Thứ Bảy, 2024-11-23, 3:28 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 8 » Thử phác họa chân dung ông Phạm quang Nghị
11:55 AM
Thử phác họa chân dung ông Phạm quang Nghị

§ Hoàng Cúc

Kể ra khi tôi dành hẳn một bài để viết về Phạm Quang Nghị là đã quá coi trọng ông ta, một kẻ có bằng cấp cao, nhưng có lẽ rất lùn về tri thức và nhân cách. Tuy nhiên, tôi nghĩ việc làm này là cần thiết để ta có thể hiểu thêm chút ít về con người Phạm Quang Nghị, và qua đó hiểu hơn về giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay.

Tôi sẽ không phí phạm thời giờ làm công việc điều tra lí lịch Phạm Quang Nghị, bởi việc tìm kiếm những thông tin ấy trong thời đại ngày nay không phải là việc làm quá khó. Tôi cũng không muốn vẽ lại chân dung chi tiết con người này, nhưng chỉ thông qua một vài câu nói của ông ta để vạch ra vài nét chấm phá.

Qua một bài báo

81107PqNghi1.jpg

Khi mới đọc ít dòng đầu tiên trong bài báo có nhan đề “TS. Phạm Quang Nghị - những câu chuyện nhỏ mà tôi đã biết” của Nguyễn Hoà đăng trên trang điện tử chính thức của Đại học quốc gia Hà Nội, cách nay chừng một vài tháng, tôi đã từng có ấn tượng rất tốt về một ông tiến sĩ dường như rất năng động, cởi mở trong công việc lãnh đạo. Cứ theo như những gì bài báo trình bày, con người vừa có tâm vừa có tài như ông quả là ngôi sao sáng hiếm hoi trên nền trời đen kịt của xứ sở thiên đường mù. Một nhân vật như thế, hiện là thành viên của Bộ chính trị, dường như đang được cơ cấu và xây dựng tên tuổi như một hoàng thái tử kế thừa ngôi báu trong đảng cầm quyền, là đặc biệt lắm chứ. Nếu quả thực những gì bài báo nói là chính xác, thì người dân Việt Nam có quyền hi vọng, dù tia hi vọng thật yếu ớt và mong manh.

Đến một câu nói

Nhưng thú thật, khi đọc tới gần cuối bài báo, một câu đã khiến tôi có phần hơi ngạc nhiên, khi người viết đặt trong ngoặc kép lời ông Nghị rằng: “Giá như Trung ương cử tôi đi B đánh giặc lần thứ hai có lẽ còn dễ hơn” .

Phải nói thêm rằng điều mà chúng ta thường nói một cách dân dã rằng nói vậy mà không phải vậy, hay ý tại ngôn ngoại, rằng cái chữ nghĩa nó thế nhưng mình phải hiểu thế này thế kia, vốn cũng đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và gọi tên là connotation. Nói cách khác, vỏ bọc ngôn ngữ của một phát ngôn luôn tiềm ẩn một hoặc nhiều ý nghĩa khác mà thường khi ngay cả người phát ngôn cũng không để ý. Thế nhưng, ý nghĩa tiềm ẩn đó thường lại rất quan trọng trong giao tiếp, truyền thông, vì nó thường phản ảnh khá chính xác suy nghĩ thực của người nói.

Trở lại với phát ngôn được coi là của Phạm Quang Nghị, người đọc có thể hiểu theo nghĩa khác rằng ông ta từng đi B và đã trưởng thành từ môi trường chiến đấu rằng ông ta cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong môi trường chiến tranh, đặt trong văn mạch bài viết nghĩa là ông ta không mấy thoải mái trong môi trường xây dựng xã hội, môi trường hoà bình. Dĩ nhiên một câu nói luôn cần được đặt trong bối cảnh phát ngôn, điều này tôi xin nhường lại cho độc giả, vì việc tìm và đọc lại toàn bộ bài báo kể trên là không khó lắm.

Để lí giải đôi sự kiện

Việc phân tích ý nghĩa tiềm ẩn của câu nói khiến tôi nghĩ tới hai chiến dịch thần tốc, hai vườn hoa được xây dựng ở thủ đô Hà Nội với rất nhiều kỉ lục không dễ gì vượt qua.

