Khu
“Du lịch sinh thái” mà RASS dự kiến đầu tư bao gồm: Ðảo Hòn Tre (763
héc ta, trong đó có 375 héc ta là mặt biển) và 90 héc ta dọc đường
Nguyễn Tất Thành.
RAAS
hứa sẽ đầu tư khoảng 470 tỉ đồng để xây dựng: Khu resort và spa dưới
nước, 2,000 phòng villa (kể cả bungalow dưới nước), làng hoa hậu thế
giới, bốn nhà hát và một sân khấu 7,000 chỗ, một quảng trường từ
5,000-10,000 chỗ, 20 nhà hàng, một câu lạc bộ dưới nước, 12 bãi tắm,
sân golf, trung tâm mua sắm, đại lộ hoa hậu thế giới với màn hình dài 1
dặm, khu mua sắm dành cho hoa hậu thế giới...
Tuy nhiên qua một số tờ báo tại Việt Nam, giới khoa học đang phản bác cả dự án này lẫn quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Theo họ, vịnh Nha Trang là báu vật vô giá mà tạo hóa ban tặng không chỉ cho riêng Việt Nam.
Ðây là một trong những nơi hiếm hoi có đến 350 loại san hô cứng tạo rạn
cho 220 loài cá chỉ có ở các rạn san hô, hàng chục loài tôm, cua, ghẹ,
ốc, mực... sinh sôi, nảy nở.
Cũng
vì vậy, năm 2001, Quỹ Môi Trường Toàn Cầu, chính phủ Ðan Mạch, Tổ Chức
Bảo Vệ Thiên Nhiên Thế Giới (IUCN) và chính quyền CSVN cùng chi rất
nhiều tiền để thành lập và duy trì Khu Bảo Tồn Biển Hòn Mun (nay là Khu
Bảo Tồn Biển Nha Trang) với diện tích 160 cây số vuông. Năm 2002, vịnh
Nha Trang trở thành thành viên thứ 29 của “Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất
thế giới” và năm 2005, vịnh nay được công nhận là “thắng cảnh quốc gia”.
Các
chuyên gia về hải dương học, khẳng định: san hô và cỏ biển chỉ có thể
tồn tại và phát triển trong môi trường nước biển thật sạch. Vì vậy,
“đại công trường” đào non khoét biển của RAAS và chất thải của quần thể
du lịch có sức chứa 5,000 khách lưu trú và hàng ngàn khách tham quan
lai vãng mỗi ngày, chắc chắn sẽ đe dọa nghiêm trọng môi trường cũng như
hệ sinh thái biển của Nha Trang.
Ông
Trương Kỉnh, giám đốc Khu Bảo Tồn Biển Nha Trang, cho biết: Sau một
thời gian dài bị hủy hoại, bảy năm qua, nhờ bảo vệ nghiêm ngặt và hợp
lý, môi trường và hệ sinh thái của vịnh Nha Trang đang hồi phục. Nhờ
đó, các hoạt động du lịch như: lặn biển, du ngoạn xem san hô, cá cảnh
biển bằng tàu đáy kính ở Hòn Mun... mỗi ngày một thu hút du khách.
Nhiều ngư dân xác nhận với tờ Tuổi Trẻ, hải sản cũng dồi dào trở lại và
họ không cần phải đi đánh, bắt xa bờ như trước.
Cũng
vì vậy, báo giới, giới nghiên cứu khoa học, chuyên viên kinh tế đã cùng
nêu thắc mắc: Có cần gạt bỏ lợi ích to lớn và bền vững cho cả cộng đồng
nhờ bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên để trao nó cho RAAS
thực hiện một công việc phù phiếm, như cuộc thi Hoa Hậu Thế Giới năm
2010?
Việc
UBND tỉnh Khánh Hòa hứa giao 853 héc ta vừa đất trên bờ, vừa đảo, vừa
mặt biển trong vịnh Nha Trang cho RASS còn bị phê phán là vi phạm
nghiêm trọng Luật Di Sản Văn Hóa.
Theo
luật này, sau khi được công nhận là “thắng cảnh quốc gia”, toàn bộ khu
vực mà RASS đã đề nghị và hứa được sử dụng đúng ra cần phải “bảo tồn
nguyên trạng”.
Tờ
Tuổi Trẻ cho rằng việc chấp thuận dự án đầu tư của RASS có nhiều điểm
đáng ngờ: RAAS chỉ cần chi 470 tỉ đồng là đã có thể “ôm” gần như toàn
bộ vịnh Nha Trang. Tính ra mỗi héc ta, RASS chỉ phải chi 550 triệu
đồng. Trong khi theo qui định hiện hành, mỗi dự án tương tự tại Khánh
Hòa, chủ đầu tư phải chi ít nhất 25 tỉ đồng cho mỗi héc ta.
Giới
chuyên gia phân tích thêm: Cho dù là nơi tổ chức cuộc thi hoa hậu thế
giới, Nha Trang vẫn không cần dự án của RASS. Thành phố này đã có
Diamond Bay Resort, nơi vừa diễn ra cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008.
Trong cuộc thi này, Nha Trang chẳng có thêm bao nhiêu du khách và sau
cuộc thi, toàn bộ các công trình có liên quan đang “đắp chiếu”.
Nếu
Nha Trang cần có thêm hạ tầng du lịch, tại sao chính quyền tỉnh Khánh
Hòa không đề nghị RAAS đầu tư vào khu du lịch Bãi Dài ở huyện Cam Lâm,
nơi đang còn tới 4,800 héc ta theo quy hoạch và nằm ngoài khu vực cần
bảo tồn, đồng thời thuận lợi hơn trong giao thông (cả đường bộ, đường
thủy lẫn hàng không - sát sân bay Cam Ranh) so với Hòn Tre.
Ðây
là lý do khiến dư luận khẳng định: Chính quyền tỉnh Khánh Hòa đang tiếp
tay cho RASS “bao chiếm” gần như toàn bộ vịnh Nha Trang. (G.Ð)