Thứ Năm, 2025-01-23, 3:51 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 10 » Dân tộc Việt Nam không thể tiến bộ được, đừng phí sức nữa! [II]
5:17 PM
Dân tộc Việt Nam không thể tiến bộ được, đừng phí sức nữa! [II]
Thành viên Gnuman


Hôm nọ em đi thăm một ngôi nhà cổ của một vương phi (nghe loáng thoáng thế) nước Hàn Xẻng, gặt hái được vài điều. Xin phép kể lại cho Chi bộ ta nghe.

Gọi là ngôi nhà nhưng thực ra nó là một quần thể nhiều nhà. Thật ngạc nhiên là nhà cổ của họ có rất nhiều nét giống nhà của ta, đem so sánh với ngôi nhà gỗ 5 gian của ông nội em ngày xưa có rất nhiều điểm tương đồng từ cánh cửa cổng ra vào, bậc tam cấp, hè, kèo, cột, tường, cách bố trí cái sân, nơi để dụng cụ, công cụ làm nông, cối đá, bể nước...

Em thấy rằng nền văn hoá của Việt Nam ta với Hàn Quốc có rất nhiều điểm giống nhau.

Người Hàn Quốc bảo rằng cách đây 30 năm, họ nghèo khổ, đói, lạnh. Giống người Nhật (hoặc học theo người Nhật), khi nói chuyện về mình họ luôn bảo đất nước Hàn không có tài nguyên gì ngoại trừ con người, rằng cách đây 30 năm người dân ra đường chỉ trích chính phủ cũng có thể bị bắt, hay bắn...

Thế thì ta rút ra được điều gì? Rằng cách đây nhiều năm, dân Châu Á xuất phát điểm là như nhau. Nghèo khổ như nhau, hay nói tục như nhau, ít học như nhau, ít hiểu biết về thế giới như nhau, ít chấp nhận thay đổi như nhau...

Nhưng những người Nhật Bản, người Đài Loan, người Singapore, người Hàn Quốc đã vượt lên trước người Trung Quốc, người Việt Nam và các sắc dân khác để chứng tỏ với thế giới là họ đã vào cuộc. Đã chứng tỏ được đất nước họ có thể rũ bỏ được những cái cũ kỹ, thâu nạp được cái tiến bộ. Và thực sự họ đã làm được điều đó. Bây giờ, công dân Nhật, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc đã được coi trọng, kính nể.

Họ được như ngày nay là do công lao của biết bao người đã làm việc vất vả với tinh thần ái quốc cao độ. Một mặt họ dần loại bỏ được các tập tính xấu của dân tộc họ, mặt khác tiếp thu những tinh hoa từ những nền văn hoá khác và phát triển tinh hoa của mình cao hơn, rộng hơn.

Những gì được cho là văn hoá của Nhật Bản, Hàn Quốc hiện nay có phải là thứ văn hoá bình dân không? Xin thưa toàn là những thứ của các bậc quyền quý cả, nhưng giờ đã phát triển đến mức trở thành của chung, mọi người đều dùng. Không như những chính sách của Cán Bộ ta, cái gì thuộc về nhà giàu, về quý tộc thì gọi là văn hoá phong kiến, đốt, cấm, phá cả.

Cái thể chế chính trị là cực kỳ quan trọng. Tất cả những nước được nêu tên trên đều có thế chế dân chủ, ngoại trừ Singapore có hơi hớm độc tài nhưng là một loại độc tài đặc biệt - tự mình nghiêm khắc và đổi mới chính mình.

Dân chủ là cái cực kỳ quan trọng cho một quốc gia muốn phát triển và vươn lên trong thế giới hiện đại ngày nay. Có dân chủ ta mới có thể loại bỏ được cái cũ, thâu nạp được cái mới một cách triệt để. Không có dân chủ, con đường để loại cái cũ kỹ và tiếp nhận cái mới đầy cam go, quanh co và mất nhiều thời gian.

Em không nghĩ rằng về bản chất dân tộc ta thua kém Nhật, hay Hàn, hay Trung. Dân tộc tính của chúng ta có chữ Đạo, chữ An, chữ Hoà. Chỉ vì bị kiềm hãm quá lâu nên dân tộc tính bị tha hoá như hiện nay. Lỗi đó thuộc về Đảng của cụ Hồ Chí Minh.

Văn hoá sẽ đứt đoạn nếu nó không được truyền dạy đúng cách.

