Thứ Ba, 2024-12-24, 9:20 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 13 » NHÓM MAN CỘNG HÀ NỘI NHỮNG TÊN CHẠY CỜ CỦA BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH
9:40 PM
NHÓM MAN CỘNG HÀ NỘI NHỮNG TÊN CHẠY CỜ CỦA BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH

LÝ ĐẠI NGUYÊN

Trung cộng đang triệt để khai thác tình thế nước Mỹ ở vào thời điểm bầu cử và giai đoạn chuyển quyền, lại bị rơi vào cảnh khủng hoảng tài chánh làm cho thị trường thế giới trở thành cuồng loạn. Niềm tin vào sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự của Mỹ đối với quốc tế bị lung lay. Kẻ chống, người theo đều rơi vào thế thủ và chờ đợi, nên Trungcộng tìm cách qua mặt Mỹ.

Việc làm đầu tiên để thăm dò phản ứng của Mỹ là thò tay xuống Phương Nam, nắm đầu nhóm Mancộng Hànội. Nơi mà từ ngày 12-07-1995, Mỹ bình thường hóa ngoại giao với Việtnam. Năm 1996, đàm phán mậu dịch. 1997, cử Đại Sứ. Năm 2000, ký thương ước. Ngày 07-11-2006, Việtnam được nhận làm thành viên thứ 150 của WTO. Chính phủ của TT Bush rút tên Việtnam khỏi danh sách CPC, để đến dự hội nghị Thượng Đỉnh APEC tại Hànội 19-11-2006, nhằm xác lập vị thế chiến lược mới của Mỹ nhập nội Việtnam. Quốc hội Mỹ vào phiên họp chấm dứt nhiệm kỳ 2006, đã biểu quyết chấp thuận cho Việtnam được hưởng quy chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn – PNTR. Từ đó quan hệ Mỹ Việt tiến triển nâng cấp không ngừng. Chuyến Mỹ du của Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việtcộng từ ngày 23 đến 27/06/08 để gặp tổng thống George W. Bush là cao điểm cho việc hợp tác toàn diện Mỹ-Việt, với lời hứa trong Thông Cáo Chung: “…nhắc lại sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam về chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ” khiến cho Trungcộng lồng lộn lên đe dọa: “Trung quốc cần giảng cho Việtnam một bài học về thế nào là đồng thuận”.

Thế là Bắc Kinh hết gọi đàn em Nông Đức Mạnh tổng bí thư cộng đảng, Nguyễn Phú Trọng chủ tịch Quốc Hội Việtcộng sang Tầu phủ dụ. Mới đây từ 20 đến 23/10/08 trước khi dự hội nghị ASEM tại Bắc Kinh, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việtcộng đã phải gặp giới lãnh đạo Trung cộng để “… cụ thể hoá mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 đảng, 2 nước do 2 tổng bí thư vừa thỏa thuận hồi tháng 5/2008. Liền sau đó là Nguyễn Minh Triết chủ tịch nước Việt cộng sang Nga, hậu thân của đàn anh Liênxô cũ, để ký hợp tác kinh tế và mua vũ khí. Rồi ngày 06/11/08, một hội nghị thượng đỉnh 4 nước Việt, Miên, Lào, Miến lần thứ Tư, gồm các thủ tướng như: Nguyễn Tấn Dũng, Hun Sen, Bouasone Bouphavanh, Thein Sein là 4 nước độc tài trong 10 nước của Khối ASEAN. Theo tuyên cáo chung, các lãnh vực hợp tác giữa 4 nước gồm thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghệ và năng lượng, giao thông, kỹ thuật thông tin, du lịch và phát triển nguồn nhân lực. Rõ ràng là gần đây Bắc Kinh đang cố tạo điều kiện cho Hànội có ảnh hưởng lớn tại Miến Điện để có tiếng nói mạnh tại diễn đàn ASEAN. Đồng thời lấn sân chơi của Mỹ tại Việtnam và trong vùng Đông Nam Á. Nói cách khác là biến nhóm Man Cộng Hànội của Nông Đức Mạnh trở thành những tên chạy cờ cho bọn Bành Trướng Bắc Kinh trong cuộc chạy đua hùng bá Á Châu và phân cực Thế Giới.

