Thứ Ba, 2024-11-05, 8:50 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 6 » Bóng ma giảm phát đang ngấm ngầm lộ diện
9:12 PM
Bóng ma giảm phát đang ngấm ngầm lộ diện
Khi nhiều quốc gia trượt sâu hơn vào tình trạng khó khăn tài chính, một hiểm họa mới dường như đang dấy lên bên trong nền kinh tế Mỹ, hàng hóa ứ đọng chờ người mua, giá cả suy giảm bóp nghẹt vốn đầu tư thanh sạch và làm tình trạng thất nghiệp thêm trầm trọng. Người ta gọi nó là giảm phát, một thuật ngữ làm các nhà kinh tế nổi gai ốc.

Góc nhìn quốc tế: Khủng hoàng tài chính thế giới tuần qua
Joseph Stiglitz: Cách thoát khỏi khủng hoảng tài chính toàn cầu
Khủng hoảng kinh tế thế giới: Nỗi đau thực sự bắt đầu...

Khủng hoảng kinh tế thế giới có thể làm mất việc của hàng ngàn công nhân ở các công ty đa quốc gia tại các nước đang phát triển (Ảnh: Times)


"Thập kỷ bị đánh mất" có thể trở lại?

Giảm phát từng đi đôi với cuộc Đại suy thoái những năm 1930. Sự rớt giá liên tục cũng nằm trong tâm chấn của cái gọi là “thập kỉ bị đánh mất” ở nước Nhật sau sự đổ vỡ kinh hoàng của bong bóng thị trường bất động sản vào cuối những năm 1980, giai đoạn mà hiện nay một số chuyên gia tìm thấy có nhiều tương đồng với tình trạng khó khăn của nước Mỹ.

“Điều khả dĩ đó là phác họa rủi ro mà tôi nhận thấy”, Robert J. Barbera, kinh tế gia đầu ngành tại công ty nghiên cứu và mậu dịch ITG, cho biết. “Nó là cuộc khủng hoảng mà chúng ta đối mặt.”

Khi những nền kinh tế trên toàn cầu yếu đi, nhu cầu dầu mỏ, đồng, lương thực và các mặt hàng khác giảm đi, kéo theo sự hạ giá của nguyên liệu thô. Tuy giả cả giảm rõ rệt ở hầu hết hàng hóa và dịch vụ, vẫn hiển hiện một ngoại lệ là các mặt hàng gia dụng.

Nhu cầu giảm bắt đầu làm hạ giá thành một số mặt hàng, như đồ nội thất và đồ giường tủ, vốn đã giảm nhẹ từ đầu năm 2007, theo số liệu của chính phủ. Đồ điện, vật dụng và thiết bị gia đình cũng bắt đầu giảm giá.

Chỉ vài tháng trước, những nhà chính sách người Mỹ đã lo lắng về vấn đề ngược lại, đó là tình trạng tăng giá, hay lạm phát, khi giá dầu mỏ và lương thực leo thang khi đó rút ruột nền kinh tế. Vào tháng 7, giá cả bình quân cao hơn một năm trước đó 5,6 %, mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1991.  Tuy nhiên đến cuối tháng 9, mức lạm phát theo năm giảm còn 4,9 % và được chờ đợi sẽ còn thấp hơn nữa.

Lạm phát có thể khơi mào cho điều tồi tệ hơn: Giảm phát

Một loạt các mặt hàng được bán trong các siêu thị Wal-Mart ở Mỹ giảm giá nhằm
 kích thích tiêu dùng (Ảnh nguồn: Beth Hall/Associated Press)

Điều lo lắng khác nảy sinh khi ở trường hợp xấu nhất, lạm phát chấm dứt có thể khơi mào cho một điều tồi tệ: sự cắt giảm tiêu dùng lững thững và dai dẳng khi người tiêu dùng và nhà kinh doanh trên khắp thế giới mất sức mua, khiến hạ giá thành nhiều mặt hàng.

Mặc dù được cân nhắc là khó thể xảy ra, điều đó vẫn có thể khiến nhà kinh doanh trì hoãn sản xuất và gia tăng cắt giảm nhân công, làm cho nhiều người mất khoản tiền lương và nhu cầu tiêu dùng suy giảm về sau.

Mối nguy hiểm ở chỗ khó tìm ra cách giải quyết. Những nhà chính sách có thể đại khái đẩy lùi lạm phát bằng cách tăng lãi suất, thắt chặt hoạt động kinh tế và cắt giảm nhu cầu tiêu dùng. Nhưng như trường hợp Nhật Bản đã trải qua, một nền kinh tế có thể chìm trong giảm phát nhiều năm liền, ngay cả khi đã đưa lãi suất về số không: giá cả sụt giảm khiến các công ty đắn đo trong đầu tư ngay cả khi thừa thãi tín dụng.

