Thứ Bảy, 2024-12-21, 9:54 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 13 » Lễ hội OOC- OM- BOK và Thân phận người Kh'mer Nam bộ
8:20 AM
Lễ hội OOC- OM- BOK và Thân phận người Kh'mer Nam bộ


Nam Bình

Ngày 11 tháng 11 năm 2008 bắt đầu lễ hội Ooc- om- bok của người Kh’mer. Nhà nước CSVN đã quảng bá lễ hội này rầm rộ nhằm phô trương hình ảnh quan tâm đến đời sống người dân tộc thiểu số. Thế nhưng, những người Kh’mer Nam Bộ là chủ nhân của lễ hội lại là nạn nhân của nhà nước VN. Bên trong lễ hội và lần theo những phận đời cơ cực của người Kh’mer mới thấy rằng CSVN đúng là không từ một cơ hội nào và không buông tha ai dù là những người dân tộc cùng khổ.

CHIẾN DỊCH RẦM RỘ
Hằng năm, cứ vào trung tuần tháng 11, là bước vào lễ hội Ooc- Om- bok của người Kh’mer. Ở các tỉnh đông người Kh’mer như là Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang thì thật sự là một lễ hội lớn. Người Kh’mer dù có làm ăn ở đâu thì những ngày này cũng về nhà của mình để đón tết. Các chùa Miên thì vào mùa bận rộn. Người ta đi chùa, đi lễ hội đông như nêm. Nổi bật nhất là việc đua ghe ngo như là linh hồn của lễ hội. Nhiều chùa chiền, địa phương quanh năm chỉ lo cho kỳ đua ghe duy nhất trong năm vào tết Ooc- om- bok mà thôi. Tức là cả năm chỉ lo cho ghe, cho nhân lực làm sao để đội đua ghe của mình đạt thứ hạng cao nhất trong dịp này mà thôi. Đây là 1 nét văn hóa của người Miên ở Nam Bộ

Nhưng năm này đặc biệt là năm mà nhà nước VN chọn năm du lịch quốc gia có chủ đề là MÊ KÔNG- CẦN THƠ 2008. Lấy các danh lam thắng cảnh và lễ hội ở Miền tây Nam Bộ làm điểm nhấn để thu hút khách du lịch trong và ngòai nước. Trong chương trình khai mạc được truyền hình trực tiếp trên VTV hồi tháng 2/2008 tổ chức ở Cần Thơ , người ta có nhắc đến nhiều hoạt động cho năm du lịch Mekong- Cần Thơ 2008 . Trong tháng 11 có 2 hoạt động chính là tổ chức tuần lễ xúc tiến thương mại du lịch và đầu tư Đồng Bằng Sông Cửu Long tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 26/11 đến ngày 6/12/2008. Và tổ chức lễ hội Ooc-om- bok tại Sóc trăng trong 2 ngày 11và 12 tháng 11 năm 2008

Như vậy thì lễ hội Ooc-om-bok đã được nhà nước quy hoạch trong chương trình năm "du lịch quốc gia Mekong- Cần Thơ 2008" từ đầu năm 2008. Người Kh’mer và dân miền tây chờ đợi lễ hội này từ đầu năm nhưng đến nay mới thấy nhà nước nói khác và làm khác. Chẳng hạn cũng trong ngày khai mạc tuyên bố là sẽ khánh thành sân bay Cần Thơ vào tháng 9/2008, rồi lại dời đến cuối năm vào tháng 12/2008 nhưng đến nay nghe im re. chắc qua năm 2009 mới nghe nhắc đến chuyện khánh thành sân bay quốc tế Cần Thơ

VÀO HỘI
Dù có nhiều địa phương ở Miền Tây có người Kh’mer sinh sống nhưng nhà nước chọn Sóc Trăng làm nơi tổ chức lễ hội. Ở Trà Vinh thì chọn công viên Ao Bà Om ở Phường 9 thị xã Trà Vinh làm lễ hội, nhưng không tập trung và quy mô như ở Sóc Trăng. Ở tại tâm điểm Sóc Trăng thì có các hoạt động như là tổ chức hội chợ ở công viên Hồ Nước Ngọt tại phường 6, đua ghe ngo tren sông Mesapo ở phường 4 và hội thi thể thao là môn bi sắt (petanque) ở trung tâm thể dục thể thao của thành phố Sóc Trăng. Chấm hết. Như vậy nhìn vào thì đâu có khác gì mọi năm. Lễ hội Ooc-om-bok năm nào cũng có hội chợ và đua ghe ngo. Theo bác sĩ Thạch Khuôn, là người Kh’mer ở phường 6 thành phố Sóc Trăng thì nói là: "Năm quốc Gia du lịch gì mà thua mọi năm. Quảng cáo cho lắm nhưng chả có gì"

Tại thành phố Sóc Trăng cũng như năm trước, chúng tôi đi vào hội chợ thì thấy như là một cái chợ trời bán hàng giảm giá. Đa số là nhu yếu phẩm nhưng coi bộ ế ẩm. Các quầy áo quần may sẵn người ta tới săm soi chứ ít ai mua. Ban ngày vào cửa tự do nhưng ban đêm có bán vé do có ca nhạc. Nhưng cái mà nhà tổ chức không tiên liệu là cả tuần này chiều nào ở Sóc Trăng cũng mưa xối xả. Các gian hàng ướt tèm lem. Hội chợ gì mà người đi coi đã ít người mua càng không thấy, khiến các doanh nghiệp ca bài than thở. Tiền bán hàng không đủ trả tiền thuê mặt bằng nữa chứ nói là tiền vốn.

