Thứ Ba, 2024-11-05, 8:32 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 4 » Chính sách phát triển đô thị qua trận lụt lịch sử ở Hà Nội?
9:01 PM
Chính sách phát triển đô thị qua trận lụt lịch sử ở Hà Nội?
2008-11-04

Hà Nội tiếp tục ngập lụt trên gần 50 tuyến phố, giao thông gián đoạn. Ngoài 20 người chết, thiệt hại tài sản hơn 3 ngàn tỷ đồng. Quan điểm của chuyên gia kinh tế về vấn đề này như thế nào?

Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển một tổ chức tư nhân đặt trụ sở tại Hà Nội. Từ bên ngoài thủ đô, ông  phát biểu:

TS Nguyễn Quang A:  Tôi nghĩ việc khẩn cấp nhất là làm sao để cung cấp lương thực cho đều đặn; vấn đề vệ sinh môi trường dịch bệnh. Tất nhiên khẩn cấp nhất là việc phải bơm thoát nước đi. Nhưng tôi nghĩ chuyện mưa mấy ngày và úng lụt như thế này, chắc là chính quyền phải xem xét lại rất kỹ vấn đề  qui hoạch của mình.

Phát triển đô thị

Nam Nguyên:  Thưa Tiến sĩ, thảm hoạ ngập lụt ngay thủ đô cho thấy Việt Nam phát triển không có kế hoạch như một số thông tin trên báo chí.  Ông nhận định gì vấn đề này?

TS Nguyễn Quang A:  Tôi nghĩ rằng không phải hoàn toàn như vậy. Có thể kế hoạch không được tốt không được phù hợp. Tôi nói thí dụ, phát triển đô thị lẽ tự nhiên là khu nào trũng thì nước phải để chạy theo chỗ trũng, thì mình lại đi lấp chỗ trũng xây thêm nhà. Rồi xây thêm đường xá, thêm nhà tức là ngăn cách dòng chảy tự nhiên của nước.

Trong khi mình xây dựng nhiều đô thị, nó tạo thành một cái đê nhân tạo ngăn dòng chảy thì sẽ rất là nguy hiểm. Tôi nghĩ những vấn đề có tầm lớn thì phải xem xét lại một cách rất căn bản, vì chuyện đó nó sẽ có ảnh hưởng năm bảy chục, một trăm năm đối với con cháu.

TS Nguyễn Quang A
Chuyện này không chỉ ở Hà Nội mà TP.HCM cũng như vậy, nó dốc từ Bắc xuống Nam, từ tây sang đông chẳng hạn,  trong khi mình lại xây dựng nhiều đô thị ở khu vực phiá nam chẳng hạn. Nó tạo thành một cái đê nhân tạo ngăn dòng chảy thì sẽ rất là nguy hiểm.  Lẽ ra phải cho nó chảy dọc theo hướng, con đường lẽ ra  hướng bắc nam   thì mình lại đi làm theo hướng đông tây để chặn lại.

Tôi nghĩ những vấn đề có tầm lớn thì phải xem xét lại một cách rất căn bản, vì chuyện đó nó sẽ có ảnh hưởng năm bảy chục, một trăm năm đối với con cháu.

Cần một kế hoạch tổng thể

Nam Nguyên:  Thưa như vậy là đã có lo cơ sở hạ tầng trước khi phát triển hay không, hay là làm đến đâu mới nghĩ đến đó, để xảy ra tình hình ngày hôm nay?

TS Nguyễn Quang A:  Đầu tiên là phải qui hoạch đã, cũng như mình xây một cái nhà. Nếu mình thuê một kiến trúc sư dầu phải trả nhiều tiền cho họ nhưng mà được một cái nhà nó ra hồn. Một thành phố cũng như vậy, để qui hoạch thành phố nó cũng có chuyên môn của nó.

Riêng ở Hà Nội trong những ngày qua tôi nghĩ thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đô  tương đương 200 triệu đô la. Tất nhiên có những chuyện thiệt hại do mùa màng mình không kể, nhưng mà chỉ một nửa khoản đó  100 triệu đô la  trong bản thân nội thành Hà Nội thôi.

Tại sao không bỏ ra 70 triệu đô la, 100 triệu đô la để làm qui hoạch rất là nghiêm túc, còn hiện bây giờ qui hoạch nói chung được quyết định bởi một số chuyên gia, mà nói chung giới chuyên môn không đóng góp nhiều ý kiến cho lắm. 

Nam Nguyên:  Thưa, nếu phải đặt vấn đề trách nhiệm thì những ai chịu trách nhiệm về việc không có kịch bản dự phòng thiên tai?

TS Nguyễn Quang A:  Cũng phải nói thực, một trận mưa  kéo dài thường mọi năm cả tháng mới mưa được khoảng vài trăm milimét mà đằng này trong ba ngày mà trên 500 mm, thì đúng là một hiện tượng rất là đột xuất. Nhưng mà chính cái đột xuất này thì mới làm bộc lộ ra những thiếu sót ấy.

Tôi nghĩ chính quyền thành phố, cái này nó cũng đã kéo dài cả nhiều chục năm nay rồi chứ không phải là chính quyền mới đây. Nói chung là các chính quyền thành phố kế tiếp nhau họ chưa quan tâm một cách đầy đủ về khiá cạnh này.

Nam Nguyên:  Thưa Tiến sĩ, hậu quả của trận lụt ở thủ đô cũng như ở Bắc Bộ  có ảnh hưởng gì tới nền kinh tế VN vốn đang gặp nhiều khó khăn?

Cái này nó cũng đã kéo dài cả nhiều chục năm nay rồi chứ không phải là chính quyền mới đây. Nói chung là các chính quyền thành phố kế tiếp nhau họ chưa quan tâm một cách đầy đủ về khiá cạnh này.

TS Nguyễn Quang A

TS: Nguyễn Quang A:  Chắc chắn là có ảnh hưởng vì hàng trăm ngàn hécta  hoa màu của bà con nông dân, thực sự có thể  bị thiệt hại rất nhiều nếu không nói là mất toàn bộ. Nhưng cái đó là ở một vùng mấy tỉnh xung quanh Hà Nội. Chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng nhưng mà tôi nghĩ là sẽ không có một ảnh hưởng quá lớn.

Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, ông cũng chịu cảnh  lội nước như mọi người?

TS Nguyễn Quang A:  Tôi thì hôm mùng 1  khi đi về cũng bị lội, cũng phải lội. Đi taxi thì đến giữa đường taxi cũng không đi được thì phải xuống lội về nhà.

Nam Nguyên:  Thưa, lúc này là sáng ngày 4/11ở Hà Nội, lúc này nước đã rút hết chưa?

TS Nguyễn Quang A:  Tôi đang không có mặt ở Hà Nội, nhưng nghe các phương tiện thông tin nói là đến ngày hôm nay (4/11) nước chưa có rút. Người ta tính rằng mấy ngày qua lượng nước mưa rơi xúông Hà Nội khoảng 20 triệu mét khối, mà công suất bơm của trạm bơm Yên Sở là độ khoảng trên 4 triệu mét khối mỗi ngày.

Như vậy chia ra, khoảng đến cuối tuần này nếu trời không tiếp tục mưa,  thì lúc đó hậu quả mới có thể được khắc phục hoàn toàn.

Nam Nguyên:  Cảm ơn Tiến sĩ đã trả lời Đài chúng tôi.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 887 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 59
Khách: 59
Thành Viên: 0