Lần đầu tiên, một hội thảo về mọi vấn đề của blog (nhật ký điện tử),
trong đó nóng nhất là quản lý blog, blog và báo chí… do các thành viên
website Yo Banbe tổ chức với tên gọi “blog trong thế giới thật” tại KS
Sheraton (TPHCM). Nhà báo Vũ Mạnh Cường cũng là một blogger (người viết blog) có tiếng tăm của thế giới blog Việt với nick VMC - phát biểu:
“Ở
Việt Nam, câu chuyện tỏ tình gây chấn động của một sinh viên ở ĐH Bách
khoa Hà Nội, vụ cảnh sát giao thông chặn bắt xe taxi vượt đèn đỏ, nhật
ký của Trần Tuyên - chàng trai bị bệnh máu trắng là những ví dụ sinh
động về việc báo chí chính thống sử dụng nguồn tin của “báo chí công
dân”… | Các blogger tên tuổi cũng là nhà báo từ trái qua: Đức Hiển (Blog Bố cu Hưng), Huy Đức (Blog Osin), Vũ Mạnh Cường (Blog VMC) |
Trào
lưu trên mạng hay cuộc sống trên mạng là ảo, nhưng với một bộ phận
không nhỏ, cuộc sống ảo đó lại rất thật, thật như cuộc sống mà chúng ta
đang sống hàng ngày…”. Blogger
VMC cũng đã kể những câu chuyện rất thú vị trong quá trình “chơi” blog
của mình, nhất là việc phát hiện và “tuyển mộ” được blogger Joe, một
anh chàng người Canada viết blog bằng tiếng Việt. Không chỉ trở thành
một blogger hết sức nổi tiếng trong thế giới blog Việt, Joe vẫn đang là
cây bút cộng tác thành danh trên báo Lao động cuối tuần. Hầu
hết những báo mạng tại Việt Nam đều có trang mục riêng liên quan đến
blog. Nhiều tờ báo giấy cũng dành “đất” để đăng tải những vấn đề nóng
bỏng của thế giới blog Việt. Ý
kiến của ông Lê Quốc Minh (diễn đàn Vietnam Journalism) nói về cuộc đua
giữa blog với báo chí chính thống được rất nhiều đại biểu chờ đợi. Theo
đó, ông nhận định rằng có rất nhiều blogger hoạt động như một phóng
viên. Khó quản lý blog Việt! Tại
buổi hội thảo, ngay những blogger có tên tuổi của thế giới blog Việt
như VMC, Andre, Bố cu Hưng, Osin… đều thẳng thắn thừa nhận rằng: Khó
mà quản lý blog Việt cho triệt để. Thậm chí, ông Lê Quốc Minh (Vietnam
Journalism) còn đưa ra những câu chuyện cũ: Singapore đã rút lại lệnh
bắt các blogger đăng ký với cơ quan chức năng hồi tháng 7/2007. Đầu
năm 2007, chính Tim O’Relly (người phát minh ra web 2.0) cũng đã đề
nghị nên có Quy định đạo đức cho blogger. Dựa vào chính các blogger có
vẻ khả thi hơn việc đặt ra các quy định quản lý blog thiên hình vạn
trạng. |
|
Sau
trận sóng thần ở Indonesia cuối năm 2004, thế giới có được nhiều hình
ảnh và thông tin cập nhật về tình hình là nhờ blog chứ không phải các
hãng tin lớn hay các đài truyền hình. Khi
xảy ra cuộc đảo chính tại Thái Lan tháng 9/2006, thông tin sớm nhất đến
với toàn cầu cũng là từ blog. Xét về góc độ báo chí, blog đang thực sự
tạo ra một cuộc cách mạng “toàn dân làm báo”. Nhưng
ông Minh cũng cho rằng: Hiện nay chưa thấy blog nào thực sự nổi lên
theo khía cạnh báo chí, và cuộc đua nóng bỏng giữa blog và báo chí
chính thống trên thế giới vẫn đang nguội lạnh trên các blog Việt. Đóng
góp lớn nhất của blog Việt xét theo tính báo chí có lẽ chỉ là vụ chụp
ảnh anh cảnh sát giao thông chụp chiếc xe lái ẩu được nhiều báo in và
website dẫn lại. Cuộc đua mới của thế giới blog Việt Tại buổi hội thảo, một trang web chuyên về blog mới cũng được giới thiệu với rất nhiều tiềm năng: http://www.yobanbe.com/.
Sau hơn 3 tháng hoạt động, YoBanbe đã có hơn 37.000 thành viên và số
lượt truy cập cao nhất vào các trang cá nhân lên đến hơn 300.000. Một
số hoạt động của trang web này kêu gọi cũng rất có ý nghĩa: hiến máu
nhân đạo, vòng xe tuổi trẻ… Cũng
trong tháng 7, một trang web mới ra đời thu hút được rất nhiều sự chú ý
của cư dân blog bởi nó mang dáng dấp của một tờ báo khá chuyên nghiệp.
Đó là trang Tinnhanhblog, nơi tập hợp những bài viết trên blog của các
blogger và đưa vào các chuyên mục có sẵn của mình. Được thành lập và có những hoạt động khá đình đám trước đó là trang http://www.ngoisaoblog.com/. Sự ra đời của website này cũng được cho là sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh sôi động trong lĩnh vực kinh doanh blog ở Việt Nam. “Việc
cạnh tranh blog chứng tỏ các nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng của blog
tại Việt Nam. Nó cũng thể hiện các blogger tại Việt Nam đang lớn mạnh”
- Ông Cao Mạnh Tuấn – Giám đốc điều hành Ngoisaoblog nói. (Theo TienPhong)
|