Thứ Ba, 2024-12-24, 9:12 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 10 » VĂN HOÁ ỨNG XỬ Ở MỸ: CAO HƠN CẢ LÀ LÒNG DŨNG CẢM, VỊ THA CỦA MỘT CON NGƯỜI
5:04 PM
VĂN HOÁ ỨNG XỬ Ở MỸ: CAO HƠN CẢ LÀ LÒNG DŨNG CẢM, VỊ THA CỦA MỘT CON NGƯỜI

Trác Tuân

“Người Mỹ không bao giờ bỏ cuộc. Chúng ta không bao giờ đầu hàng. Chúng ta không trốn tránh lịch sử; chúng ta làm nên lịch sử”. Thượng nghị sĩ John McCain

 
  Bầu cử Tổng thống Mỹ 2008.


Dẫu biết rằng trong cuộc đời sự thất bại là lẽ tự nhiên. Bất cứ ai cũng đều trải qua sự thất bại và theo tôi cuộc đời con người sự thất bại là phần nhiều, sự thành công chỉ là thiểu số. Chúng ta những ai đã từng trải qua thất bại và đều cảm nhận sự đau buồn về thất bại đó.

Nỗi thất vọng rồi sẽ qua đi và trạng thái con người sẽ trở lại cân bằng hơn trong cuộc sống thực tại. Thời gian sẽ là liều thuốc thần tiên xoa lành mỗi vết thương. Âu đó cũng là lẽ tự nhiên.

Nhưng cái cách để cảm nhận và nhìn thằng vào thất bại lại được thể hiện tuỳ theo nhận thức và cách ứng xử ở mỗi con người, mỗi dân tộc… Mà ở đó chúng ta thấy sự tầm thưòng hay vĩ đại của họ.
      
Nhưng có lẽ sự dũng cảm của mỗi con người nó nằm trong cách thể hiện để vượt qua sự thất vọng đó, để đối mặt với nó, để tri ân nó và vựot qua sự thất vọng đó để hướng tới cái vĩ đại hơn đó là sự hy sinh cống hiến. Đó là sự chia sẻ tôn vinh ca người đối thủ một cách trung thực tự đáy lòng, không tiềm ẩn sự giả dối, giả tạo.
         
Không có người chiến bại!
      
 
 Bầu cử Quốc hội tại Nam Phi


Tôi tin  là ông thương nghị sĩ John McCain sẽ nghĩ và ứng xử như vậy!  Với  cái tuổi 72 thuộc lớp người xưa nay hiếm, cái tuổi không còn sự ham hố bon chen, cái tuổi chỉ mong lấy sự an nhàn điền viên làm vui thú. Vậy mà ông đã dám lên võ đài so găng cùng đối thủ một cách quyệt liệt, với ý chí bền bỉ hiếm có, để rồi ghi tên mình vào danh sách những người thất cử có tuổi đời già nhất trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ.


Vậy điều gì đã xảy ra trong ông? Phải chăng là tiền bạc… hay ham hố quyền lực?

Chắc chắn hai điều đó không thể xảy ra ở nước Mỹ, một quốc gia giàu có bậc nhất thế giới, tiền bạc sẽ không phải là sự đầu tư chính trị như ở Việt Nam để được hưởng đặc quyền đặc lợi và với mức lương gần 300 ngàn đôla không phải là điều gì ghê gớm để người ta tranh đua quyết liệt.

Với một thể chế dân chủ triệt để như nước Mỹ thì quyền lực tổng thống không phải là tất cả, ông ta chỉ được thể hiện quyền lực trong khuôn khổ hành lang pháp lý có sự giám sát chặt chẽ của vô số các giám sát viên. Chỉ cần sơ sẩy một chút là ông ta bị thổi phạt ngay. Tổng thống Nixon với vụ Watergate đã chứng minh điều đó.

Vậy thì điều gì làm động lực thúc đẩy ông ham hố chính trường khi với cái tuổi gần đất xa trời như vậy! Tôi tin là chỉ có lòng nhiệt tình, tận tâm của một con người chân chính đã thúc đảy ông làm cái việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” mà thôi và đúng như ông nhận xét: Với nước Mỹ điều gì cũng có thể xảy ra

 “Tôi kêu gọi toàn bộ nhân dân Mỹ, như tôi thường nói trong quá trình vận động, là đừng thất vọng về những khó khăn hiện tại của chúng ta. Hãy luôn tin tưởng vào triển vọng và sự vĩ đại của nước Mỹ, bởi không gì là không thể ở đất nước này. Người Mỹ không bao giờ bỏ cuộc. Chúng ta không bao giờ đầu hàng. Chúng ta không trốn tránh lịch sử; chúng ta làm nên lịch sử”.

Tôi tin vào những lời phát biểu chân thành của ông!Tôi tin là động cơ và mục tiêu của ông vì nước Mỹ, vì niêm tự hào Mỹ và vì nhân dân Mỹ.

Tôi tin là như vậy bởi chỉ sau khi thất cử chưa đầy 5 tiêng đồng hồ ông đã có bài phát biểu đi vào lòng người như một người chiến thắng.

