Thứ Ba, 2024-11-05, 8:39 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 5 » Liên Đoàn Luật Sư không thể là “Cấp trên” của Đoàn Luật Sư!
9:00 PM
Liên Đoàn Luật Sư không thể là “Cấp trên” của Đoàn Luật Sư!
2008-11-05

Bộ Tư Pháp chủ trì một hội nghị liên ngành, lấy ý kiến dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành các quy định liên quan đến Luật Luật Sư.

Hội nghị liên ngành về quy định liên quan đến Luật Luật Sư

Một số điểm trong dự thảo nghị định có thể giới hạn tính độc lập của các Đoàn Luật Sư, là tính chất được Luật Luật Sư bảo vệ. Biên tập viên Thiện Giao ghi nhận và có bài trình bày sau đây.

Một dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật Sư được đưa ra gần đây đã và đang tạo nhiều nhận định trái ngược nhau trong giới luật sư Việt Nam.

Một dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật Sư được đưa ra gần đây đã và đang tạo nhiều nhận định trái ngược nhau trong giới luật sư Việt Nam.

Trong số các điều được nêu ra trong dự thảo, có 2 điểm đáng chú ý, vì liên quan trực tiếp đến tính độc lập của các luật sư và đoàn luật sư.

Điểm thứ nhất, Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh có quyền phê duyệt các nghị quyết, kết quả bầu chọn Ban Chủ Nhiệm, Ban Khen Thưởng - Kỷ Luật do đại hội các Đoàn Luật Sư đưa ra.

Luật sư Nguyễn Đăng Trừng
Luật sư Nguyễn Đăng Trừng
Điểm thứ hai, Ban Thường Vụ Liên Đoàn Luật Sư Toàn Quốc có quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động của Ban Chủ Nhiệm, yêu cầu đoàn tổ chức đại hội bất thường để bầu bán lại.

Dự thảo nghị định mâu thuẫn với Điều Số 6 của Luật Luật Sư

Một luật sư Việt Nam nói rằng, “dự thảo nghị định như vậy là mâu thuẫn với Điều Số 6 của Luật Luật Sư.”

Điều Số 6 của Luật này ghi rằng, “Quản lý hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư...”

Quan điểm của vị luật sư này là: “Tinh thần của Luật bảo đảm Đại Hội Toàn Thể của Đoàn Luật Sư là cơ quan có quyền cao nhất.

Điều Số 6 của Luật này ghi rằng, “Quản lý hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư...”

Một luật sư khác, là ông Lê Công Định, cho rằng, vai trò của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố đã được qui định sẵn trong Luật.

“Luật Luật Sư đã nói rõ, Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố là cơ quan quản lý hoạt động luật sư tại địa bàn thành phố. Do đó đây cũng là điều bình thường, đã được qui định sẵn trong luật rồi.”

Vị luật sư không nêu tên dẫn chứng, rằng mặc dầu “Luật có qui định thẩm quyền phê duyệt của Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh, nhưng từ khi pháp lệnh luật sư đầu tiên được ban hành đến nay, chưa bao giờ có tình trạng không phê duyệt xảy ra.”

Một điểm khác cần lưu ý trong dự thảo nghị định đang được nói đến là mối quan hệ giữa các Đoàn Luật Sư tại địa phương và Liên Đoàn Luật Sư Toàn Quốc.

Bản tin của báo Pháp Luật ra ngày 31 tháng 10 nói rằng, thứ trưởng Bộ Tư Pháp khẳng định không có quan hệ “trên – dưới” giữa 2 thực thể này.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong thời gian qua, Đoàn Luật Sư Sài Gòn và Bộ Tư Pháp đã có một số va chạm liên quan đến sự thành lập Liên Đoàn Luật Sư Toàn Quốc.

Vi phạm tính tự quản của Đoàn Luật Sư

Đầu tiên, ông Lê Thúc Anh, nguyên là Phó Chánh Án Toà Án Nhân Dân Tối Cao, được Bộ Tư Pháp bổ nhiệm làm chủ tịch Hội Đồng Lâm Thời Luật Sư Toàn Quốc. Sau quyết định bổ nhiệm ấy, ông Lê Thúc Anh nộp đơn xin gia nhập Đoàn Luật Sư Sài Gòn.

Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, với tư cách Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư, từ chối đơn xin gia nhập của ông Lê Thúc Anh vì nói rằng làm như thế là sai luật.

