Thứ Năm, 2024-11-21, 7:03 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 4 » Ông Phạm Quang Nghị đúng là một trường hợp khó chữa
9:20 AM
Ông Phạm Quang Nghị đúng là một trường hợp khó chữa
"Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai"
Linh

Ông Phạm Quang Nghị đúng là
một trường hợp khó chữa
Ông Phạm Quang Nghị đúng là một trường hợp khó chữa, một nhà chính trị có những phát ngôn vô chính trị tới mức không ngờ. Hôm trước trả lời phỏng vấn VNN, ông đổ lỗi cho nhân dân ỷ lại Nhà nước và kể chuyện mình (cùng với các lãnh đạo Hà Nội khác) đi họp bàn về tôn giáo vào sáng ngày 1/11. Hôm nay ông tổng kết mưa lụt bằng cách khẳng định trận lụt này là "cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai". Ông phát ngôn cứ như là đùa! Thiệt hại tối thiểu 200 triệu đô-la, 18 người chết cũng chỉ là "diễn tập". Thế như thế nào mới không phải là diễn tập?. Ông Nghị đúng là có biệt tài với những phát biểu gây shock cho người nghe. Thật lạ lùng bởi vì ông là một nhà chính trị kỳ cựu, từng làm phóng viên, làm cán bộ Ban Tuyên huấn, Ban Tư tưởng-Văn hóa, làm thư ký riêng cho Đào Duy Tùng-người lãnh đạo công tác tuyên huấn và báo chí trong một thời gian dài. Ông còn có bằng tiến sĩ triết học ở Liên Xô. Vậy mà một người có bề dày kinh nghiệm tuyên huấn-báo chí như thế lại có những phát biểu mất lòng dân như thế.

Và đây là lời huấn thị tổng kết tình hình của ông Bí thư Nghị về những thiệt hại xảy ra: "thiệt hại có cái tính được, song có cái chưa thể tính hết được; có cái trực tiếp, cái gián tiếp; cái xảy ra ngay trước mắt, cái để lại hậu quả lâu dài... và nói chung vô cùng nghiêm trọng".

Đúng tiến sĩ triết học có khác, đọc phát biểu của ông y như đọc Tạp chí Cộng sản, cả một đoạn dài loằng ngoằng (đó là Vietnamnet sốt ruột qúa khi trích dẫn nên còn để dấu ba chấm ở giữa câu) nhưng tổng kết lại thì là không có thông tin gì cả, theo kiểu "số cô có mẹ có cha, mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông, số cô có vợ có chồng, sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai".

Tại sao lãnh đạo Hà Nội lại luôn là các "nhà tư tưởng-văn hóa", các tiến sĩ triết học Marx-Lenin hay tiến sĩ kinh tế chính trị Marx-Lenin như ông Phú Trọng, ông Quang Nghị? Thành phố khó có thể phát triển với những người đứng đầu nặng tính giáo điều như vậy.

Các phát biểu của ông Nghị, gọi là vô cảm cũng đúng, nhưng bên cạnh sự vô cảm còn là tính giáo điều hiển hiện. Ngay cách gọi một sự kiện lịch sử nhiều mất mát đau thương là "tổng diễn tập" thuộc trong vốn từ của Đảng. Đọc sách giáo khoa lịch sử phổ thông có thể thấy khi đánh giá về những sự kiện như Xô-viết Nghệ Tĩnh, Khởi nghĩa Nam Kỳ, Tổng công kích Mậu Thân...các nhà "sử học" Marx-Lenin luôn gọi đó là các cuộc "tổng diễn tập" chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám hay cho Đại thắng Mùa xuân 1975. Cách gọi đó tạo ấn tượng như thế những việc đó là Đảng thử chơi, tập dượt để rút kinh nghiệm như thử làm Tổng tấn công Mậu Thân, thử làm Xô-viết Nghệ Tĩnh...Chứ còn nếu Đảng làm thật thì phải luôn thắng lợi chứ không thể thất bại nửa chừng như thế!.

