Thứ Hai, 2024-12-30, 11:05 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 4 » Mưa lụt Hà Nội, chuyện... nhỏ!
5:57 PM
Mưa lụt Hà Nội, chuyện... nhỏ!
Trung Ngôn

Lời cảnh báo của trời xanh

"10 năm trước, tôi viết và xuất bản tập thơ Bài ca những con chim đêm. Trong tập thơ này có trường ca “Nhân chứng của một cái chết”. Trường ca chỉ kể câu chuyện về thị xã Hà Đông bị một cơn mưa chứa nước của một trăm năm đổ xuống nhấn chìm toàn bộ. Không ít người xem câu chuyện này là giả tưởng của một nhà thơ với sự lãng mạn điên rồ. Nhưng 10 năm sau câu chuyện ấy đã bắt đầu chứng minh một phần sự thật của nó... Chúng ta đã và đang chứng kiến nạn phá rừng, phá núi đồi, lấp ao hồ, gây ô nhiễm môi trường... Chúng ta đang sống vô cảm với thiên nhiên và vô trách nhiệm với mảnh đất của mình thì một cơn mưa nhấn chìm chúng ta đâu phải là chuyện hoang đường... Chúng tôi đốt nến và nói với nhau về trận mưa, viết về những gì đang đe dọa và sẽ xảy ra với con người trong đời sống này..." (Nguyễn Quang Thiều – Tuổi Trẻ, 02/11/2008)

Mất mát nhỏ hay lớn?

Mất mát nào rồi cũng qua đi, mặc dù thiệt hại của nó chỉ tính riêng một thủ đô cũng không hề là nhỏ: "18 mạng người, 3.000 tỉ và ..." Tuy thế: "Trận mưa này là một ví dụ nhỏ...". Đúng là nhỏ! Nó nhỏ ở chỗ "nếu do lũ, lụt, cuồng phong thì là một nhẽ, đằng này chỉ là... một trận mưa". Nó còn nhỏ ở chỗ: Nếu chúng ta đem nó để so sánh với những cái mất mát quá lớn mà nó sẽ đến với chúng ta hôm nay, ngày mai... Và sẽ đến với con cháu chúng ta sau này!

Những cái mất mát đó sẽ là những cái gì vậy?

Trước hết cái gì ta cũng phải bắt đầu đi từ con người. Với vấn nạn 5C (Con Cháu Các Cụ Cả), hết số đó thì người ta lại nhận người theo kiểu như đại biểu HĐND thủ đô Phạm Thị Thành nói tại một buổi họp của hội đồng: "Cháu tôi học ngành y ra, muốn vào làm việc ở một bệnh viện người ta đòi chi 30 - 50 triệu đồng. Rồi có đứa thi vào đại học đút 30 - 50 triệu cũng có người thi hộ...Việc vòi tiền xin việc; cất nhắc, bổ nhiệm theo kiểu quan hệ bè cánh ngày càng phổ biến - Người dân thường không có chứng cứ, nhưng nói đâu là trúng đấy! Mỗi tết “người ta xếp hàng để biếu quà sếp”. Những "chuyện thường ngày" như vậy, nếu lãnh đạo TP chịu khó "vi hành" thì sẽ thấy hết". (Tuổi Trẻ, 21/07/2006)

Với những người được đi học, được tuyển dụng, được cất nhắc mà như vậy thì? Người ta có cần người giỏi, người tài nữa không? Hơn nữa nếu vẫn còn sót người giỏi người tài trong số đó thì người ta có được tôn trọng để làm việc nữa không? Việc này sẽ đưa chúng ta tới đâu?

Với những chuyện đó thì trận mưa lụt của Hà Nội hôm nay quả là quá nhỏ!

Rồi đây, sản phẩm của họ đây Với các con đường "quy hoạch rắn bò" sẽ đưa chúng ta tới đâu? Hàng loạt "Nhà siêu mỏng trên tuyến đường tiền tỉ" sẽ đưa chúng ta tới đâu? Các tuyến đường quốc lộ không hè đường, hai bên lèn chật kín là những ngôi nhà kiểu "ống" sẽ đưa chúng ta tới đâu? Sau này chúng ta phải trả nợ nước ngoài là bao nhiêu cho những con đường đó? Rồi đây chúng ta sửa chữa những sản phẩm đó như thế nào? Khi con cháu ta muốn mở rộng quốc lộ đó thì chúng phải làm thế nào? Chúng phải bỏ ra số tiền là bao nhiêu? Tiền có làm được không?...

Với những chuyện đó thì trận mưa lụt của Hà Nội hôm nay quả là quá nhỏ!