Trả lời chúng tôi vào thời điểm ấy, luật sư Bùi Quang Nghiêm nhận định về quyết định của Bộ Tư Pháp bổ nhiệm ông Lê Thúc Anh.

“Tôi không biết là Bộ Tư Pháp ra các quyết định như thế dựa trên cơ sở nào. Nhưng theo tôi biết thì quyết định này chưa phù hợp qui định liên quan đến việc chuẩn bị thành lập Liên Đoàn Luật Sư Toàn Quốc.”

Ít hôm sau, luật sư Trừng gởi văn bản đến Bộ Tư Pháp, thông báo rút tên khỏi Hội Đồng Lâm Thời Luật Sư Toàn Quốc với sự nhất trí của Ban Chủ Nhiệm và Hội Đồng Khen Thưởng – Kỷ Luật Đoàn Luật Sư Thành Phố.

Trong dự thảo nghị định, có một vài nội dung cho thấy rằng thực sự có quan hệ “trên – dưới” giữa Đoàn Luật Sư và Liên Đoàn Luật Sư.

“Nếu có qui định như vậy thì rõ ràng là có sự vi phạm tính tự quản của Đoàn Luật Sư. Thực ra, Liên Đoàn Toàn Quốc chỉ là để bảo vệ hoạt động nghề nghiệp của các luật sư, trong luật luật sư ghi rõ, rằng Đoàn Luật Sư là tổ chức tự quản, và Liên Đoàn không phải là cấp trên. Do đó, nếu có qui định như vậy thì tức là có sự vi phạm.”

Luật sư Lê Công Định

Cụ thể, dự thảo ghi, vẫn theo bản tin của báo Pháp Luật, rằng “... trường hợp ban chủ nhiệm đoàn luật sư vi phạm nghiêm trọng điều lệ đoàn luật sư, điều lệ của liên đoàn... thì ban thường vụ liên đoàn ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động của ban chủ nhiệm, yêu cầu tổ chức đại hội bất thường để bầu mới.”

Luật sư Lê Công Định nói rằng, một qui định như vậy là vi phạm vào tính tự quản của Đoàn Luật Sư.

“Nếu có qui định như vậy thì rõ ràng là có sự vi phạm tính tự quản của Đoàn Luật Sư. Thực ra, Liên Đoàn Toàn Quốc chỉ là để bảo vệ hoạt động nghề nghiệp của các luật sư, trong luật luật sư ghi rõ, rằng Đoàn Luật Sư là tổ chức tự quản, và Liên Đoàn không phải là cấp trên. Do đó, nếu có qui định như vậy thì tức là có sự vi phạm.”

Trong khi đó, vị luật sư không nêu tên cũng viện dẫn Điều 62 Luật Luật Sư, nói rằng “Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn luật sư.”

Trước ý kiến cho rằng, dự thảo nghị định là cách thức mà Bộ Tư Pháp khống chế Đoàn Luật Sư Sài Gòn, ông Lê Công Định nói rằng, ông “không nghĩ như vậy.”

“Tôi không nghĩ nghị định này là để khống chế đoàn luật sư Sài Gòn, vì dự thảo được soạn thảo từ trước đó rồi. Hơn nữa, trong việc Đoàn Luật Sư Sài Gòn phản ứng lại việc chọn ông Lê Thúc Anh làm Chủ Tịch Lâm Thời Luật Sư Toàn Quốc là vì ông không đủ điều kiện để vào vị trí này.

Chúng tôi phản đối điều ấy nhưng không có nghĩa là vì chuyện đó mà Uỷ Ban phải có quyết định ghi trong nghị định các điều khoản để điều này không xảy ra nữa.”

Một luật sư khác thì bày tỏ ý kiến ngược lại; rằng “Cho đến nay, phản ứng của Đoàn Luật Sư Sài Gòn về việc Chủ Nhiệm của họ không tham gia hội đồng lâm thời, không kết nạp ông Lê Thúc Anh, là hoàn toàn đúng pháp luật. Rất tiếc, sự đúng pháp luật này lại va chạm đến lợi ích có tính cá nhân và phe nhóm.” Ông nói, “văn bản dự thảo nghị định là một cách để loại trừ sự đối kháng cần thiết và lành mạnh.”

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 937 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 364
Khách: 364
Thành Viên: 0