Phải! Ở đây không có kẻ chiến bại, mà chỉ có sự lựa chọn, sự lựa chọn công tâm nhất, minh bạch nhất và ngoạn mục nhất của nhân dân. Vị quan toà  công minh và vô tư nhưng cũng đầy khoan dung nhất.

 
Bầu cử Quốc hội tại Nepal ngày 10/4/2008


Ông đã vươt qua cái tâm lý cay cú vốn tiềm ẩn trong mỗi con người cho dù họ là ai, bất cứ ở nơi đâu ngoài nước Mỹ để tôn vinh, cảm phục và thừa nhận sự thành công của đối thủ một cách tâm phục khấu phục nhất. Tôi khâm phục ông.

Di sản và sự kế thừa “văn hoá ứng xử” nước Mỹ

Cái văn hoá ứng xử của kẻ bại trận này nó bắt nguồn  tự cuộc nội chiến nam bắc Mỹ năm 1776, được kết thúc bằng sự tôn vinh phía bại trận như những người anh hùng đã là tâm gương tốt cho các thế hệ Mỹ noi theo và kế thừa liên tục từ đó cho đến nay bằng những cuộc kỷ niệm tôn vinh những người bại trận hằng năm, để rồi tạo lên phong cách “văn hoá ứng xử” rất Mỹ của những ai thua trận.

Với hiện tượng văn hoá rất độc đáo này, nó đã triệt tiêu thói ti tiện ích kỷ của mỗi con người, nó hoá giải sự mâu thuẫn, Nhường chổ cho sự hận thù cay cú bằng  sự cảm thông chia sẻ, tạo lên mối quan hệ gắn kết giữa con người  với con người với nhau. Đó chính là văn hoá Mỹ.
Đó chính là chìa khoá cho sự thành công của nước Mỹ.Tôi khâm phục và tôn vinh nước Mỹ.
      
Văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ, con người Mỹ và trên hết là nền dân chủ mẫu mực Hoa Kỳ, đó là di sản mà những nhà lập quốc Hoa kỳ, không những đã để lại cho con cháu của họ, mà cả các cư dân đến từ khắp nơi trên trái đất đều muốn trở thành công dân Mỹ.

 
Mặc dù bị đe doạ bạo động, nhưng người dân Zimbabwe vẫn kiên nhẫn xếp hàng

chờ vào bỏ phiếu bầu Tổng thống ngày 28/6/2008

      
Với những gì mà những nhà lập quốc Hoa kỳ để lại cho con cháu họ sau này,  con cao hơn cả tiền bạc vật chất. Những giá trị tư tưởng vĩ đại đó. Nó làm thay đổi cả một thời đại và nhân cách con người, nó mãi mãi tạo dấu ấn trong lịch sử nhân loại
      
Giờ đây cuộc bầu cử đã vãn hồi, cuộc sống sẽ trở lại yên bình, người chiến thằng và chiến bại đều có chung một nước Mỹ và họ đều xác nhận có cùng mục tiêu là đưa nước Mỹ đến những đỉnh cao mới. Họ cùng là những người chiến thắng bởi họ đã chứng minh cho nhân loại biết được sức mạnh của nước Mỹ là nằm ở chính trong tay nhân dân.
      
Phải ! Chỉ có nhân dân. Chỉ có sức mạnh vô địch của nền dân chủ mới là bất khả chiến bại và  nhân dân sẽ tôn vinh trân trọng những ai là người có tâm huyết có mục tiêu hết lòng  phục vụ nhân dân, sự lựa chọn của nhân dân chỉ là tương đối và không thể có sự lựa chon nào khác vì mỗi quốc gia chỉ có một vị tổng thống mà thôi.Nhân dân là người chiến thắng.
     
Trông người lại ngẫm đến ta
     
Có lẽ trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ. Chưa có cuộc bầu cử nào cử tri lại  đăng ký đi bỏ phiếu đông như vậy, nhất là giới trẻ tôi nghe nói sở dĩ ông Obama thắng cử cũng  nhờ vào phần lớn lá phiếu của giới trẻ và có lẽ đây cũng là kỳ bầu cử tổng thống hoa Kỳ được dư luận thế giới quan tâm nhiều nhất.
     
Đặc biệt từ đất nước Việt Nam xa xôi nhưng có nhiều duyên nợ với nước Mỹ bởi quá khứ và hiện tại, gần như nước Mỹ có một sự cuốn hút kỳ lạ đối với con người Việt Nam. Trong cuộc sống ngoài sự ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa do lịch sử thì sự  nước Mỹ là quốc gia tạo lên dấu ấn mạnh hơn cả trong mỗi người dân Việt Nam, nó bất chấp chế độ chính trị, bất chấp cả về không gian và thời gian để mọi người Việt Nam bất kể ai đều dành cho nước Mỹ những cảm xúc nhất định, cho dù bàn tay của chế độ độc tài có to đến mấy cũng không thể che khuất được ánh mặt trời.

 
Bầu cử tại Sierra Leone

      
Cho dù để phục vụ cho mưu đồ chính trị họ rắp tâm hướng người dân đến các mối quan hệ khác có lợi cho họ cũng đều trở lên vô ích.
      
