Thanh Truc, phóng viên RFA
2008-11-12
Quốc
Hội Việt Nam thông qua nghị quyết phân bổ ngân sách trung ương năm
2009, trong đó ngân sách đổ vào các tập đoàn kinh tế quốc doanh và tổng
công ty nhà nước bị cắt giảm đáng kể.
Thiếu
kế hoạch đầu tư cho cơ sở hạ tầng được coi là nguyên nhân gây nên tình
trạng ngập lụt ở nhiều đô thị VN. Hình: người Hà Nội phải dùng đến bồn
tắm như một phương tiện vận chuyển trong khi đường phố bị ngập lụt.
Quyết
định của lập pháp có ý nghĩa gì trong bối cảnh kinh tế đang bị tác động bởi sự
suy thoái kinh tế tài chánh toàn cầu.
Theo quyết định của quốc hội
trong hai ngày 8 và 10 vừa qua, năm 2009 phần lớn ngân sách dành cho các
tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước bị cắt giảm. Điển hình Tổng Công Ty Dầu Khí bị
cắt 4 ngàn 100 tỷ đồng, Tập Đoàn Điện Lực khoảng 60 ngàn tỷ đồng.
Vai trò của Quốc hội
Theo quyết định của quốc hội
trong hai ngày 8 và 10 vừa qua, năm 2009 phần lớn ngân sách dành cho các
tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước bị cắt giảm.
Có nhiều câu hỏi được nêu lên
ở đây, là phải chăng đến lúc quốc hội chủ động và quyết liệt hơn
trong chức năng lập pháp của mình, phải chăng Việt Nam cần thực hiện cam kết với
tài trợ nước ngoài là nâng cao hiệu quả khu vực quốc doanh?
Ông Nguyễn Trung, cựu
trợ lý của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhận định:
"Theo hiến pháp thì quốc hội
là cơ quan quyền lực cao nhất, thế thì bây giờ quốc hội quyết định thông qua
ngân sách mà trong đó giảm bớt đầu tư vào các tập đoàn thì đấy là một quyết định
tốt, vì các tập đoàn cũng đủ mạnh rồi, bây giờ đang lúc chống lạm phát thì
một là phải tiết kiệm, hai là nếu mà còn tiền thì nên đưa vào các công trình
thiết thực hơn như là kết cấu hạ tầng, giải quyết những vấn đề trực tiếp phục vụ
cho cả nền kinh tế chứ không phải cho các tập đoàn. Đấy là những biện pháp tốt."
Với thắc mắc thứ hai là phải
chăng Việt Nam cần thực hiện cam kết nâng cao khả năng và hiệu quả của khu vực
quốc doanh, ông Lê Trung nói ông không nghĩ vậy:
"Thứ nhất là cái việc đảm bảo
ngân sách cho có hiệu quả thì đấy là lợi ích cho chính Việt Nam chứ không
phải do các nước ngoài yêu cầu thì Việt Nam mới làm. Thực ra quốc hội
càng ngày càng tìm cách nâng cao chức năng của một cơ quan quyền lực tối cao và
tham gia nhiều vào lãnh vực kinh tế đất nước.
Đương nhiên quốc hội Việt Nam
cũng như chính phủ luôn nghe ngóng các ý kiến góp ý từ bên ngoài , cởi mở trước
ý kiến xây dựng từ bên ngoài nhưng tôi không nghĩ việc này do áp lực bên ngoài
hay là do viện trợ ODA mà phải làm."
Theo hiến pháp thì quốc hội
là cơ quan quyền lực cao nhất , thế thì bây giờ quốc hội quyết định thông qua
ngân sách mà trong đó giảm bớt đầu tư vào các tập đoàn thì đấy là một quyết định
tốt.
ông Nguyễn Trung
Dưới mắt tiến sĩ luật Cù Huy
Hà Vũ, người mà năm 2006 từng tự mình ứng cử vào quốc hội, thì đây là quyết định
cụ thể:
"Trước hết quốc hội phải
tham gia vào việc quản lý ngân sách cũng như giám sát tiền của nhà nước phần bổ
vào các doanh nghiệp, đặc biết các doanh nghiệp nhà nước, chứng tỏ quốc hội
ngày càng trở nên một quốc hội đúng nghĩa của nó.
Bởi vì quốc hội theo một
nghĩa nào đó là chủ ngân sách của nhà nước. Chứ còn trước đây chính phủ
tiêu vô tội vạ và chỉ cần báo cáo lại cho quốc hội là đã chi ngần này tỷ đồng,
nếu mà thiếu thì đề nghị quốc hội thông qua, nhiều lúc nó cũng chỉ là hình thức.
