Tình
trạng người dân bị cưỡng chiếm đất đai oan ức tiếp diễn trong nước, khi
nhiều hộ dân trong vụ “Dự Án Lấn Biển Kiên Giang” phản ứng mạnh mẽ
trước hành động của chính quyền địa phương mà họ cho là làm sai pháp
luật trong việc thu hồi và đền bù đất đai để phát triển dự án.
Mua bạc ngàn, bán bạc triệu
Thanh Quang: Thưa quý vị, dự án mà chính quyền Kiên
Giang đang tiến hành, mệnh danh “Dự Án Lấn Biển Kiên Giang”, hiện ảnh hưởng tới
hằng trăm hộ dân tại Khu Phố 5, Phường An Hoà, TP Rạch Giá, khiến một số cư dân
này phản ứng:
“Tôi cũng có miếng đất ở khu
Lâm Quang Ky mà bây giờ mấy ổng sắp sửa cưỡng chiếm 3 ngàn mấy trăm mét vuông.
Tôi thấy rằng ông nhà nước ổng làm như vậy thì hẹp cho chúng tôi quá, vì đất
cát này đã 3 đời gia đình chúng tôi khai thác rồi. Bây giờ mấy ổng lấy rồi bồi
thường giá quá rẻ”
Trời ơi cái này thì oan ức rồi.
Họ thường cho tụi tui có bao nhiêu đâu ? Có mấy ngàn đồng/mét vuông trong khi họ
bán bạc triệu.
Anh
Lê Mỹ Đức
“Trời ơi cái này thì oan ức rồi.
Họ thường cho tụi tui có bao nhiêu đâu ? Có mấy ngàn đồng/mét vuông trong khi họ
bán bạc triệu.
Họ hỏi ý kiến tôi là có giao đất không. Tôi nói là tôi không
giao, còn mấy ông có cưỡng chế thì cưỡng chế. Tới nhà tôi họ mang theo dân
phòng tự vệ, xách gậy theo nữa kìa. Quá bức hiếp tụi tui rồi.”
“Tôi bị mất 2.400 mét vuông.
Nhưng mà thực tế là tôi sẽ bị mất tới 5 ngàn mét vuông. Mà bây giờ họ cưỡng chế
đất của tôi tới đâu thì tôi sẽ kiện tới đó. Bây giờ trước mắt tôi có 5.400 mét
vuông, mà họ lấy trước mắt 2 ngàn ngoài mét vuông thì tôi kiện cái đó trước.
Còn lại 3 ngàn mét vuông mà họ sẽ triển khai thì tôi sẽ kiện tiếp”.
Thanh Quang: Người sau cùng mà quý vị vừa nghe là anh
Lê Mỹ Đức thuộc trong số người bị ảnh hưởng bởi “Dự Án Lấn Biển Kiên
Giang” này. Qua cuộc trao đổi với chúng tôi, anh Lê Mỹ Đức giải thích:
Anh Lê Mỹ Đức: Nói chung có đầu
phải có đuôi. Cái đầu là TP Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang trình với Thủ tướng
chính phủ xin mở rộng TP Rạch Giá, thì được Thủ tướng chấp nhận cho phép từ năm
1998, với quy mô dự án là 420 ha.
Thanh Quang: Tức là mở rộng lấn ra biến ?
Anh Lê Mỹ Đức: Vâng, lấn ra
biển. Khi nới rộng như vậy thì phải có mốc và ranh. Nói chung trên bản đồ tỷ lệ
1/500 thể hiện dự án này rất là rõ. Cơ sở để UBND tỉnh Kiên Giang làm văn bản
pháp lý trình lên Thủ tướng gồm bản đồ và tờ trình, và được quyết định 1178 của
Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Trong quyết định nói rất rõ dự án mở rộng này
Đông giáp Rạch Sỏi là ở chỗ nào, Tây giáp đâu lấn ra biển. Cái mốc từ bờ cũ là
Đê Quốc Phòng – tức bờ ranh, là từ Đê Quốc Phòng trở ra biển phía Tây 500 mét.