Năm nay do ảnh hưởng kinh tế suy thoái các doanh nghiệp lớn ở Sóc Trăng rút tên khỏi nhà tài trợ giải đua ghe ngo khiến không khí các đội đua ghe thêm nặng nề.

Ngoài đường phố thì người ta đi ăn Tết Miên thưa thớt không đông như mọi năm trước. Phần thì do thời tiết mưa gió phần thì giá cả đắt đỏ người Miên chỉ ở nhà chờ ngày đua ghe ngo đi xem mà thôi. Nếu sáng 12 mà mưa to thì cũng chả có ma nào mà đi xem đua ghe.

VÀ ĂN TẾT VỚI NGƯỜI KH’MER NAM BỘ
Đến nhà chị Kim thị Hoa ở phường 8 thị xã Trà Vinh, ngôi nhà lá dột te tua, trong nhà nồi, thau gì đem ra hứng nước mưa. Chị Hoa nói năm nay nhà chị ăn tết Ooc- Om- bok buồn . Vì 2 đứa con của chị đi mần mướn trên Sài Gòn chủ không cho nghĩ về ăn tết. Tụi nó mới gởi về cho chị 500 ngàn đồng thì không đủ chị trả tiền nợ người ta.

Gia đình ông Thạch Phi ở Long Phú, Sóc Trăng thì hồ hởi hơn 1 chút. Oâng nói cả nhà ông sẽ đi coi đua ghe chứ không đi hội chợ vì không có tiền. Oâng nói mùa rồi được mùa nhưng bán lúa tươi tại ruộng với giá thấp, do giá gạo lên cao nên gia đình ông thiếu tiền dù làm đến 13 công ruộng ( 1,3 hecta)

Cô Sà Phia ở đường Trần Hưng Đạo, phường 3 thành phố Sóc Trăng thì than thở thật tội nghiệp. Hằng ngày cô bán hàng rong ở đầu hẻm, mấy hôm nay Ủy ban thành phố Sóc Trăng ra lệnh cấm bán hàng trên vỉa hè đã thu hết mấy cái bàn cái ghế của cô rồi coi như cụt vốn . Cô còn nói thêm bà Lý thị Châu kế bên nhà cô được cấp sổ nghèo (gia đình nghèo khó thuộc diện xóa đói giảm nghèo) nhưng bị phường thu lại do căn nhà lá của bà Châu được bà con giúp đỡ lợp tole. Nên phường nói bà Châu hết nghèo nên thu sổ lại. Làm cho bà Châu đi bệnh viện mất nhiều tiền do không có sổ nghèo để bệnh viên giảm tiền viện phí. Mà bà Châu có khá gì đâu vẫn nghèo khổ chạy ăn từng bữa. Tiền trả bệnh viện phải đi vay nóng với bạc 5 phân lời mỗi ngày ( 5 % mỗi ngày)

Nhìn chung người Kh’mer nghèo cũng chẳng có gì để ăn tết cho nên hình. Tết chỉ là cái hồn dân tộc họ mà thôi. Ngậm ngùi coi những nhà khá giả hơn ăn tết. Người Kinh và người Hoa cũng không cần biết đến tết của người Miên làm gì. Bởi họ đã có tết Nguyên Đán hằng năm rồi.

Người Kh’mer là chủ nhân của lễ hội Ooc-om-bok được quảng bá rầm rộ trên các phương tiện truyền thông của nhà nước CSVN nhưng họ xa lạ với lễ hội dân tộc của chính họ. Bởi vì họ quá nghèo. Người Kh’mer hiền lành lam lũ lo làm ăn bán lưng cho trời bán mặt cho đất, nhưng xong vụ nào là đủ trả tiền giống, phân, tiền công dư ra chút ít để mua gạo ăn cả vụ. Ai nuôi tôm thì lỗ sặc cơm. Giấy đỏ giấy hồng gì nằm ở ngân hàng rồi nhưng không có tiền trả nợ nguy cơ mất ruộng là không tránh khỏi. Ngay cả người Kinh , người Hoa còn khốn đốn trong tình cảnh hiện nay thì người Miên càng khổ thêm.

Tóm lại dù là năm du lịch quốc gia hay không cũng chỉ là để phục vụ ai ở đâu chứ người dân Việt Nam thì xa lạ ngay trên quê hương của mình. Và các lễ hội dân gian cũng chỉ là quảng bá tuyên truyền cho nhà nước mà thôi. Và niềm tin của người dân vào nhà nước này sẽ vơi đi mỗi ngày.


Ooc-om-bok 2008,
Nam Bình

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 817 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 19
Khách: 19
Thành Viên: 0