Thiện Giao, phóng viên RFA
2008-11-05
Ngày
4 tháng 11, ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói rằng Chính
Phủ sẽ trình Quốc Hội mục tiêu mới cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2008.
AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
Lạm
phát tăng cao, tăng trưởng giảm cùng với ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính thế giới, đang gây nhiều khó khăn cho thành phần lao động nhập cư.
Theo đó, chỉ tiêu này được giảm
xuống; và đây không phải là lần đầu tiên Chính Phủ cho giảm chỉ tiêu tăng trưởng
GDP.
Chỉ tiêu tăng trưởng?
Sau khi Ngân Hàng Nhà Nước Việt
Nam công bố giảm lãi suất cơ bản và giảm mức dự trữ bắt buộc, ông Thống Đốc
Nguyễn Văn Giàu gặp báo chí vào ngày 4 tháng 11, nói rằng Chính Phủ điều chỉnh
mục tiêu tăng trưởng, xuống còn 6,5 đến 6,7%.
Mức điều chỉnh này sẽ phải được
trình qua Quốc Hội, và phải được Quốc Hội thông qua.
Đây không phải là lần đầu
tiên Chính Phủ giảm chỉ tiêu tăng trưởng. Nói cách khác, đây không phải là lần
đầu tiên Quốc Hội được nghe, và sẽ chuẩn thuận, kế hoạch giảm chỉ tiêu GDP do
Chính Phủ yêu cầu.
GDP và chỉ tiêu tăng trưởng của
chỉ số này là thước đo tổng quát nhất sự phát triển của kinh tế. Nhưng việc đặt
ra chỉ tiêu cho GDP trong sự tách biệt với các chỉ số kinh tế khác, đặc biệt là
chỉ số lạm phát, có thể đưa đến những “ảnh hưởng tiêu cực rất nguy hiểm.”
Khi đặt ra con số, thì phải chạy theo chỉ tiêu. Cuối
năm, nếu không đạt được chỉ tiêu, người ta chi tiêu bằng mọi cách, chi tiêu từ
ngân sách nhà nước. Trong tương lai, nền kinh tế sẽ mang nợ và phải trả giá.
TS Vũ
Quang Việt
Đó là nhận định mà tiến sĩ Vũ
Quang Việt, nguyên chuyên viên kinh tế cao cấp của Liên Hiệp Quốc, đưa ra vào hồi
tháng Năm vừa qua.
“Khi đặt ra con số, thì phải chạy theo chỉ tiêu. Cuối
năm, nếu không đạt được chỉ tiêu, người ta chi tiêu bằng mọi cách, chi tiêu từ
ngân sách nhà nước, tăng tín dụng đầu tư vào khu vực nhà nước.
Về nguyên tắc kinh tế mà nói, xây một cây cầu rồi phá
cây cầu ấy đi đều làm tăng GDP. Đầu tư như vậy là phí phạm mà GDP vẫn tăng.
Trong tương lai, nền kinh tế sẽ mang nợ và phải trả giá.”
Lạm phát và Giảm phát
Phát biểu của tiến sĩ Việt được
đưa ra vào đầu tháng Năm, cũng trong một tình huống tương tự phát biểu của ông
Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước lần này.
Lúc ấy, vào ngày 6 tháng Năm,
2008, thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, báo cáo với Quốc Hội về tình hình kinh
tế, trong đó chính phủ xin giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế xuống còn 7%.
Động thái giảm chỉ tiêu kinh
tế, kết hợp với quyết định cắt giảm lãi suất căn bản trong khu vực ngân hàng
cho thấy kinh tế Việt Nam đang chựng lại.
Thống kê hồi tháng 10 vừa qua
đưa ra con số “giảm phát,” tức là sự sụt giảm mức giá cả, vào khoảng 0,19%.
Một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện tại đang đối mặt với tình trạng thiếu vốn và lãi
suất tăng vọt dưới ảnh hưởng các chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát của
chính phủ.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, thuộc
khoa Kinh Tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, đưa ra nhận xét tại Hội Thảo Việt Nam ở
đại học Princeton, Hoa Kỳ, hồi trung tuần tháng 10.
Ông nói: “Để đối phó với tình trạng giá cả tăng cao, các chính sách thắt chặt
tiền tệ được áp dụng đã đẩy lãi suất tăng vọt, tác động nghiêm trọng đến khoảng
20% doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có một nửa đối mặt với tình trạng phá sản.”
Cách đây ít hôm, Ngân Hàng
Nhà Nước quyết định cho giảm lãi suất cơ bản xuống còn 12%. Động thái này dẫn đến
việc, nhiều ngân hàng thương mại công bố hạ lãi suất cho vay, có nơi xuống gần
15%.
Để đối phó với tình trạng giá cả tăng cao, các chính sách thắt chặt
tiền tệ được áp dụng đã đẩy lãi suất tăng vọt, tác động nghiêm trọng đến khoảng
20% doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có một nửa đối mặt với tình trạng phá sản.
TS Nguyễn Hồng Sơn
Bên cạnh đó, lượng dự trữ bắt
buộc cũng được hạ xuống. Dự trữ bắt buộc là một phần tiền ký thác vào ngân hàng
thương mại, được giữ lại tại Ngân Hàng Nhà Nước, không được mang cho vay. Giảm
lượng dự trữ bắt buộc đồng nghĩa với việc hệ thống ngân hàng thương mại có thể
cho vay nhiều hơn.
Những con số vô nghĩa
Trở lại với dự định của Chính
Phủ cho giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuống còn 6,7%. Trong lần trả lời phỏng
vấn với đài chúng tôi về câu hỏi tương tự, Tiến sĩ Vũ Quang Việt nói rằng GDP
là thành quả của tất cả mọi nhân tố kinh tế, và việc đặt chỉ tiêu cho con số
này là một việc làm vô nghĩa:
“Ngoại trừ các nước theo Xã Hội Chủ Nghĩa đưa ra chỉ
tiêu tăng trưởng GDP, còn tất cả các nước khác không ai đặt vấn đề đó ra, rồi lại
đưa ra Quốc Hội thảo luận về con số hoàn toàn trừu tượng này.
Lý do là vì sự phát triển kinh tế là do tất cả người
Việt Nam tham gia hoạt động sản xuất, tự đánh giá thị trường để hoạt động, từ
đó ảnh hưởng lên tốc độ phát triển kinh tế. Nhà Nước đưa ra con số này thì rõ
ràng điều ấy vô nghĩa.”
Giáo sư Việt cũng nhấn mạnh,
rằng chính lạm phát mới là chỉ số cần có chỉ tiêu để kiểm soát. Ông nói: “Lạm
phát là điều Nhà Nước có thể ảnh hưởng và kiểm soát được. Trường hợp Việt Nam,
lạm phát là do chính sách tài chánh, tín dụng, thâm hụt ngân sách vì chi tiêu
công. Khoảng 30, 40% tổng đầu tư đến từ khu vực nhà nước.”
Điều này có thể hiểu là, nếu mạnh dạn cắt giảm chi tiêu công của khu vực
này, Chính Phủ có thể kiểm soát một cách tích cực tình trạng lạm phát ở mức rất
cao hiện nay.
|