Dù biết rằng chuyện gì cũng có thể xảy ra dưới gầm trời nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tôi cũng không sao tưởng tượng được cách thức, thời gian, cùng con số khổng lồ công nhân, côn đồ và công an với hệ thống bảo vệ hàng rào sắt, dây thép gai, chó nghiệp vụ được dùng vào việc xây dựng hai vườn hoa này. Nghĩ lại mà xem, cách làm ấy khó hiểu lắm trong một xã hội mà ngay cả ý nghĩ của công dân cũng đã được kiểm soát rất kĩ.

Chúng ta chỉ phần nào hiểu được điều ấy khi chúng ta biết được rằng chỉ khi nào đặt những vụ việc này trong hoàn cảnh thời chiến, trong bầu khí chiến tranh đồng chí bí thư thành uỷ, người cầm lái vĩ đại của con thuyền Hà Nội mới cảm thấy an tâm chắc dạ. Đồng chí ấy không thể giải quyết vụ việc trong bầu khí hoà bình, vì dường như hoà bình làm cho đồng chí ấy mất bình tĩnh, giao động và mất phương hướng. Đã là chiến tranh thì chuyện hi sinh, hay nói cách khác là chuyện nướng của cải, tiền bạc, kể cả danh dự và nhân phẩm, thậm chí cả mạng người nữa cũng chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ.

Cùng vài câu nói khác

Nhân vụ ngập lụt ở thủ đô Hà Nội, nơi Phạm Quang Nghị đang hoạt động và chiến đấu, tôi xin nhặt nhạnh đây đó vài câu nói của ông ta. Tôi mời độc giả dùng cái món mà đám ngôn ngữ học gọi là connotation, nói cho dễ hiểu là ông ta nói vậy nhưng phải hiểu khác đấy, để áp dụng vào vài câu nói mà tôi trưng ra đây.

81107PqNghi3.jpg

“Thiên tai thì không tính trước được”.
“nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm”.
“Sáng hôm qua 1/11, thành phố họp tổng kết vấn đề tôn giáo, chiều tôi đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt trong nội thành, hôm nay đi ra ngoại thành.”
"Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai".
“Chính quyền đã xử lý tích cực, kịp thời, không có chuyện chậm chạp hay lúng túng."…

Hãy đặt những câu nói đó trong bối cảnh mưa lụt tại Hà Nội những ngày qua, nơi mà công tác cứu hộ, cứu trợ, cảnh báo từ phía chính quyền hầu như vắng bóng, và hậu quả: 22 người chết, thiệt hại vật chất lên tới hàng ngàn tỉ đồng!

Nếu như người xưa từng nói tới một lời mạnh như ngàn quân, hay câu nói làm nổi cơ đồ, thì Phạm Quang Nghị lại có cái tài đưa ra khá nhiều câu nói khiến người ta không những thất vọng, mà còn hết sức tức giận. Phải chăng ông ta muốn dùng những câu nói này để các đối thủ chính trị tức đến hộc máu mồm chết hết? Nếu có như thế thật thì quả là cao kiến cao kiến!

Tới đây, hẳn độc giả đã thấp thoáng nhận ra một Phạm Quang Nghị hồng nhiều hơn chuyên. Dù có học vị tới tiến sĩ, cái bằng tiến sĩ triết học Mác-Lê ở Liên Xô cũ, ông ta vẫn giữ gìn được bản sắc mang dáng dấp lối suy nghĩ và làm việc của một chàng du kích.

Có người sẽ cho rằng vẽ chân dung một con người mà chỉ xoáy vào một vài bài viết, nhất là một vài câu nói thì quả là quá phiến diện. Nhưng thiết nghĩ đó lại là cách bóc bớt đi lớp sơn đã được đắp lên quá dầy trên bức tranh có tên thông tin phục vụ tuyên truyền. Vả lại, độc hãy thử xem đó như một vài nét chấm phá của một thứ nghệ thuật không cần tới quá nhiều nét vẽ.

Dù sao, con người Phạm Quang Nghị, ít ra là trong thời gian gần đây, khá nhất quán, nhất quán trong tầm nhìn ấu trĩ, cách đối phó chậm chạp hoặc vội vàng, thể hiện một tầm vóc lùn theo nhiều nghĩa.

Hoàng Cúc

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1009 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 18
Khách: 18
Thành Viên: 0