Thứ Năm, 2024-11-21, 7:33 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 13 » Obama và Việt Nam
7:29 AM
Obama và Việt Nam
Obama, Tổng thống Á - Phi đầu tiên?
 

 
 


Thượng nghị sỹ Barack Obama đã có diễn văn tuyên bố chiến thắng trước các ủng hộ viên vào đêm 4/11/2008.

Sự kiện Barack Obama trở thành tổng thống là cột mốc trong lịch sử nước Mỹ. Lần đầu tiên, một người Mỹ da đen sẽ ở trong Tòa Bạch Ốc và dẫn dắt đất nước.

Mọi người Mỹ, dù theo quan điểm chính trị nào, đều vẫn đang sống trong sự kinh ngạc trước điều này.

Ngay cả ứng viên tổng thống John McCain và Tổng thống George Bush cũng nói lên tầm quan trọng lịch sử của cột mốc này. Nó làm nhiều người Mỹ thuộc mọi đảng phái tự hào rằng đã có thêm bước tiến tới hòa giải sắc tộc.

Những điểm đầu tiên

Tiểu sử cũng như quan điểm chính trị của ông Obama cho ta một ít manh mối về các chính sách ông có thể thực hiện với Đông Nam Á và Việt Nam.

Barack Obama là vị tổng thống rất đặc biệt, vì nguồn gốc cũng như kinh nghiệm cuộc sống liên kết ông với châu Phi, và cả châu Á cùng người Mỹ gốc Á.

Chắc chắn Obama sẽ là tổng thống đầu tiên có mẹ là một nhà nhân học đa ngôn ngữ. Ông sẽ là tổng thống đầu tiên tìm lại nguồn gốc ở châu Phi từ cha. Ông là tổng thống đầu tiên có người thân châu Á (vì mẹ tái giá với một công dân Indonesia), cũng là tổng thống đầu tiên đã sống ở Đông Nam Á (Indonesia trong bốn, năm năm).

 Có thể hy vọng Obama tiếp tục các nỗ lực gần đây giải quyết di sản khủng khiếp của Chất Da Cam
 

Sau Indonesia, ông trở lại tiểu bang đa văn hóa Hawaii – nơi người Mỹ gốc Á thống lĩnh về cả dân số và chính trị.

Những chi tiết này cho ta thấy một điểm quan trọng: cho dù người Mỹ đang ăn mừng vị tổng thống gốc Phi đầu tiên, họ cũng đã bầu chọn một nhân vật mà cuộc sống thời trẻ cũng bị chi phối bởi châu Á hay những liên hệ với người Mỹ gốc Á.

Chiến thắng lần này có biểu tượng phong phú đối với người Mỹ - nhưng cuộc bầu cử nói gì về tương lai quan hệ giữa Mỹ và thế giới?

Vị trí Đông Nam Á

Và cụ thể, nó sẽ có ý nghĩa gì cho quan hệ của Mỹ với Đông Nam Á và Việt Nam?

Trước hết, câu trả lời ngắn gọn là có lẽ mối quan hệ sẽ ít thay đổi về căn bản.

Trong chiến dịch tranh cử 2008, Obama và McCain đều nói ít về Á châu. Nhưng rõ rang châu Á đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Trong năm năm qua, Washington đã tăng cường chú ý tới Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu so sánh, Washington phần nào bỏ qua Đông Nam Á trong 8 năm trở lại.

Đại học Princeton
Tổng thống Obama có thể ủng hộ tăng số lượng du học sinh Việt ở Mỹ

Sự hờ hững này cũng đi kèm với sự thiếu quan tâm khu vực trong giới phụ trách đối ngoại – giới chức ở Washington vẫn chú ý một Đài Loan 22 triệu người hơn là Đông Nam Á hơn nửa tỉ dân.

Dưới thời Tổng thống Bush, đã có những dấu hiệu quan trọng cho thấy sự hờ hững sắp chấm dứt.

Sau ngày 11.09.2001, Hoa Kỳ tập trung vào vấn đề khủng bố ở Đông Nam Á. Nhưng sự quan tâm của Mỹ tại vùng này trở nên đa dạng hơn trong 4 năm qua.

Sự bổ nhiệm một đại sứ Mỹ tại ASEAN năm 2008 là dấu hiệu sự bỏ quên trong quá khứ đang giảm và rằng Mỹ muốn có sự can dự hệ thống ở Đông Nam Á.

Chúng ta có thể trông chờ Obama sẽ tiếp tục nỗ lực này để thể chế hóa quan hệ Mỹ - Đông Nam Á. Chúng ta cũng có thể phỏng đoán một chính quyền Obama sẽ chú ý tới Indonesia, vừa vì mối liên hệ cá nhân trước đây cũng như tầm quan trọng biểu tượng và chiến lược của một nước có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới.

Ảnh hưởng cho Việt Nam

Nhưng còn Việt Nam? Việt Nam có thể vô cùng quan tâm chính sách Trung Quốc của Mỹ vì nó có ảnh hưởng tới Việt Nam.

Obama có thể tiếp tục củng cố quan hệ với Trung Quốc: giao thiệp hơn là đối đầu. Nhưng cũng có thể có một số điểm khác biệt. Ví dụ, Obama đã công khai phản đối sự đàn áp nhân quyền của Trung Quốc ở Tây Tạng, và vấn đề nhân quyền có thể định hình chính sách của ông với các nước, trong đó có Việt Nam.