Tây là giáp biển phía Tây, mặt Đông là giáp thị xã Rạch Sỏi, mặt Nam là giáp đường
Lâm Quang Ky và một mặt nữa lá giáp với TP Rạch Giá cũ.
Lấn biển hay lấn đất
Thanh Quang: Như vậy khi thực hiện dự án lấn biển đó,
giới cầm quyền đã thực hiện như thế nào mà cư dân than phiền là cưỡng chiếm đất
của họ ?
Anh Lê Mỹ Đức: Trong quá
trình thực hiện dự án thì ban quản lý và cấp chính quyền địa phương của tỉnh thực
hiện sai. Họ lấn vô đất của dân khoảng 50-60 mét thay vì lấn ra biển, và kéo
dài toàn tuyến là 7 cây số, thì diện tích đất họ lấy trái phép tương đương 42
ha.
Họ lấn vô đất của dân khoảng 50-60 mét thay vì lấn ra biển, và kéo
dài toàn tuyến là 7 cây số, thì diện tích đất họ lấy trái phép tương đương 42
ha.
Anh Lê Mỹ Đức
Thanh Quang: 42 ha ta đất này ảnh hưởng bao nhiêu hộ
dân ?
Anh Lê Mỹ Đức: Ảnh hưởng 252
hộ dân. Trong giai đọan 1 và giai đọan 2 này, họ trực tiếp xử lý khoảng 47 hộ
dân.
Thanh Quang: Anh nói xử lý là họ làm gì ?
Anh Lê Mỹ Đức: Tức là họ cưỡng
chế, lấy đất đó, lấy trái pháp luật đó.
Thanh Quang: Họ lấy lý do gì để thực hiện hành động này
?
Anh Lê Mỹ Đức: Họ mượn cớ Ban
Quản lý Dự án Công trình Lấn Biển. Thì bên này tụi tôi cũng phản ứng mạnh mẽ
qua nhiều bài báo, nhiều đơn khiếu nại, rằng “mấy ông lấn biển chứ đâu phải lấn
đất dân”.
Quy mô Dự án Lấn Biển, chính phủ phê chuẩn rất rõ ràng, có nghĩa là từ
Đê Quốc Phòng trở ra biển phía Tây 500 mét. Bây giờ anh lại lấy ngược vô đất
phía bên trong của dân 50-70 mét này mà với diện tích 42 ha đất thành phố thì
tính ra biết bao nhiêu là tiền của ?
Thanh Quang: Khi họ lấy đất của dân như anh vừa trình
bày thì họ có bồi thường cho dân không ?
Anh Lê Mỹ Đức: Năm 2000, ông
UB tỉnh ổng ra quyết định thu hồi đất của 252 hộ dân, với diện tích là 42 ha.
Năm 2000 ổng ký nhưng không dám triển khai cho dân vì vào thời điểm đó UBND tỉnh
Kiên Giang không được phép thu hồi đất của dân với số lượng đất lớn như vậy.
Quy mô Dự án Lấn Biển, chính phủ phê chuẩn rất rõ ràng, có nghĩa là từ
Đê Quốc Phòng trở ra biển phía Tây 500 mét. Bây giờ anh lại lấy ngược vô đất
phía bên trong của dân 50-70 mét này mà với diện tích 42 ha đất thành phố
Anh Lê Mỹ Đức
Theo luật VN thì vào thời điểm đó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ được phép
thu hồi có 2 ha thôi, đất nông nghiệp đó. Còn nếu như trên lượng này thì phải
cơ quan của Bộ hoặc Thủ tướng chính phủ. Nhưng ảnh ký để ảnh phòng hờ.
Tới năm
2005, tụi tôi kiện cáo quá đi thì ảnh mới hoảng hồn và đưa ra văn bản nầy,
nhưng không triển khai. Ảnh lấy cái mốc thời điểm đó, thường cho tụi tôi đất
nông nghiệp lọai 4, với giá 8 ngàn đồng/mét vuông. Sau tụi tôi đấu tranh quá ảnh
tăng thêm 5 ngàn nữa thành 13 ngàn đồng/mét vuông.
Thanh Quang: Như vậy so với thời giá thì tiền bồi thường
đó như thế nào ?
