Thứ Ba, 2024-12-03, 11:47 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 13 » Trung Quốc, Việt Nam giải quyết những tranh chấp
7:23 AM
Trung Quốc, Việt Nam giải quyết những tranh chấp
HÀ NỘI - Trong một bước đi nhằm giải quyết các tranh chấp đang kéo dài, Trung Quốc và Việt Nam đã hứa đưa những vùng biên giới thường có bất đồng vào khu vực phát triển kinh tế và cùng nhau khảo sát những vùng biển giàu dầu lửa trong tương lai.

Những quốc gia cộng sản láng giềng này - luôn nhấn mạnh mối gắn kết đồng chí của mình nhưng cũng có một lịch sử nghi kỵ và xung đột - đã đạt được thỏa thuận trong một chuyến viếng thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Bắc Kinh, theo báo chí của nhà nước cho biết.

Cả hai nước, nằm trong những quốc gia có yêu sách chủ quyền đối với Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, đã tin rằng mình sẽ giàu lên từ nguồn dự trữ dầu lửa và khí gas, và đòi hỏi chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa, nơi đã bị Trung Quốc chiếm đóng.

Trong chuyến viếng thăm của ông Dũng, kết thúc vào hôm Chủ nhật, Bắc Kinh và Hà Nội đã "thỏa thuận sớm bắt đầu một cuộc khảo sát chung trong vùng hải phận nằm ngoài Vịnh Bắc Bộ vào một thời điểm nhất định," theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã cho biết.

Họ sẽ thúc đẩy dần những cuộc đàm phán việc phân định ranh giới trên biển tại những khu vực này và sẽ cùng khai thác ở đây", theo Tân Hoa Xã.

Bản tuyên bố đã không giải quyết vấn đề then chốt nóng bỏng về Trường Sa- chuỗi các vỉa đá chiến lược nằm giữa Biển Đông cũng bị yêu sách chủ quyền bởi Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines.

Nhưng Trung Quốc và Việt Nam đã cam đoan sẽ "cộng tác nghiên cứu đại dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng học và thủy học, thăm dò dầu lửa và trao đổi thông tin bởi lực lượng vũ trang hai nước".

Bản thỏa thuận, mặc dù mập mờ về chi tiết và những giới hạn thời gian, song báo hiệu một sự thay đổi từng bước giữa người khổng lồ kinh tế Đông Á với láng giềng phương nam từng bị Trung Quốc cai trị trong nhiều thế kỷ.

Tranh chấp trên Biển Đông - mà trong đó các tàu lớn của hải quân Trung Quốc trong quá khứ từng bắn vào tàu thuyền đánh cá Việt Nam - đã khuấy động mạnh tình cảm dân tộc chủ nghĩa nói riêng và châm ngòi cho những cuộc phản kháng chống Bắc Kinh trên đường phố Việt Nam.

"Bản tuyên bố chung Trung Quốc-Việt Nam là một giải pháp xây dựng riêng quan trọng giữa hai nhân vật chính đầy tiềm năng," theo như nhận xét của nhà quan sát kỳ cựu về Việt Nam ông Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc.

"Bản thỏa thuận bắt đầu có ảnh hưởng tới việc phân định ranh giới lãnh hải ngoài Vịnh Bắc Bộ sẽ đáp ứng việc giảm bớt phạm vi có khả năng xảy ra xung đột giữa tàu thuyền đánh cá và các tàu hải quân," ông nói với hãng AFP.

Vào đầu năm nay Bắc Kinh đã chọc giận Hà Nội khi có tin tức cho biết là nước này cảnh báo tập đoàn dầu khí khổng lồ của Hoa Kỳ Exxon Mobil Corp rằng họ sẽ bị cấm hoạt động tại Trung Quốc trừ phi rút khỏi một thỏa thuận khai thác dầu lửa với Việt Nam.

Tuần trước ông Dũng và người đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã chứng kiến lễ ký kết một thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai tập đoàn dầu lửa nhà nước là China National Offshore Oil Corp và PetroVietnam, các tin tức không cho biết thêm chi tiết nào.

Hai nước cũng đã xác nhận một lần nữa rằng họ sẽ hoàn tất việc phân định đường biên giới trên đất liền dài 1.350km trong kế hoạch được thực hiện vào cuối năm nay.

Ngay từ năm 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nổ ra một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngày tại vùng miền núi khi Trung Quốc, từng hỗ trợ Hà Nội trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, đã mưu toan trừng phạt Việt Nam trước việc nước này đã hất cẳng Khơ Me Đỏ được Trung Quốc hậu thuẫn tại Cambodia.

Theo các kế hoạch của cả hai nước, vùng phía bắc Việt Nam sẽ được thay đổi hoàn toàn với những dự án công nghiệp và những tuyến đường bộ, đường sắt nối liền các tỉnh Vân Nam và Quản Tây với cảng Hải Phòng của Việt Nam.

"Hành lang kinh tế" - bộ phận của một mạng lưới những xa lộ liên kết Trung Quốc với Đông Nam Á - sẽ giúp tăng cường mậu dịch hai chiều hàng năm với mục tiêu nhắm tới 25 tỉ đô la vào năm 2010 từ mức 16 tỉ năm ngoái.

Ông Dũng cũng đã tới thăm tỉnh Hải Nam của Trung Quốc và đã đề xuất những mối liên kết đường biển chặt chẽ hơn của nước này với Việt Nam. Những thỏa thuận khác bao gồm một khu công nghiệp chung tại Hải Phòng trị giá 200 triệu đô la và một dự án đường sắt hạng nhẹ tại thủ đô Hà Nội.

Ông Thayer cho rằng thỏa thuận "rõ ràng nhắm tới những khu vực có khả năng gây ra những bất đồng là một đóng góp tích cực cho hòa bình và an ninh trong khu vực".

"Cả hai vị thủ tướng Ôn Gia Bảo và Nguyễn Tấn Dũng đã chứng tỏ nghệ thuật quản lý nhà nước trong những thời điểm rối loạn này bởi vì đã không để cho mối hiềm thù của chủ nghĩa dân tộc chặn đứng công cuộc phát triển kinh tế," ông nói.

Ngày 26-10-2008

Bài của Hãng thông tấn Pháp AFP

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

Category: Chính trị | Views: 986 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 46
Khách: 46
Thành Viên: 0