tức trên 20% mỗi năm nên không thể vay ngân hàng với mức lãi suất từ 18% đến 19,5% một năm.

Có bao nhiêu làm bấy nhiêu chớ không có vay mượn ngan hàng, không có làm tùm lum tùm la. Giá cả hiện giờ không có ổn định, bao nhiêu công ty chết ngắc.

Giám đốc công ty xây dựng ở Bình Định

Do đó nhiều doanh nghiệp tư nhân chỉ hoạt động trong phạm vi vốn tự có và không dám vay vốn ngân hàng để bành trướng hoạt động của mình. 

Giám đốc một công ty xây dựng ở Bình Định cho biết: Có bao nhiêu làm bấy nhiêu chớ không có vay mượn ngan hàng, không có làm tùm lum tùm la. Giá cả hiện giờ không có ổn định, bao nhiêu công ty chết ngắc.”

Giải pháp trước mắt?

Để giải quyết khó khăn về vốn, các đại biểu đề nghị thành lập quỹ mới hoặc đẩy mạnh việc thành lập những quỹ cũ. Cụ thể là nhanh chóng thành lập trên toàn quốc Quỹ Bảo Lãnh Tín Dụng  cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà vốn đã có chủ trương từ Năm 2001.

Quỹ này đã được thành lập tại 9 tỉnh trên toàn quốc, nhưng trên thực tế thì cho có 3 quỹ tại Trà Vinh, Yên Báy và Vĩnh Phúc là hoạt động.

Giáo sư Cao Cự Bội, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, đưa ý kiến là nên thành lập một quỹ hỗ trợ doanh nghiệp do hệ thống ngân hàng phụ trách với tiền vốn do phát hành trái phiếu chính phủ.

Các đại biểu cũng tán thành dự kiến của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư về việc thành lập Quỹ Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa để cho vay ưu đãi hoặc bảo lãnh giúp giải quyết những khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp.

Việc thành lập các quỹ trên nguyên tắc được các chủ doanh nghiệp tán đồng, tuy nhiên, quỹ được điều hành như thế nào để các công ty có thể tiếp cận được là một việc cần quan tâm.

Giám đốc một trang trại chăn nuôi lớn ở Bình Dương có ý kiến:

Theo tôi nghĩ, đó là một cái ý kiến để giải quyết thôi chớ còn thực ra mà nói thì để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với cái quỹ đó thì có dễ hay không? Đó là cái vấn đề, chớ không phải giúp cho nhiều quỹ. Nhưng mà người chăn nuôi họ tiếp cận được cái quỹ đó hay không?

Tôi nghĩ rằng với cái giải pháp đó thì tôi chỉ nghe mà không có thực thi. Cái chính sách tốt nhứt  là cái chính sách cụ thể ở từng địa phương, xuống từng địa phương.

Chớ còn làm ở trên thì tôi nghĩ bây giờ mặc dù nhà nước hiện nay giảm lãi suất nhưng muốn tiếp cận với cái giải pháp thì cụ thể sao đối với với nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Do đó mà theo tôi nghĩ thì nhà nước phải cụ thể hoá chớ không phải thí dụ như cái quỹ thì tiếp cận với cái quỹ đó thật là khó.”

Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám Đốc Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, đưa ra nhận xét:

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm như thế này thì những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang khó khăn, thế nếu kích cầu chỉ là bơm vốn cho các tập đoàn hoặc là thúc đẩy những công trình đầu tư công, thế thì như vậy sẽ gây ra vòng xoáy lạm phát mới rất là nguy hiểm.

TS Võ Hùng Dũng

“Tôi nghĩ rằng việc thành lập cái quỹ như thế này thì nó thật là không có khả thi. Trước đây thì chính phủ cũng đã có một chủ trương thành lập các quỹ để mà cho vay vốn để trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, khi mà triển khai ra giữa các địa phương thì tới nay vẫn có địa phương làm được có địa phương làm không và nó vướng mắc rất là nhiều.