Anh Lê Mỹ Đức: Nếu theo nghị
định vào thời điểm đó thì nó cũng chênh lệch thôi. Nhưng về nguyên tắc họ làm
sai hết. Từ năm 2000 cho tới năm nay là 2008, thì tính coi, nhà nước VN tung ra
biết bao nhiêu quyết định, thay đổi bao nhiêu quy chế về luật đất đai ?
Bây giờ chúng tôi chỉ căn cứ
như vầy, là lấy đất vào thời điểm nào thì ra quyết định vào thời điểm đó. Thứ
hai là lấy đất làm gì phải thông báo rõ cho chúng tôi biết, phải ghi vào nội
dung quyết định là thu hồi đất để làm gì.
Nhà nước chỉ được phép thu hồi đất
khi liên quan đến an ninh quốc phòng, công cộng, sân chơi, trường học, bệnh viện…nói
chung tất cả những việc lợi ích quốc gia, công ích.
Thanh Quang: Như vậy trên thực tế giới cầm quyền Kiên
Giang thu hồi số đất này để làm gì ?
Anh Lê Mỹ Đức: Trên thực tế,
hiện nay họ đã bán đất của chúng tôi cho những đối tượng khác là 94 sổ đỏ mà
báo chí VN đã ghi nhận, và Tổng Thanh tra Chính phủ VN cũng đã xác nhận như vậy.
Đất tụi tôi ở đời này đời thứ nhất có, đời thứ hai có, đời thứ ba có. Họ cưỡng
đoạt vô cớ. Họ đưa máy ủi, xe vô chặt phá cây.
Trong tuần lễ rồi, bà con đã biểu
tình. Tôi yêu cầu bà con muốn gì cứ thưa kiện TP, UBND tỉnh, tỉnh ủy Kiên
Giang. Muốn gì cứ lên trình bày với họ. Nếu tỉnh không giải quyết, chúng tôi sẽ
đi TP HCM và Hà Nội.
Anh Lê Mỹ Đức
Thanh Quang: Họ có hành hung gì bà con không ?
Anh Lê Mỹ Đức: Họ không dàm
hành hung, bởi tụi tôi không chống đối, mà chỉ chống đối trên pháp luật thôi. Tụi
tôi yêu cầu mấy ổng làm đúng theo pháp luật. Còn không, tụi tôi sẽ nhờ tới cơ
quan ngôn luận, báo chí, hoặc là biểu tình.
Trong tuần lễ rồi, bà con đã biểu
tình. Tôi yêu cầu bà con muốn gì cứ thưa kiện TP, UBND tỉnh, tỉnh ủy Kiên
Giang. Muốn gì cứ lên trình bày với họ. Nếu tỉnh không giải quyết, chúng tôi sẽ
đi TP HCM và Hà Nội.
Thanh Quang: Bây giờ một cách cụ thể thì người dân đã
phản ứng như thế nào ?
Anh Lê Mỹ Đức: Rất là quyết
liệt. 47 hộ dân đã kéo lên gặp các nhà chức trách, nhưng họ không giải quyết,
tránh né, trốn né. Tụi tôi, bước thứ nhất, 47 hộ dân này phải làm việc với cơ
quan cấp tỉnh, TP với lại tỉnh ủy Kiên Giang trước đã, xem coi họ xử lý như thế
nào. Nếu không xong, tui tôi sẽ đi Hà Nội. Nhưng trên thực tế tụi tôi đã đối thọai
rất nhiều rồi.
Thanh Quang: Như vậy kết quả sơ khởi ra sao ?
Anh Lê Mỹ Đức: Họ vẫn làm
càng, vẫn làm bậy.
Thanh Quang: Nhân đây xin anh mô tả tình hình dân oan bị
mất đất đai, tài sản ở Kiên Giang, nói chung, như thế nào ?
Anh Lê Mỹ Đức: Nói chung rất
nhiều nơi dân bị mất đất, thí dụ như Kiên Lương, Hà Tiên, rừng U Minh cũng bị lấy
đất bừa bãi. Đảo Phú Quốc cũng vậy. Tất cả những dự án gì mà dính tới đất đai đều
gặp rắc rối.