|
|
Người dân di chuyển bằng bè tự chế trên đường phố Hà Nội |
Ít nhất 20 người đã thiệt mạng trong đợt mưa kỷ lục gây ngập lụt ở Hà Nội, trong khi chính quyền bác bỏ tin đồn vỡ đê bao
thành phố.
Hiện vẫn còn 20 khu vực của thủ đô bị ngập, gần một tuần sau trận mưa lớn.
Về tin đồn lan truyền trong dân cư, báo chí trong nước trích lời Chánh văn phòng UBND Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành cho biết hôm
4/11 rằng các tuyến đê bao thành phố ‘vẫn an toàn’.
Ông Thành nói: “Không có chủ trương xả lũ tại bất cứ địa phương nào”.
Tin đồn vỡ đê sông Nhuệ, con sông tiêu thoát nước cho nội đô Hà Nội, khiến người dân ‘lo lắng đi mua đồ ăn tích trữ’ hôm 4/11.
Trong khi đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục chỉ đạo chính quyền Hà Nội ‘kiểm tra các tuyến đê trên địa bàn’
cũng như ‘dự kiến các tình huống xấu xảy ra’.
Ông Dũng được trích lời nói với Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương: ‘Quân đội là lực lượng nòng cốt để bảo vệ đê’.
|
chính quyền đã xử lý tích cực, kịp thời, không có chuyện chậm chạp hay lúng túng
Bí thư Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị
|
'Không chậm chạp'
Sau phản ứng bị chỉ trích là chậm chạp, chính quyền Hà Nội đã cấp 8 tỷ đồng cho các địa phương mua lương thực cứu trợ người
dân gặp khó khăn vì mưa lụt.
Tại những khu vực còn ngập, Hà Nội cũng đã điều động xe chở người dân đi lại miễn phí.
Trước khi chính quyền vào cuộc, có tin dịch vụ đưa người qua vùng ngập lụt khá ăn khách, dù giá cao.
Tin cho hay, nhiều lối vào thủ đô vẫn còn ngập lụt với mức nước từ 80 cm đến một mét, gây ách tắc giao thông.
Chiều 3/11, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát lần đầu tiên lên tiếng nói "Hà Nội chậm chạp trong việc giúp dân".
Trả lời BBC hôm 3/11, Bí thư Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, bác bỏ chỉ trích và nói “chính
quyền đã xử lý tích cực, kịp thời, không có chuyện chậm chạp hay lúng túng".
Được biết, cho tới nay, mưa lũ trên các tỉnh miền bắc tuần qua đã làm ít nhất hơn 60 người chết.
|