Để rồi những con đường rắn lượn đó cộng với sự bảo kê của Công an, sự coi thường pháp luật của những lái xe vì biết mình đã được bảo kê, hơn nữa còn phải chạy nhanh để giành khách để đủ chi phí cho những cuộc bảo kê...Đã cho kết quả là: "Nếu tính trong vòng 5 năm trở lại đây, mỗi năm chúng ta đều mất trên dưới 12.000 nhân mạng, chưa kể hàng vài chục nghìn người bị thương. Một con số xót xa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc họp về an toàn giao thông đã phải thốt lên đau xót: Chúng ta mất quá nhiều mạng người, hơn cả trong chiến tranh…” (Lao Động, 23/07/2007)

Xã hội của chúng ta sẽ đi tới đâu khi mà: "500.000 là số lao động Việt nam đi làm thuê ở nước ngoài, khi mà: "93.000 là số lao động việt nam ở Đài loan, trong đó có tới 75.000 chị em đang giúp việc trong các gia đình người Đài (làm “đầy tớ” cho người ta).(Tiền Phong, 01/06/2005), khi mà: ĐB Nguyễn Thị Hồng (Nghệ An) nói tại Quốc hội: "Đối tượng lao động nữ 20 - 30 tuổi đưa đi xuất khẩu, thực chất đưa đi để hành nghề người ta dùng chữ là "phục vụ đàn ông" ở các nước khác." (VietNamNet, 6/6/2005)

Rùng rợn hơn, con cháu của chúng ta ra sao, khi mà: 100.000 là số phụ nữ Việt được bán ở Đài loan (Tiền Phong, 22/08/2005) và 20.000 là số phụ nữ Việt được bán ở Hàn Quốc... (Tuổi Trẻ, 24/03/2006), khi mà: các cô gái Việt bị đem: "Trưng bày trong "bể cá"." (VietNamNet, 19/03/2005), bị đem: "Bán đấu giá ở Malaysia" (Tiền Phong, 08/05/2006) ?...

Với những chuyện đó thì trận mưa lụt của Hà Nội hôm nay quả là quá nhỏ!

Nó không nhỏ sao khi xã hội đầy dẫy những con người: "...Thấy vợ không thở, Tuyên đặt vợ lên giường trên gác xép, quấn chăn rồi xuống nhà nấu cơm cho các con ăn đi học bình thường. Khoảng 2h chiều cùng ngày, Tuyên lấy dao phân thi thể vợ. Sau đó, hắn dùng chăn quấn phần thân vợ đem vứt ở hồ Xẻ Quạt, đầu vứt ở khu vực sông Nhuệ (Thanh Trì) và chân vứt ở Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai)" (VnExpress, 03/07/2008)

Rồi những "Con dâu đánh bả mẹ chồng" (VnExpress, 20/9/2004), "Cháu giết bà nội vì sợ phân chia tài sản" (Tiền Phong, 08/05/2008), "Cháu ngoại giết ông" (Lao Động, 14/04/2008), "Anh đánh chết em trong ngày giỗ bố" (Tiền Phong, 12/05/2008), "Bóp cổ vợ đến chết vì không được 'yêu'" (VnExpress, 08/08/2008), "Bé trai nửa tháng tuổi bị mẹ thả xuống kênh" (VnExpress, 29/08/2008), "Bị mắng vì chơi game, cháu đánh chết bà nội" (Dân Trí, 02/11/2008)...

Với những chuyện đó thì trận mưa lụt của Hà Nội hôm nay quả là quá nhỏ!

Còn nhiều chuyện khác nữa bạn viết tiếp giúp tôi nhé!

Nguyên nhân nào?

Nguyên nhân nào dẫn tới tình người phai nhạt? Nguyên nhân nào dẫn tới mỗi năm ta chết hàng chục ngàn người, hơn cả trong chiến tranh? Nguyên nhân nào mà phải tha phương cầu thực, làm đĩ kiếm tiền? Đói khổ ư? Vì sao ta đói khổ? Chiến tranh ư? Chiến tranh nó đã xa ta hơn 30 năm rồi! Thế hệ sau chiến tranh đã dựng vợ gả chồng rồi!...

Nguyên nhân chính là ở chỗ cơ chế đã tạo ra! Cơ chế làm cho người ta thích thì làm không làm không sao nên người ta không cần làm tốt! Vì người ta không cần làm tốt nên cứ 5C mà người ta nhận, cứ có tiền là người ta đề bạt! Rồi để cả xã hội tham nhũng... Rồi "Thượng bất chính thì hạ tắc loạn!"...

Nguyên nhân gốc rễ là từ cơ chế một Đảng mà ra!

Một đảng nên người của đảng muốn làm sao thì làm có sao đâu? Dân nói ư? Chỉ là: "Lời nói gió bay", "Nước đổ đầu vịt" mà thôi!

Nếu... Lại là chữ Nếu đáng ghét.

Nếu chúng ta có hai Đảng trở lên thì đảng đối lập có để cho đảng cầm quyền làm như thế không? Họ đã lãnh đạo nhân dân đạp đổ từ lâu rồi! Vì thế mà đảng cầm quyền buộc phải làm tốt! Nếu không muốn bị đổ! Thế thôi. Những nước đa đảng trí tuệ họ cũng không hơn chúng ta là mấy! Nhưng cơ chế đó đã làm cho họ sợ mà không dám tham, không dám làm kém! Thế thôi!

Trung Ngôn

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 968 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 12
Khách: 12
Thành Viên: 0