Thế nhưng cái giá của những cuộc "tổng diễn tập" ấy thật là không có tính diễn tập chút nào. Tôi nghĩ chữ "tổng diễn tập" này dùng trong ngôn từ của Đảng đã xa rời ý nghĩa chữ "tổng diễn tập" trong tiếng Việt, và là một sự tha hóa của ngôn ngữ, khi tạo ra một từ ngữ có tính nửa vời. Gọi là nửa vời bởi với chữ "tổng diễn tập" này có thể hiểu nó thành "làm thực" cũng được mà hiểu là "diễn tập" để chuẩn bị cho "làm thực" cũng xong. Trong tiếng Việt thông thường, người ta không gọi "diễn tập" với những sự kiện như vậy.

Bản thân chữ "diễn tập" gồm hai chữ cấu thành: "diễn" và "tập"- cả hai chữ đã có ý nghĩa là không phải thực mà chỉ là làm giả (diễn) để chuẩn bị cho thực. Ví dụ tập trận quân sự là diễn tập và mô phỏng tình huống chiến tranh; hay diễn tập công tác cứu hộ thiên tai, công tác cứu hỏa...Không ai gọi việc đối phó thực sự thiên tai là "diễn tập" cả, gọi như thế là một sự xúc phạm với tính mạng những người đã mất khi người ta "diễn tập".

Câu nói này của ông Nghị làm người ta thêm thắc mắc: nếu ông coi cuộc ứng phó trước trận lụt này của chính quyền là một sự diễn tập thì những gì ông làm, như đi thăm trạm bơm Yên Sở hay đi nghe báo cáo của các địa phương phải chăng cũng chỉ là "diễn tập" cho "tương lai"? Trong cả phát biểu của ông Nghị không thấy một lời thể hiện sự thông cảm với người dân Hà Nội hiện tại đang phải đối phó với khó khăn như thế nào. Chỉ thấy ông kể những câu chuyện của tương lai, như lụt thế này thì sau này xây metro như thế nào...

Đó là chưa kể sự lệch lạc trong suy nghĩ, tôi nghĩ không một chính trị gia nào ở thế kỷ 21 có thể nói rằng dân bây giờ ỷ lại vào Nhà nước hơn dân ngày xưa một cách thản nhiên như ông. Kể cả các nhà lãnh đạo giáo điều ở Việt Nam, hẳn cũng rất ít người dám nói thế trong khi khẩu hiệu của Nhà nước là "của dân, do dân, vì dân". Chính quyền được xây dựng dựa trên nền tảng (ít nhất về mặt lý thuyết) là phục vụ nhân dân chứ không phải là cha mẹ dân. Do đó việc dân trông đợi vào sự hỗ trợ của chính quyền khi thiên tai xảy ra là sự việc tự nhiên và chính quyền có nghĩa vụ phải đáp ứng sự trông đợi đó. Còn khi người ta không còn trông đợi nữa, phải tự lực mà tìm cách chống chọi thì có nghĩa là Chính quyền ấy đã đánh mất lòng tin của nhân dân một cách trầm trọng rồi.

Câu nói "ỷ lại" của ông Nghị có thể là lỡ lời, nhưng nếu lỡ lời thì đó là lỡ lời kiểu Freud, nó phản ánh trạng thái tư duy của ông về mối quan hệ giữa dân và Nhà nước theo đó Nhà nước là cha mẹ dân. Tư duy cho rằng "dân ỷ lại vào Nhà nước" là tư duy phong kiến, trong đó coi quan lại là cha mẹ dân và dân phải dựa vào quan lại như con cái dựa vào cha mẹ. Chính vì thế người ta còn gọi dân đen là con đỏ-để ví số phận người dân yếu ớt phụ thuộc vào quan lại như trẻ sơ sinh phụ thuộc cha mẹ. Tại sao sang thế kỷ 21 rồi mà vẫn có một vị lãnh đạo có tư duy như thời phong kiến như thế?