Hầu hết những năm 1990, giá nhà đất và hàng hóa không ngừng suy giảm ở Nhật Bản. Khi nhân công bị cắt giảm nhiều hơn và sức mua giảm, giá cả vẫn không ngừng rớt, tuột trong vòng xoáy bại sản. Một số người lo ngại nền kinh tế Mỹ đang lâm vào số phận tương tự, nếu như suy thoái sâu rộng và kéo dài, còn người tiêu dùng mất sức mua cũng như ở châu Âu, châu Á và Mỹ La tinh phải chịu xuống dốc.

“Đó là một nguy cơ đầy ý nghĩa vào lúc này”, Nouriel Roubini, nhà kinh tế ở Stern School of Business thuộc đại học New York cho biết. Ông là người đã tiên đoán trúng từ trước cuộc khủng hoảng tài chính và cảnh bảo khả năng giảm phát cách đây nhiều tháng. “Chúng ta đã bước vào vòng luẩn quẩn của nỗi khó khăn ngày một chồng chất”, ông nói.

Hầu hết nhà kinh tế, bao gồm cả Roubini và Barbera, cho rằng những nhà chính sách người Mỹ có đủ phương cách để ngăn ngừa hố đen giảm phát như đã từng bao trùm Nhật Bản. Nỗi lo giảm phát gần đây nhất ở Mỹ là vào năm 2003, nhưng Cục dự trữ liên bang (FED) đã ngăn chặn hiểm họa bằng cách giảm lãi suất nhằm giữ nền kinh tế phát triển. Lần này, FED một lần nữa phải mạnh tay, cắt lãi suất xuống mức 1% trong tuần trước. Đồng thời những dự án ứng cứu của chính phủ cũng đã đổ tiền vào nền kinh tế.

“Nếu bạn in đủ tiền, bạn có thể tạo ra lạm phát”, Kenneth S. Rogoff nói. Ông là kinh tế gia đầu ngành ở Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và hiện nay là giáo sư ở Harvard.

“Chúng ta đang bước vào cuộc suy thoái toàn cầu quyết liệt thật sự”

Giảm giá, các cửa hàng hi vọng có thể kích cầu và cứu vớt thị trường
(Ảnh nguồn: Ric Francis/Associated Press)


Nhưng ngay cả khi chính quyền Mỹ buông lỏng tín dụng, nguy cơ vẫn gia tăng. Không phải chỉ từ sau Đại suy thoái nhiều quốc gia mới phải đối mặt với nó. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng lên toàn cầu, như một con virus miễn nhiễm mọi phương cách chữa bệnh. Từ Hàn Quốc đến Iceland, Brazil, cơn dịch lan rộng, mang theo nó là sự thắt chặt tín dụng đã làm ngã gục ngay cả những công ty tài chính khả kháng nhất.

“Chúng ta đang bước vào cuộc suy thoái toàn cầu quyết liệt thật sự”, Rogoff nói. “Một cuộc suy thoái tài chính đáng kể đã được mở đường để trở thành nỗi hoảng sợ trên toàn cầu mang đầy đủ dáng dấp. Đó là một tình trạng rất nguy hiểm. Nguy hiểm ở chỗ không chỉ một vài năm tới tồi tệ, mà chúng ta sẽ có một thập kỉ bị mất khác”.

Kinh tế toàn cầu đã phát triển khởi sắc trong những năm gần đây, phần nhiều hưởng lợi từ việc đầu tư cho mượn. Nó làm nổi lên những khu nhà ở trù phú ở Florida và California, nhà máy thép ở Ukraina, lò gia súc ở Brazil và khu phố thương mại ở Thổ Nhĩ Kì.

Làn sóng đó giờ đây đang đổi chiều. Những ngân hàng và tập đoàn tài chính đang tính đến những khoản lỗ đầu tư trị giá hàng trăm tỉ đô la. Khi khó khăn trong việc tích lũy lại vốn, họ hoãn việc cho khách hàng vay nợ, đòi các khoản trả nhanh chóng từ các khách hàng khác và các tài sản bán tháo, như nhà bán ra từ việc tịch thu để thế nợ, các khoản đầu tư liên quan đến thế chấp và nợ liên danh. Việc bán ra đang kéo giá cả xuống thấp hơn nữa, khiến trị giá tài sản trong bảng cân đối kế toàn giảm đi, nhiều trường hợp buộc phải phải thanh toán.