Cái vấn đề thứ hai nữa là sau khi mà chống cái lạm phát thế thì ngân hàng siết chặt vốn thì các doanh nghiệp cũng đang ở trong tình trạng rất là rệu rã, đang ở giai đoạn rất là khó. Họ đã thu hẹp sản xuất lại.

Thế thì việc thành lập những cái quỹ như thế này nó phải là từ chính sách của chính phủ với các ngân hàng trong cái lưu thông vốn và những cái yểm trợ cho các doanh nghiệp để họ có thể đứng vững được chớ còn việc có các quỹ đó thì một là ai là người góp vốn, hai nữa là cái quỹ như vậy thì sẽ hỗ trợ như thế nào, tiêu chí nào để hỗ trợ, và ba nữa là cơ quan nào, ai là những người đứng ra để điều hành những cái quỹ đó.

Tất cả những vấn đề đó đều là không được đưa ra để bàn bạc thì cái tính khả thi nó là không có. Người ta chỉ thấy cái khó khăn trước mắt của các doanh nghiệp thì đưa ra thành lập các quỹ như vậy thôi.

Tôi nghĩ ngân hàng có khi mà ngân hàng đang có vốn ngân hàng đã ngần ngại cho các doanh nghiệp vay là do cái quá trình siết chặt cái kinh tế, siết chặt tín dụng, rồi các doanh nghiệp cũng đang ở trong cái thế từ làm ăn phát triển bây giờ phải co hẹp lại thì nó cũng phải có thời gian để người ta khởi động trở lại, và đặc biệt chính sách để nâng đỡ cho các doanh nghiệp để họ có thể họ quay trở lại hoạt động đã không thông thế thì việc thành lập những cái quỹ như vậy thì tôi cho rằng là nó không có khả thi.

Tiến sĩ Võ Hùng Dũng đề nghị:

“Theo tôi nghĩ thì ít nhứt về mặt lãi suất phải hạ xuống thôi, bời vì ngay như cái lãi suất hồi trước đây bình quân khoảng 1,1% thì trong lúc đó các doanh nghiệp đang làm ăn được, bây giờ đã tăng lên đến 18 rồi sau đó 21% thì các doanh nghiệp đã bị sượng, cái sức sản xuất đang suy giảm thì cái vấn đề chính là nuôi dưỡng họ và khôi phục lại họ.

Trước nhứt là cái lãi suất phải hạ xuống, cái thứ hai nữa là đánh giá lại coi trong các doanh nghiệp đó thì doanh nghiệp nào đang sống dở chết dở, họ sống dở chêt dở đó là do quản lý của họ hay là do thị trường.

Nếu như cái quản lý của họ không đến đỗi thì giúp đỡ cho họ, còn nếu do thị trường thì thị trường đó là những doanh nghiệp xuất khẩu hay là những doanh nghiệp đang làm hàng ở trong nước thì nó sẽ liên quan đến chính sách về tiêu dùng ở trong nước trong thời gian tới.

Tôi còn ngạc nhiên một điều nữa là gần đây một số ý kiến của các nhà kinh tế đề nghị rằng phải kích cầu ở trong nước, tôi cũng chưa biết rằng kích cầu trong nước thì cái tiêu thụ đó đi đâu?

Nếu trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm như thế này thì những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đang khó khăn, thế thì kích cầu tiêu thụ đi đâu.

Nếu kích cầu chỉ là bơm vốn cho các tập đoàn hoặc là thúc đẩy những công trình đầu tư công, thế thì như vậy sẽ gây ra vòng xoáy lạm phát mới rất là nguy hiểm.”

Các đề nghị và phản biện đang được cơ quan chức năng xem xét để đưa ra những giải pháp cứu vãn các doanh nghiệp Việt Nam.


Category: Kinh tế | Views: 947 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 536
Khách: 536
Thành Viên: 0