Lãnh đạo làm gì để cứu nước lụt
Chính quyền Việt Nam đã ra các quyết định huy động nguồn lực để “khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, lũ” nhưng động
thái của các lãnh đạo cao nhất vẫn không đủ đáp ứng mong đợi.
Đặc biệt, các tin về nguy cơ vỡ đê được nêu ra nhưng chưa thấy chính quyền có một phương án cứu hộ đồng bộ,
liên kết nhiều vùng dân cư trong trường hợp việc xấu xảy ra.
Đối phó thiếu kế hoạch
Bài học các nước cho thấy sự lãnh đạo kiên quyết, rõ rệt và thể hiện ý chí cá nhân của các chính khách
là hết sức cần thiết.
Thủ tướng Trung Quốc ông Ôn Gia Bảo đã lên máy bay lập tức đến thăm nạn nhân động đất Tứ Xuyên khi vụ việc
xảy ra.
Trong
hình tình nghiêm trọng và lan rộng như trận lụt thế kỷ này,
một chính quyền bình thường cần nhanh chóng cho tạm ngưng công
việc ở các công sở, trường học và huy động gấp quân đội vào
giải toả hậu quả thiên tai.
Nhưng có vẻ như chính quyền trung ương để cho Hà Nội tự xoay sở nhiều ngày với một vấn đề tưởng như chỉ mang
tính địa phương.
Chỉ cho tới khi tình hình trở nên nghiêm trọng quá mức tưởng tượng, với số người thiệt mạng tăng cao thì trung
ương mới có động tĩnh.
Tới 3/11, báo chí Việt Nam mới đưa tin cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi công điện yêu cầu tập trung
mọi nguồn lực, thực hiện các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ.
Cùng ngày, có tin nói Bộ trưởng Cao Đức Phát nói “Hà Nội chậm chạp trong giúp dân”, trái ngược với phát
biểu của ông Phạm Quang Nghị rằng thành phố không “lúng túng, chậm chạp”.
|
|
Trung Quốc cho quân đội vào cứu dân sau vụ động đất ở Tứ Xuyên |
Cho tới chiều 4/11, trên các báo mạng không thấy sự hiện diện của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Nguyễn
Minh Triết hay các phát biểu dứt khoát của họ trước tình trạng khẩn cấp.
Dư luận quốc tế nếu đọc trang tiếng Anh điện tử của báo Đảng, tờ Nhân Dân, sẽ chỉ thấy bài cao nhất hôm 4/11
đưa tin TBT Nông Đức Mạnh ca ngợi Công đoàn Việt Nam nhân Đại hội 10 của tổ chức này.
Bài về số 64 nạn nhân lụt chỉ đứng thứ ba trên tờ báo này.
Trong
khi đó, các cơ quan ngoại giao nước ngoài và các công ty du
lịch đều phải trả lời câu hỏi của công dân nước họ về khả
năng có đến Hà Nội theo nghị trình nữa hay không vì tình
trạng úng lụt và nguy cơ mắc bệnh dịch.
Trách nhiệm của Hà Nội
Nếu trung ương là như thế, chính quyền Hà Nội cũng bị động trước thiên tai vì để tâm vào chuyện chính trị
nội bộ như tôn giáo.
Dư âm của vụ Thái Hà và việc xây gấp gáp hai công viên trong tranh chấp với giáo dân vẫn còn đó.
Ngày 1/11 chính quyền Hà Nội, theo lời Bí thư Phạm Quang Nghị còn bận họp “tổng kết vấn đề tôn giáo”.
|
Sáng hôm qua 1/11, thành phố họp tổng kết vấn đề tôn giáo, chiều tôi đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt trong nội thành, hôm
nay đi ra ngoại thành
Bí thư Phạm Quang Nghị
|
Trả lời VNN ông nói chỉ đến chiều hôm đó ông mới “đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt trong nội thành” và đến hôm
sau mới “đi ra ngoại thành”.
Hoạt động mang tính đối phó này đặt ra câu hỏi về tầm nhìn của các lãnh đạo thủ đô.
Cũng
chỉ sức ép dư luận và yêu cầu của chính quyền trung ương mới
khiến Hà Nội bố trí xe cộ chở người qua các điểm ngập lụt
ở lối vào thành phố sau khi giá chuyên chở chợ đen đã lên tới
mức không chịu nổi.
Cũng có tin nhiều khu phố xảy ra tình trạng hôi của, cướp giật.
Tất cả cho thấy cả thành phố, và cao hơn là trung ương không có một phương án tổng thể để phục hồi sinh hoạt
cho dân chúng hoặc đề phòng tình hình diễn biến tệ hơn.
Nếu những ngày tới có thêm mưa lớn khiến vỡ đê thì hậu quả ngập lụt Hà Nội, Hà Đông và mưa lũ các tỉnh
phía Bắc dễ biến thành cuộc khủng hoảng lớn cho Việt Nam.
|