“Bạn rơi vào vòng phản hồi bất lợi này khi giá trị tài sản suy giảm”, Barbera nói. “Về căn bản bạn đang đặt gánh nặng xuống nền kinh tế toàn cầu.”

Trong những cuộc khủng hoảng trước, như ở Mexoco năm 1994 và hầu hết châu Á năm 1997 và 1998, những nền kinh tế non yếu cũng tìm cách phục hồi bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu, không riêng gì nước Mỹ. Nhưng bây giờ, người tiêu dùng ở Mỹ bị ảnh hưởng nặng. Sau nhiều năm được mượn tiền mua nhà và dư dả chi tiêu tín dụng, người tiêu dùng đang bị quay lưng lại.

Từ châu Á đến Mỹ La tinh, xuất khẩu đang giảm dần và sẽ tiếp tục như thế khi nhu cầu tiêu dùng trên thế giới sa sút. Nỗi lo thêm chồng chất khi những nền sản xuất chủ yếu như Trung Quốc hay Ấn Độ, vốn gia tăng sản lượng mạnh mẽ trong những năm gần đây, sẽ phải bán hạ giá sản phẩm ra thị trường thế giới để giữ các nhà máy hoạt động và ngăn chặn nạn thất nghiệp, kéo giá cả thấp xuống.

Trước đó trong năm nay, một số nhà phân tích cho rằng những công ty ở Mỹ nên tiếp tục đà kinh doanh, ngay cả khi người tiêu dùng quay đi, bàng cách bán ra thị trường nước ngoài. Lập luận cho rằng Caterpillar, nhà sản xuất thiết bị xây dựng, có thể bị thiệt hại doanh thu ở Mỹ nhưng những dự án lớn từ Nga cho đến Dubai đòi hỏi nhà thầu nước ngoài. Úc và Brazil cũng cần mở rộng các hoạt động khai khoáng khi đưa quặng sắt đến những lò nung ở Đông Bắc Á.

“Năm tới, không nghi ngờ gì nữa, sẽ là một thách thức”

Nhưng khi hầu hết thế giới đang gặp khó khăn, Ceterpillar cũng lo lắng. “Năm tới, không nghi ngờ gì nữa, sẽ là một thách thức”, James W. Owens, CEO của Ceterpillar nói.

Trung Quốc từ lâu đã là tâm điểm của lập luận cho rằng thế giới vẫn giữ đà tăng trưởng bất kể Mỹ rơi vào khó khăn. Trung Quốc đang nhập khẩu bông từ Ấn Độ và Mỹ, linh kiện điện tử từ Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan; gỗ từ Nga và châu Phi, và dầu từ Trung Đông.

Nhưng nhiều thành phẩm của Trung Quốc với nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài đã đổ bộ vào thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Khi người tiêu dùng quay lưng ở những nước trên, các nhà máy Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng cùng với các nhà cung cấp trên toàn cầu.

Việc Trung Quốc sản xuất ít máy laptop hơn trước kéo theo nhu cầu về chip giảm. Tuần trước nữa, Toshiba, nhà sản xuất chip lớn nhất ở Nhật, công bố khoản lỗ 275 triệu đô la từ tháng 7 đến tháng 9, cho rằng đó là hậu quả của nhu cầu trên thế giới giảm đi.

Nhu cầu cho TV màn hình phẳng ít hơn đồng nghĩa với việc giảm nhu cầu của màn hình thủy tinh phẳng. Tháng trước, Samsung, nhà sản xuất điện tử lớn ở Hàn Quốc, nói rằng việc vượt cung của sản phẩm này tạo nên khoản lỗ trong quý nặng nhất kể từ 3 năm qua.

Hiện nay, việc thừa mừa hàng hóa dường như đang xảy ra ở Mỹ. Đặt hàng của cho xe tải của các doanh nghiệp sụt giảm. Đầu tư trong thiết bị công nghiệp suy yếu. Tuy nhiên lượng vật tư lại gia tăng.

“Tôi lo lắng về một nền kinh tế tương tự nước Nhật”, Barry P. Bosworth, nghiên cứu sinh Viện Brookings cho biết. “Chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc làm thế nào để đưa nền kinh tế phục hồi trong vài năm tới”.

Tác giả bài viết là Peter S. Goodman, cây bút kinh tế trong nước của báo The New York Times. Trước đó, ông là phóng viên viết về kinh tế châu Á của tờ Washington Post.

  • Quốc Tân (theo New York Times)
Category: Kinh tế | Views: 851 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 555
Khách: 555
Thành Viên: 0