Mấy chục năm qua họ đã cố tâm dựng lên hình ảnh nước Nga nhưng sao hình ảnh đó nó vẫn nhạt nhoà trong lòng người dân, và cho đến hôm nay đây, khi đang viết bài này, tôi biết có những kẻ vẫn đang ngồi loay hoay viết dự án để tuyên truyền về nước Nga Xô viết năm xưa và nước Nga mới hôm nay nhằm phục vụ cho mưu đồ chính trị của một nhóm cầm quyền có cùng lợi ích, bất chấp lợi ích của dân tộc mình ra sao
      
Thế mới biết những giá trị tư tưởng lớn nó sẽ xuyên phá bất cứ thành trì bảo thủ nào để đến với nhân dân, có điều nó chỉ đến nhanh hay chậm mà thôi.
      
Cảm xúc của từng người dân Việt Nam dành cho cuộc bầu cử Hoa Kỳ thật đáng trân trọng. Với những nhận xét, những cảm tình dành cho các ứng cử viên Sự hân hoan lẫn tiếng thờ dài nuối tiếc, như có cảm tưởng họ đang bầu cho vị tổng thống của chính họ. Thật là điều kỳ diệu nhưng xót xa và buồn tủi làm sao khi “Trông người mà ngẫm đến ta”….

 
Bầu cử Hội đồng tỉnh tại Ampara, Sri Lanka (Tích Lan) ngày 9/11/2008


“Trông người lại ngẫm đến ta”. Đất nước tôi, biết đến bao giờ có được cái không khí bầu cử sôi nổi náo nhiệt như thế này? Biết đến bao giờ, người dân mới thực sự trở thành ông chủ như người dân Mỹ ngày hôm nay…Biết đến bao giờ người dân  mới được sống trong cái cảm giác lựa chon người đại biểu ưu tú nhất mà mình có quyền lựa chọn?

“Trông người lại ngẫm đến ta”. Đất nước tôi bao giờ có được  những người con ưu tú và dũng cảm như nước Mỹ tự do dân chủ và bác ái hôm nay.

“Trông người lại ngẫm đến ta”. Ðau lòng làm sao khi tổ quốc tôi vẫn đang đắm chìm trong sự u mê tăm tối dốt nát và dẫm đạp lên nhau để tranh đoạt quyền lực quyền lợi một cách vô lương.

“Trông người lại ngẫm đến ta”. Thật xấu hổ khi tổ quốc tôi vẫn bị một nhóm người mạo nhận là đồng bào của tôi để  nhấn chìm chính dân tộc mình xuống bùn đen tăm tối…Biết đến bao giờ dân tộc tôi ngẩng mặt được lên đây?

 
.... Và bầu cử Quốc hội tại Việt Nam


Đôi lời nhắn gửi tới các bạn trẻ Việt Nam

Các bạn thanh niên sinh viên Việt Nam thân mến! Qua một số thông tin tôi được biết cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với phần thắng thuộc về ông Barac Obama, ứng viên của đảng dân chủ, một phần là nhờ lá phiếu của các cử tri trẻ nước Mỹ và cũng theo những thông tin được câp nhật, chưa bao giờ giới trẻ Mỹ lại quan tâm đến tình hình đất nước của họ như hiện nay.
       
Thực trạng đó nói lên điều gì ?  Rõ ràng lớp trẻ là thành phần quan trọng trong xã hội, họ có tiếng nói nhất định và đóng góp một phần rất lớn và sự phát triển chung của xã hội, trong đó đặc biệt là họ ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của chính trị và biểu lộ thiên kiến chính trị, vì chính trị là nền tảng cho một quốc gia phát triển.
      
Chỉ có một chế độ chính trị tốt hợp lòng dân thì mới phát huy được sức mạnh toàn dân mà thôi. Một chế độ chính trị tốt là một một chế độ chính trị do chính người dân lựa chọn và quyết định. Điều đó cũng có nghĩa là quyền lựa chọn và quyết định cũng nằm trong chính các bạn. Các bạn hãy lên nhớ điều đó!
      
Kết luận: Nhìn vào bức tranh dân chủ Hoa Kỳ hôm nay, chúng ta thấy sức mạnh của một dân tộc chỉ có thể có được khi có những con người cùng mình hy sinh vì dân tộc. Sẽ có những con người như thế đem lại ánh sáng tự do và hạnh phúc cho dân tộc tôi trong một ngày không xa.
      
Tôi xin mượn lời ngài thượng nghị sĩ Jonh McCain để nhắn gửi tới các bạn cũng như những người Việt Nam yêu tự do hôm nay: “Người Mỹ không bao giờ bỏ cuộc. Chúng ta không bao giờ đầu hàng. Chúng ta không trốn tránh lịch sử; chúng ta làm nên lịch sử”
      
Chúng ta! Những người Việt Nam ta cũng sẽ không bao giờ bỏ cuộc và chúng ta sẽ làm lên lịch sử. Nhất định là như thế!
   
Trân trọng!

Hà Nội, ngày 8/11/2008
Trác Tuân
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 886 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 15
Khách: 15
Thành Viên: 0