Nhìn chung, sẽ không có biển đổi lớn trong quan hệ song phương.

Về thương mại, một số người tự hỏi liệu Obama sẽ mang quan điểm bảo hộ hơn một người Cộng hòa hay không. Đảng Dân chủ cũng thường muốn đưa quy định môi trường và lao động cứng hơn vào các thỏa thuận quốc tế.

Nhưng với Việt Nam, những vấn đề thương mại lớn trong ngắn hạn sẽ không phải vì chính sách thay đổi. Chúng sẽ xuất hiện vì sự suy thoái mà Mỹ đang lâm vào, khiến người Mỹ giảm bớt nhu cầu mua hàng Việt Nam.

Trong lĩnh vực giáo dục, Obama không có tuyên bố nào về Việt Nam. Nhưng có thể hy vọng ông hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của Bộ Ngoại giao để tăng số học bổng cho người Việt sang học tại Mỹ.

Obama cũng đã ủng hộ tăng tiền cho sinh viên Mỹ đi học nước ngoài ở những nơi phi truyền thống như Việt Nam. Nhưng đồng thời, trong tình hình bất chắc kinh tế, không rõ liệu Mỹ có đủ tiền cho tham vọng của mình hay không.

Tiểu sử tác giả
Phó Giáo sư Lịch sử và Quan hệ Quốc tế ĐH George Washington
Giám đốc Trung tâm Sigur về Nghiên cứu châu Á
Giám đốc Chương trình Nghiên cứu châu Á

Trong lĩnh vực môi trường, có thể hy vọng Obama tiếp tục các nỗ lực gần đây giải quyết di sản khủng khiếp của Chất Da Cam.

Mới đây, Mỹ đã cho ít tiền để dọn sách các khu vực nhiễm dioxin cao tại Việt Nam.

Nếu những diễn ngôn của Obama có thể tin được, thì hành động này, giúp phục hồi tin tưởng giữa người Việt và Mỹ, sẽ được hoan nghênh. Obama cũng bày tỏ ủng hộ tăng ngân sách cho giảm nghèo toàn cầu, một thái độ có thể tác động đến Việt Nam.

Tóm lại, Obama sẽ tiếp tục chính sách hiện nay của Mỹ đối với Đông Nam Á và Việt Nam, nhấn mạnh nỗ lực hợp tác với các định chế quốc tế như ASEAN.

Tham vọng của ông sẽ được thử thách bởi ông nhậm chức trong lúc xảy ra khủng hoảng tài chính, mà có thể làm tăng một số căng thẳng giữa châu Á và Mỹ.

Như đã nói, Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên có liên hệ gia đình ở cả châu Phi và châu Á.

Dĩ nhiên thật quá lời khi gọi ông là “Tổng thống Á – Phi” đầu tiên.

Nhưng mối liên hệ gia đình và cá nhân với châu Á và châu Phi, cũng như sự ưa chuộng ngoại giao hơn chiến tranh, là điềm lành cho Đông Nam Á và Việt Nam.


Về tác giả:GS. Shawn McHale lấy bằng tiến sĩ ở ĐH Cornell năm 1995. Luận án của ông sau đó được NXB ĐH Hawaii in thành sách, Print and Power: Confucianism, Communism, and Buddhism in the Making of Modern Vietnam (2004). Ông ở Việt Nam trong niên khóa 2007-08, theo học bổng Fulbright-Hays, để nghiên cứu về cuộc chiến Đông Dương lần Một.


Hợp tác
Là một người dân thường Việt Nam, tôi xin chúc mừng nước Mỹ, chúc mừng tân tổng thống.

Nhưng chúng ta hãy thống nhất với nhau rằng: Tổng Thống của nước Mỹ là của nước Mỹ nhưng tôi cũng tâm đắc chủ đề bao trùm diễn văn của tân Tổng Thống là : Nước Mỹ cần một sự thay đổi. Kết quả bầu cử này chứng tỏ bước đi ban đầu của sự thay đổi.

Uy tín của nước Mỹ không phải là vũ khí ưu thế, không phải là tiềm lực kinh tế mà là sức mạnh của lý tưởng dân chủ, tự do, cơ hội và niềm hy vọng. Tôi coi đây là lời hứa của ông. Tôi theo dõi.

Đăng Tuyền
Tổng thống Mỹ lên nắm quyền (không Cộng hoà thì Dân chủ, hai Đảng thay nhau cầm quyền) không liên quan gì đến Việt nam.

Nói riêng về ông Barack Obama, tôi thấy đáng ái ngại cho Ông vì chưa bắt đầu cầm quyền báo chí các nước đã ca ngợi hết lời, kể cả đời tư, gia đình, thậm chí còn ví "nếu ông sinh ra ở Việt nam".

Thế giới này còn rất nhiều tổng thống trẻ, tài, khôn ngoan, nhưng họ tránh báo chí khen ngợi, lặng lẽ đưa đất nước tiến rất nhanh, rất mạnh (Nga, Trung quốc) chẳng mấy lúc đuổi kịp và vượt Mỹ về mọi phương diện.

Đông nam á nói chung và Việtnam nói riêng không kỳ vọng tất cả vào Mỹ mà kỳ vọng xây dựng một thế giới mới : thế giới đa phương chính trị, kinh tế, xã hội.

Category: Chính trị | Views: 762 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 78
Khách: 78
Thành Viên: 0