Thành ra cuối cùng thì quốc hội cũng không kiểm soát được.
Trong
tình hình hiện nay tất nhiên nền kinh tế dù muốn nói gì thì cũng đang ở cái
tình trạng suy thoái, cho nên nguồn vốn của nước ngoài đổ vào Việt Nam chắc chắn
là sẽ kém đi rất nhiều. Nếu không cắt thì cũng không có tiền đâu ra để mà nuôi
cả doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tập đoàn kinh tế nói riêng. Đấy là điều
thứ nhất.
Điều thứ hai, các doanh
nghiệp nhà nước nói chung cũng như các tập đoàn kinh tế tôi vẫn cho rằng
đấy là cái sân sau của các nhóm lợi ích trong tổ chức cầm quyền ở Việt Nam. Tức
là nó đóng vai trò như là “lại quả” như là một hình thức phân phối lại tiền lấy
từ thuế của dân cũng như lấy từ nguồn vốn ODA nước ngoài đổ vào.
Phải có nhà nước
đổ tiền vào thì các doanh nghiệp đổ tiền lại phần trăm bao nhiêu đấy cho những
người có quyền quyết định về mặt kinh tế. Tôi cho rằng đấy là hiện tượng tham
nhũng cực kỳ luôn, đấy là hiện tượng tham nhũng kinh khủng.
Điều đó lý giải tại
sao tính hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tập đoàn kinh tế
nói riêng đã bị công luận và quốc hội lên án từ nhiều năm nay rồi chứ không phải
bây giờ . Và xu hướng ngày càng tăng các tập đoàn lên càng làm ngân sách nhà nước
vốn đã bé càng trở nên bé hơn.
nó
cũng còn thể hiện là quốc hội cũng thấy các tập đoàn kinh tế quốc doanh chính
là cái nơi làm thất thoát tiền của lớn nhất của dân , của những
người nộp thuế.
LS Cù Huy
Hà Vũ
Theo tôi quốc hội đã phần
nào nhận ra điều đó, cho nên không đồng ý tiếp tục cấp thêm má cắt giảm đi, thì
ngoài cái chuyện quản thu trong tương lai không còn nhiều nhặn là bao nhiêu, nó
cũng còn thể hiện là quốc hội cũng thấy các tập đoàn kinh tế quốc doanh chính
là cái nơi làm thất thoát tiền của lớn nhất của dân , của những
người nộp thuế."
Bội chi ngân sách
Trong khi đó thì dự toán ngân
sách nhà nước năm 2009 cũng chấp nhận mức bội chi gần 5%. Chuyên gia kinh tế
tài chánh Bùi Kiến Thành, từng nhiều năm làm việc ở nước ngoài, nay là cố vấn
cao cấp các tập đoàn kinh doanh ở Hà Nội, phân tích:
"Nói cắt giảm như vậy nhưng
mà bội chi cũng lên tới tám mươi bảy nghìn ba trăm tỷ đồng, thể hiện cho 4,82%,
thì với tỷ lệ bội chi như vậy cũng rất là cao.
Nhưng mà nguyên nhân cốt
lõi của vấn đề ngân sách bị cắt giảm là vì phải điều chỉnh lại giá dầu thô mà
Việt Nam bán ra ngoài. Tại vì doanh thu của Tập Đoàn Dầu Khí là đóng vào
trong ngân sách chứ không phải là một cái doanh thu riêng của tập
đoàn.
Từ cái chỗ điều chỉnh giá dầu thô từ chín mươi đô la một thùng xuống còn
bảy mươi đô la một thùng , phần của bên dầu khí đã xuống hơn ba
nghìn tỷ đồng rồi, doanh thu giảm thì cái việc cắt giảm đầu tư vào đấy cũng hợp
lý.
Còn nói rằng quốc hội
có vai trò lớn hơn , mạnh hơn đối với vấn đề giám sát công việc của nhà nước
thì đấy là chiều hướng tốt. Mong rằng cái việc giám sát ngày một chặt chẻ
hơn."
Vấn đề quan trọng mà
chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh ở đây là: "Chưa thấy quốc hội
nhắc đến tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới đối
với Việt Nam như thế nào."
Theo ông những quyết
nghị mới từ quốc hội đưa ra chỉ nói chung chung là phối hợp đồng bộ chính
sách tài khoá và chính sách tiền tệ , kềm chế lạm phát, ngăn ngừa suy giảm kinh
tế, tháo gỡ khó khăn , thúc đẩy phát triển, nghĩa là không thật sự rõ
ràng và xúc tích trong việc tính toán dự báo cái tác động của khủng hoảng kinh
tế và tài chính của quốc tế tới với Việt Nam ra sao.
|