|
|
S&P cho rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam thiếu minh bạch |
Một công ty hàng đầu về đánh giá độ khả tín tài chính nói Việt Nam nằm trong ba nước châu Á có độ rủi ro cao nhất
về tín dụng.
Công
ty Standard & Poor’s (S&P) cho rằng ) Việt Nam cùng với
Pakistan và Sri Lanka là ba quốc gia đáng lo ngại nhất về khủng hoảng
tín dụng tại châu lục này.
S&P nhận xét rằng các biện pháp của Ngân hàng Trung ương Việt Nam nhằm đối phó với nền kinh tế quá nóng đã “tỏ ra hiệu quả
và giúp giảm tình trạng lạm phát”.
Tuy nhiên, bà Elena Okorotchenko, trưởng ban châu Á tại S&P, cho rằng “quan ngại lớn nhất của chúng tôi là lĩnh vực ngân
hàng” ở Việt Nam.
Bà Okorotchenko nói rằng việc thiếu minh bạch và thông tin không đủ tin cậy khiến S&P “không hiểu rõ các vấn đề cũng như mức
độ tồi tệ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam”.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội, nói với BBC sáng 11/11 rằng kết quả xếp hạng này "rất đáng chú ý".
“Đánh giá này trùng với ý kiến của một số chuyên gia trong nước về tình hình sức khỏe của một số ngân hàng thương mại cổ phần
nhỏ mới được thành lập.”
“Những điều họ đề cập về sự công khai minh bạch và về sự tin cậy của số liệu đúng là những điều cần được xem xét với tinh
thần cầu thị.”
Công khai minh bạch
Theo S&P, các nhà đầu tư nước ngoài đang rời bỏ các thị trường mới nổi châu Á để tìm tới các điểm đến ít rủi ro hơn trong
bối cảnh thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ.
Về việc này, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhận định: “Có dấu hiệu các nhà đầu tư nước ngoài bán ra một số cổ phiếu nhất định,
nhưng các nhà đầu tư trực tiếp vẫn kỳ vọng vào nền kinh tế Việt Nam”.
“Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vẫn đổ vào, nên tôi nghĩ tình hình vẫn chưa phải là quá nghiêm trọng.”
|
Những điều họ đề cập về sự công khai minh bạch và về sự tin cậy của số liệu đúng là những điều cần được xem xét với tinh thần
cầu thị.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
|
Năm yếu tố được S&P dựa vào để đánh giá khả năng tín dụng gồm áp lực ngoại lai, tài chính, tiền tệ, sự tăng trưởng kinh tế
và tình hình chính trị.
Về các yếu tố này, tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng hiện số liệu về tín dụng của Việt Nam “rất khó kiểm soát, nhất là số
liệu tín dụng cấp cho lĩnh vực bất động sản”.
“Việc can thiệp của các cơ quan hành chính vào việc cấp tín dụng còn tương đối phổ biến.”
Ông nói thêm: “Các tập đoàn kinh tế được lập ngân hàng, và rồi các ngân hàng thương mại lại huy động vốn, cấp cho các tập
đoàn, thì khả năng giám sát hiệu quả nguồn vốn rất mong manh”.
Hong
Kong, Trung Quốc, Philippines, Campuchia và Mông Cổ là những nước châu
Á mà S&P ít quan ngại nhất về độ rủi ro tín dụng.
|