|
|
Nguy cơ bệnh dịch sẽ đến sau khi nước rút khỏi Hà Nội |
Nước lụt kéo dài trong khu đô thị không chỉ gây ách tắc giao thông mà còn là nguy cơ phát tán dịch bệnh.
Một số biện pháp đơn giản như ngăn không cho trẻ em chơi đùa trong nước bẩn có thể giúp phòng tránh nhiều nguy
hiểm có liên quan.
Nếu các bệnh viện ghi nhận tình trạng đang gia tăng các ca tai nạn do nước ngập thì Bộ Y tế cảnh báo nhiều
nguy cơ bệnh tật sắp tới.
Dịch bệnh
"Trận
mưa lụt lịch sử đang diễn ra đã khiến Hà Nội phải đối mặt với nhiều
dịch bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, ngộ độc,
các bệnh viêm nhiễm ngoài da... " - trích đoạn công văn của TS
Nguyễn Huy Nga, cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường.
"Chúng tôi
đang dùng chloramine B khử trùng nguồn nước, đảm bảo vệ sinh
môi trường, vệ sinh phân - nước - rác cho tốt để phòng bệnh sau
lũ lụt", Vũ Quốc Tuấn, giám đốc trung tâm truyền thông sở y
tế Hà Nội nói trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC.
Nguồn nước bị nhiễm phân và rác là nguyên nhân chính làm lây lan dịch tả, khiến người bệnh chết vì mất nước
và sốt cao, đòi hỏi chế độ chăm sóc lâm sàng đặc biệt trong khu hồi sức cách ly.
Cuối năm ngoái hàng chục người dân Hà Nội từng phải nhập viện khi bị dịch tiêu chảy cấp đe dọa.
|
|
Nguy cơ lớn nhất là dịch tả |
Nguy cơ dịch bệnh tái phát vẫn cao trong dịp đầu năm nay vì khả năng phẩy khuẩn tả ẩn nấp và tiếp tục phát
tán qua nguồn nước.
Dịch tả
Căn bệnh này nhiều lần trở thành đại dịch ở nhiều nước trên thế giới mà gần đây nhất là năm 1961, khởi đầu
từ Indonesia rồi nhanh chóng lan sang các nước Đông Á, Ấn Độ, Bangladexh, Liên Xô và Iran, Iraq.
Triệu chứng ban đầu là tiêu chảy và nôn mửa, do nhiễm trùng đường ruột, khiến cơ thể mất nước, đặc biệt nguy
hiểm cho người già và trẻ em.
Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu cộng đồng chuẩn bị phòng bệnh tốt có thể giảm nguy cơ tử vong
xuống chỉ còn 1%.
Vaccin phòng chống tả được coi là có tác dụng tốt đối với người phải di chuyển nhiều, hơn là sử dụng rộng
rãi trong cộng đồng đã phát dịch.
Biện pháp hữu hiệu và phổ biến nhất hiện nay vẫn là bảo đảm nguồn nước sạch để uống và bảo đảm vệ sinh
khi chế biến thức ăn, đồng thời cách ly nguồn nước thải và chất thải của con người.
Leptospirosis
Thế nhưng nếu dịch tả lây lan qua đường tiêu hóa thì nhiều dịch bệnh khác do virus gây ra có thể trực tiếp
tấn công các bộ phận cơ thể bị nhúng hoặc ngâm trong nước tù đọng lâu ngày.
Cuối năm 2005 sau trận lụt ở thành phố đông dân Mumbai của bang Maharashtra ở Ấn Độ, hàng chục người chết vì
dịch leptospirosis.
|
|
Trận lụt ở Mumbai kéo theo dịch bệnh leptospirosis |
Căn bệnh này lây lan do virus từ nước đái của chuột, dễ khiến trẻ em sốt cao và tử vong nhanh chóng nếu không
kịp thời được xét nghiệm và cho uống các loại kháng sinh phù hợp.
Giới chức ngành công chánh trong thành phố bị chỉ trích và thậm chí bị dân chúng vây đánh vì chậm chạp trong
việc dọn dẹp các đống rác và thông thoát hệ thống cống rãnh.
Trong môi trường lụt lội, nhiều chứng bệnh nhiệt đới cũng có khả năng trở thành nguy cơ đe dọa mạng sống dân
cư, từ uốn ván cho đến viêm não cấp hay nấm ký sinh.
Sốt xuất huyết
Đó là chưa kể đến những bệnh lây gián tiếp như sốt xuất huyết, do muỗi có điều kiện phát triển trong môi
trường nước đọng.
Trong danh sách các dịch bệnh nguy hiểm của WHO còn có từ sốt rét, schistosomiasis cho đến viêm gan, nhiễm độc
chì, các bệnh ngoài da hay suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Công
tác phòng chống dịch bệnh do lũ lụt ở Hà Nội chắc chắn còn
gặp thêm nhiều khó khăn trong bối cảnh giao thông gián đoạn,
cuộc sống của người dân bị xáo trộn, và đặc biệt là nguy cơ
vỡ đê ở một số tỉnh phía Bắc.
|