Thứ Bảy, 2024-12-21, 9:49 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 10 » Những cái đầu "não trạng" trong Bộ máy Chính trị Việt Nam
5:19 PM
Những cái đầu "não trạng" trong Bộ máy Chính trị Việt Nam
Lê Việt Hưng

Cách hành xử

Mở đầu là vụ “sập cầu Cần thơ” làm vài chục người thiệt mạng. Nhưng để rồi đến bây giờ coi như “ chìm hẳn” và hầu như ko có ai chịu trách nhiệm một cách “nghiêm túc” theo đúng những gì luật pháp quy định.

Tiếp theo đó là vụ Nguyễn Việt Tiến, Nguyên thứ trưởng Bộ giao thông và đồng bọn trong vụ bê bối Tham nhũng hàng triệu đô la từ nguồn vốn ODA ở PMU18 và rồi cuối cùng Nguyễn Việt Tiến “ trắng án” và Bùi Tiến Dũng (Dũng “ tổng”) cũng chỉ bị phạm tội đánh bạc. Ngay lập tức, những con người đi tiên phong trong việc chống tham nhũng như Tướng Phạm Xuân Quắc, Thượng tá Đinh Văn Huynh và hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến (bị tuyên án 2 năm tù giam) và Nguyễn Văn Hải. Tôi đã nghe toàn bộ cuộc thẩm vấn của tòa với các nhà báo Chiến và Hải tại phiên toà (được phát hành rộng rãi trên Internet) và cảm thấy tội của họ đã được định sẵn và những lập luận cũng như phản bác của họ dường như “ vô giá trị” (nhất là đối với trường hợp nhà báo Nguyễn Việt Chiến). Vị chủ tọa liên tục “ép họ” nhận tội cũng như cắt ngang những phản bác của họ.

Trong khi đó, nhưng vụ tham nhũng, hối lộ như vụ CPI Nhật Bản hối lộ một quan chức Việt Nam hàng trăm ngàn đô la để thắng thầu (những kẻ đưa hối lộ đã bị Nhật bản tuyên án) còn phía Việt Nam thì vẫn “đang điều tra”, không hiểu đến bao giờ kẻ nhận hối lộ mới được đưa ra ánh sáng.

Hay vụ ông Bí thư tỉnh ủy Cà Mau “tự nộp” khoảng 100 triệu tiền người khác hối lộ cho mình ra ban thường vụ tỉnh ủy để “ta đây trong sạch” nhưng nào ngờ sau đó ông lại bị khui ra hàng bao nhiêu vụ “scandal” mà nếu không có việc ông “tự tốc giác” mình thì có đến thánh cũng chịu.

Lại nữa, Đinh Đức Lập là Ủy viên Trung ương MTTQVN bị phanh phui là sử dụng bằng giả để gian dối trong việc thăng tiến và tăng lương (theo VNExpress, 2002) là sự biểu hiện băng hoại về tư cách đạo đức của một nhà lãnh đạo mà nay lại được đề đạt làm Tổng biên tập tờ Đại đoàn kết thay ông Lý Tiến Dũng bị cách chức vì “vi phạm” luật Báo chí Việt Nam.

Lại nữa, trận lụt vừa rồi tại Hà Nội, ông Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, là những người sẽ đưa ra những chính sách sống còn cho đất nước lại phát biểu một câu “xanh rờn”: “Tôi đi thị sát dưới cơ sở mới thấy, bây giờ dân ta lười và cứ ỷ lại vào nhà nước…”. Đây là một câu phát biểu hết sức thiếu trách nhiệm và thể hiện sự “não trạng” và hết sức thiếu hiểu biết của một nhà lãnh đạo tầm cỡ như ông. May cho ông là ông đang ở Việt Nam, ông mà ở những nước như Mỹ, Nhật hay EU thì chắc ông đã “mất mạng” hoặc “về hưu non“ rồi.

Những cái đầu “não trạng” của những người lãnh đạo trong bộ máy Chính trị Việt Nam

Vừa đọc trên Vietnamnet có bài: “Rất ít bộ trưởng trả lời sắc sảo” là một minh chứng cho sự “não trạng” và thiếu hiểu biết của đội ngũ lãnh đạo trong bộ máy chính trị Việt Nam. Tại sao lại là “rất ít bộ trưởng trả lời sắc sảo” mà không phải là “rất nhiều bộ trưởng trả lời sắc sảo”. Điều này có lẽ là liên quan đến cái “tâm-đức” và tầm nhìn cần thiết cho những vị trí tương ứng mà các vị ấy đang ngồi trong bộ máy chính trị. Ví dụ như câu phát biểu của ông Phạm Quang Nghị như các báo đã nêu thì ông không xứng đáng ngồi ở vị trí Bí thư Thủ đô và ở vị trí Ủy viên Bộ Chính trị.

Hay nhưng việc như ông Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân “đề nghị” lên Chính phủ như “đề án đào tạo 20.000 tiến sỹ cho đến năm 2015” hay “thưởng” 1000 USD/bài báo mà tiền lại móc từ thuế của Nhân dân thì cũng đủ để thấy ông không biết cái gì cần làm trước, cái gì cần làm sau cho nền Giáo dục Việt Nam, trong khi mà có hàng trăm ý kiến của những Nhà khoa học Việt Nam cũng như nước ngoài góp ý thì lại bị “bỏ ngoài tai”. “20.000 Tiến sỹ” làm cái gì khi mà chất lượng chỉ là những “cái vỏ ốc” không có ruột hay 1000 USD làm cái gì khi mà ông ko đưa ra những chính sách “kích thích” trong nghiên cứu khoa học một cách “chủ động” cho những Tiến sỹ của ông ở Việt Nam.

Hay như việc lạm phát với con số “phi mã” để rồi các ông lập luận rằng đó là phù hợp với “xu thế chung” toàn cầu. Đúng là phù hợp với xu thế chung toàn cầu, nhưng các ông đã đưa ra được những chính sách gì hữu hiệu để đảm bảo cuộc sống cho người dân hay vẫn chỉ là những cái đầu “não trạng” trông chờ vào những diễn biến tự nhiên của nền kinh tế thế giới.

Hôm vừa rồi tôi gọi điện về nhà, mẹ tôi có nói “Con ơi, tiền ở nhà có giá chút rồi, xăng bây giờ đã xuống 14.000/lít “. Lòng tôi thấy nhẹ nhàng hơn, vì dù sao, người dân cả nước – nhất là dân nghèo cũng tiết kiệm được 5000 VNĐ cho mỗi lít xăng của họ, như vậy họ sẽ được thêm một mớ rau muống cho mỗi bữa ăn. Nhưng, tôi vẫn lo lắm, lo là cái thời gian gọi là “tiền có giá” mà mẹ tôi vừa nói ấy sẽ kéo dài trong được bao lâu. Hay là trong ngày mai giá điện lại tăng khi mà tiền vốn của bên điện lực vẫn được mang đi “chơi chứng khoán” và đầu tư vào viễn thông mà không phải là đầu tư vào điện lực.

Ngày 10/11/2008
Lê Việt Hưng
Category: Chính trị | Views: 776 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 13
Khách: 13
Thành Viên: 0