|
|
PCI bị cáo buộc đưa hối lộ để thắng thầu trong dự án đại lộ Đông Tây |
Cuộc điều tra ở Việt Nam về nghi ngờ một quan chức ở TP. Hồ Chí Minh nhận hối lộ hàng trăm ngàn đô la từ một công ty Nhật
dường như sẽ tiếp tục nằm trong bóng tối bất chấp chuyện bốn bị cáo trong phiên xử ở Tokyo đã nhận tội.
Dựa
vào số tin bài trên báo chí Việt Nam về vụ các quan chức của công ty
Nhật PCI bị nghi hối lộ quan chức Việt Nam tới hàng triệu đô la, một
điều có thể thấy là một sự kiểm duyệt hay tự kiểm duyệt đối với tin tức
liên quan tới vụ việc.
Xét về mức độ, vụ liên quan tới PCI, theo các công tố viên Nhật, có thể còn lớn hơn cả vụ PMU18 mà báo chí rầm rộ đưa tin.
Nhưng giới luật sư và cả một số đại biểu quốc hội mà BBC có dịp hỏi chuyện không biết nhiều về vụ việc, một phần có lẽ cũng
do sự thiếu vắng thông tin trên báo chí tại chính Việt Nam.
Không hài lòng
Các khoản tiền hơn 2,4 triệu đô la mà PCI bị cáo buộc trao cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính
Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong giai đoạn 2002-2006.
|
Không chỉ các đại biểu quốc hội mà chính chính phủ Việt Nam cũng muốn quá trình điều tra nhanh hơn.
Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết
|
Đây cũng chính là giai đoạn Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay Nguyễn Minh Triết giữ chức Bí thư Thành ủy tại TPHCM.
Ông Triết từng được ca ngợi có thành tích tấn công chống tham nhũng và tội phạm, điển hình là trong vụ Trương Văn Cam, hay
Năm Cam.
Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói với BBC rằng các đại biểu quốc hội chưa được báo cáo gì về việc điều tra của Việt
Nam liên quan tới vụ PCI.
Nhưng ông cũng nói với BBC: ''Không chỉ các đại biểu quốc hội mà chính Chính phủ Việt Nam cũng muốn quá trình điều tra nhanh
hơn.''
Nghe phỏng vấn ông Thuyết
Ông nói tham nhũng, mặc dù không phải là vấn đề gây tranh luận nhiều tại kỳ họp quốc hội đang diễn ra ở Hà Nội, vẫn luôn là
mối quan tâm của các đại biểu quốc hội.
Ông nói thêm: ''Nhiều đại biểu quốc hội vẫn chưa hài lòng (về cố gắng chống tham nhũng của chính phủ).
''Ở đây có một vấn đề là những người tham nhũng là những người cũng từng trải, cũng rất tinh vi, xóa dấu vết rất giỏi nên
đấu tranh với họ cũng hết sức khó khăn.
''Không chỉ ở Việt Nam mà ở một số nước khác cuộc đấu tranh cũng vô cùng khó khăn.''
Ông Thuyết cho hay có thể báo chí Việt Nam đã rút kinh nghiệm các lần trước và 'thận trọng hơn' trong lần này.
Nguyên nhân theo ông là "do báo chí đã đưa tin 'quá lớn' nhưng 'thực tế điều tra lại không phải như thế".
|