So với những "chỉ đạo" đầy giáo điều của Bí thư Nghị, các phát biểu của Chủ tịch Thảo xem ra có phần thiết thực hơn. Nhưng lẽ ra ông Thảo nên báo cáo rõ ràng những gì đã làm được, công khai chi tiết hơn kế hoạch xử lý tình trạng úng lụt cũng như hỗ trợ người dân của thành phố trong thời gian tới, một cách tổng thể trên đầy đủ các phương diện từ giao thông tới thoát nước, từ y tế tới cứu hộ...thì sẽ thuyết phục hơn. Dù bây giờ chưa phải lúc để "đổ lỗi và rửa tội" nhưng ông cũng nên hứa hẹn sẽ rà soát lại các dự án về cơ sở hạ tầng và quy hoạch thành phố trước đây-cả trên phương diện kỹ thuật và tài chính- để tìm ra câu trả lời, tại sao bỏ bao nhiêu tiền vào các dự án cấp thoát nước mà tình trạng cấp thoát nước của thành phố vẫn tệ hại như thế.

Người dân Hà Nội và rộng hơn, dân Bắc-Trung kỳ, vốn quen chịu đựng với bất công và có tinh thần lạc quan. Cứ nhìn những bức ảnh chụp lũ lụt là biết, người dân hoặc là tỏ ra dửng dưng như chấp nhận khó khăn, hoặc còn vui vẻ tươi cười. Nhưng trong thâm tâm, những gì chính quyền làm vào thời điểm này sẽ hoặc là khiến người dân tin tưởng hơn vào chính quyền, hoặc là sẽ khiến họ càng mất lòng tin vào cả hiệu lực, sự kịp thời, lòng nhiệt tình và sự chia sẻ của chính quyền với nhân dân. Ít nhất, cho tới thời điểm này, chính quyền thành phố Hà Nội đã thất bại trong việc củng cố lòng tin của nhân dân với họ.

Theo blog của bác Rau Đắng

"Những tưởng chỉ là câu chuyện tầm phào trên diễn đàn, ai dè xem tivi chương trình VTV, người dẫn chương trình hồn nhiên cho người xem thấy cảnh lụt lội tại Hà Nội và nói rằng “có thế này mới thông cảm với người dân vùng lũ (chắc là miền Trung, theo cách hiểu của người xem)...”.

Hóa ra không chỉ một ông Bí thư Hà Nội vô cảm mà còn có những nhà báo có thể phát biểu trên chương trình truyền hình của đài truyền hình quốc gia rằng Hà Nội có lũ lụt như thế "mới thông cảm với người dân vùng lũ". WTF. Bao nhiêu của cải mất đi, bao nhiêu người chết mà có những nhà báo, những biên tập viên vẫn có thể nói những câu nhẫn tâm như thế, một cách thản nhiên trước hàng chục triệu đồng bào cả nước? Bọn họ là ai để có quyền phán xét như thể cảnh lũ lụt như là cái gì đó có ích với người dân Hà Nội, khác nào răn dạy đạo đức đối với hàng triệu người Hà Nội cũ và mới đang chịu khổ vì mưa lũ? Những câu nói nhẫn tâm như hả hê, như vô cảm như thế thật khó tin lại có thể được phát ra từ đài truyền hình Trung Ương.

Nỗi khổ của một người cũng là một phần nỗi khổ của tất cả mọi người. Cái chết của một người do thiên tai là một tổn thất với xã hội, với cộng đồng cho dù người đó là ai, giàu hay nghèo, sống ở Hà Nội hay ở miền Trung. Sao lại có những kẻ có thể phát ngôn như thể dạy bảo rằng khổ như thế cũng chưa là gì, với những so sánh như nhân dân ngày xưa không dựa dẫm Nhà nước như nhân dân bây giờ, hay Hà Nội có như thế mới hiểu được vùng lũ khổ thế nào? Và không phải những câu nói vô cảm, lạnh tanh ấy phát ra từ quán nước, hay từ các diễn đàn nói đủ thứ chuyện, mà là từ miệng một quan chức đứng đầu Hà Nội, từ người dẫn chương trình truyền hình của VTV. Nếu những câu nói như thế là từ những người dân quê miền Trung, những người phải khổ cực chống cự với lũ, với bão hàng năm thì còn có thể hiểu được. Chứ từ mồm những phóng viên sa-lông, ngồi trong văn phòng VTV và dạy bảo người dân Hà Nội như vậy thì đúng là một lũ mất dạy.


..
Đám cưới mùa nước lụt. Hình từ photo.vn, Vnexpress, blog Tắc Kè

Nguồn: LINH
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1170 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 89
Khách: 89
Thành Viên: 0