Những gì mà tiền nhân để lại cho chúng ta hoặc là bị bao lần giặc Tàu cướp, phá, huỷ; hoặc nằm trong tàng thư chữ Việt cổ, chữ Hán, chữ Nôm mà giờ đây lớp trẻ không có mấy ai biết; hoặc là sự ngu muội trong chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước. Sợi dây nối chúng ta với chính chúng ta đang dần bị đứt đoạn, khiến ta không định hướng được ta đang ở đâu, ta có cái gì, ta sẽ làm gì.

Người Nhật Bản, hay người Hàn Quốc hay bất cứ sắc dân nào khác đều mong PR cái tinh thần của mình ra ngoài. Thế giới biết họ nhờ họ biết PR và cũng là nhờ nền kinh tế của họ phát triển, sự lan toả về kinh tế sẽ kéo theo sự lan toả về văn hoá. Việt Nam ta có nền kinh tế phát triển thì nhất định thế giới sẽ biết đến một nền văn hoá Việt Nam không thua kém bất cứ dân tộc nào ở Châu á.

Việc dân tộc ta chịu đựng lâu dài cái thế chế cộng sản hiện tại có lí do của nó. Những người cộng sản đứng đầu là Hồ Chí Minh đã chớp thời cơ rất tốt để nắm ngọn cờ đầu dẫn dắt dân tộc. Họ có chính nghĩa lúc ban đầu, cái chính nghĩa của việc loại bỏ thế chế phong kiến, đánh Pháp, đuổi Mỹ. Cái chính nghĩa đó cộng với công tác tuyên truyền tuyệt vời của chủ nghĩa cộng sản Stalin và Mao đã khiến hầu hết nhân dân ủng hộ họ; thậm chí cả những người miền nam đang sống trong sự chớm mùi hình thành thế chế dân chủ. Ta biết rằng đặc tính của dân Việt là giỏi đánh giặc và không cam chịu khuất phục, người Mỹ có lẽ đã không biết điều đó.

Chính nghĩa của những người cộng sản thăng hoa vào ngày 30-04-1975, ngày trọng đại thống nhất đất nước. Cho dù ngày này là ngày đánh dấu sự khổ đau của hàng triệu người miền nam thì nó vẫn là ngày trọng đại của cả dân tộc - khi giang sơn thu về một mối.

Nhưng cái chính nghĩa của những người cộng sản đang mất đi. Cộng với công tác tuyên truyền ngày càng tỏ ra lỗi thời, lạc lõng. Thêm vào đó là dân trí không ngừng được nâng lên theo quy luật phát triển tự nhiên khiến cho nhu cầu về một xã hội lành mạnh, một xã hội dân chủ, tự do ở Việt Nam là điều hiển nhiên. Nó sẽ đến, và sắp đến bất chấp mọi nỗ lực ngăn cản của bất cứ thế lực nào dù là cộng sản bảo thủ hay cộng sản cấp tiến, hoặc cả Bắc Kinh.

Việc Việt Nam tiến vào quỹ đạo dân chủ là quy luật. Nhưng tiến nhanh hay tiến chậm, tiến an toàn hay tiến đổ máu thì còn phụ thuộc vào mỗi người dân Việt Nam. Chừng nào những người Việt Nam yêu chuộng tự do và công lý, dân chủ và lẽ phải sát cánh bên nhau, yêu thương nhau thư anh em trong một nhà, xoá tan nghi kỵ, ghét bỏ, chia rẽ, đồng tâm hiệp lực cho một mục tiêu chung thì chúng ta sẽ tiến nhanh.

Chúng ta - những người sinh hoạt ở đây - lẽ ra phải nhận thức trước, và phải hành động trước. Chúng ta nếu giờ vẫn còn ham cãi nhau, vẫn còn ham chia phe, ý kiến thì chín người mười ý, đồng ý để đó, gật gù qua loa, tham gia Cà Phò như chơi trò giải trí... thì tương lai dân chủ vẫn còn xa vời lắm; hoặc giả dân chủ chúng ta chẳng góp được tí sức nào, lại mấy ông bà nông dân cuốc xẻng giành giựt.

Sẽ thật là phí sức - như lão Trung nói - nếu chúng ta vẫn cứ mãi mò mẫm tìm cách của riêng mình.
Category: Chính trị | Views: 874 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 34
Khách: 34
Thành Viên: 0