Do chủ trương hòa dịu và cải thiện mối quan hệ giữa Trung cộng và Đàiloan của tổng thống Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng cầm quyền. Ngày 21/10-08, Trungcộng đã cử Trương Minh Thanh thuộc một tổ chức ngoại vi của chính phủ Trungcộng chuyên lo về quan hệ với Đàiloan sang đảo quốc này để thăm dò. Họ Trương liền gặp phản ứng quyết liệt của dân Đài Bắc. Nhóm biểu tình đã xô té ông ta xuống đất. Tuy Bắc Kinh cực lực lên án cho đây là “sự xúc phạm nặng nề”. Phát ngôn viên của tổng thống Đàiloan đã vội vã lên tiếng tỏ ý hối tiếc về sự việc. Ngày 25-10-08, một cuộc biểu tình tuần hành khổng lồ của hàng chục ngàn người ủng hộ Đài Loan Độc Lâp, chống Trung Cộng, lên án tổng thống Mã Anh Cửu không cứng rắn với Bắc Kinh, do đảng Dân Tiến tổ chức tại Đài Bắc, có cựu tổng thống Đài Loan, Trần Thụy Biển tham gia, đã được dân chúng nhiệt liệt hoan hô. Nhưng ngày 05/11/08 Bắc Kinh vẫn cử đặc sứ Trần Vân Lâm sang thăm Đài Loan. Đây là viên chức chính thức cao cấp nhất của chính phủ Bắc Kinh tới làm việc với chính phủ Đài Bắc trong 5 ngày, để ký các thỏa thuận về giao thương trực tiếp giữa hai bên. Ngày 06/11/08 gặp tổng thống Mã Anh Cửu. Người biểu tình đã bao vây khách sạn ở Đài Bắc nơi đặc sứ Trungcộng Trần Vân Lâm đang ăn tối. Sau 6 tiếng đồng hồ giằng co giữa người biểu tình với cảnh sát, mới giải vây để họ Trần lên xe rời khách sạn. Giữa tiếng hô đòi: “Mã Anh Cửu từ chức”.

Hôm nay thứ Ba, 11/11/08, ông Trần Thụy Biển cựu tổng thống Đài Loan thuộc đảng Dân Tiến chủ trương Đài Loan Độc Lập đã bị bắt để điều tra về tội biển thủ công quỹ 480 ngàn đô la Mỹ, và cùng với vợ, con trai, con dâu, anh rể bị tình nghi đã rửa một món tiền kếch xù 21 triệu USD vào năm 2007. Ông đã bác bỏ mọi cáo buộc. Một thủ tục tố tụng của Toà Án chống lại ông Trần Thụy Biển đã bị đình chỉ sau khi ông yêu cầu được vào bệnh viện, vì khi dẫn giải, ông đã bị xô đẩy gây thương tích. Đài truyền hình ở Đài Loan hôm thứ Ba đã đưa hình ảnh cựu tổng thống bị còng tay dẫn ra khỏi văn phòng Công Tố, ông đã dơ cao hai tay bị còng mà la lớn: “Đây là sự trừng phạt chính trị”, và hô to: “Dân Chủ Đài Loan Muôn Năm!”, “Độc Lập Đài Loan Muôn Năm”. Ông từng tuyên bố: “Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản Trung Quốc coi tôi là tù nhân số một của ho, vì tôi là hòn đá tảng lớn nhất ngăn cản con đường hợp nhất của họ”. Trong 8 năm cầm quyền ông Trần Thụy Biển đã cố gắng tranh thủ cho “Đài Loan Độc Lập” chống lại với chủ trương “Nhất Quốc Lưỡng Chế” của Trungcộng. Chỉ đến năm cuối của nhiệm kỳ 2, tai tiếng về lạm quyền tham nhũng của gia đình ông mới nổ ra, giúp cho Quốc Dân Đảng đánh bại được Đảng Dân Tiến, đưa ông Mã Anh Cửu vào ghế tổng thống.

Với tình thế hiện nay thì việc Độc Lập của Đài Loan đã là vô vọng. Cũng như công cuộc vận động cho Tây Tạng được tự trị rộng rãi của Đức Đạt Lai Lạt Ma đều đã bị Trungcộng coi đó là hình thái đòi độc lập. Phía Trung cộng luôn luôn khẳng định: “mọi cuộc vận động cho Tây Tạng độc lập, dưới bất cứ hình thức nào, đều không được chấp nhận”. Khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma mất hết mọi nguồn hy vọng về thiện chí của Bắc Kinh. Ngài tuyên bố với cơ quan truyền thông quốc tế ở Dharamsala rằng: “Nhân dân Tây Tạng đã hy sinh quá nhiều sinh mạng cho lý tưởng tự do dân chủ, vì thế công luận không thể giữ mãi sự yên lặng, mà mọi người phải cất cao tiếng nói, hầu vạch trần hành động sử dụng võ lực từ phía Bắc Kinh, trong chính sách cai trị khắc nghiệt đối với Tây Tạng, lâu nay”. “Đứng trước hoàn cảnh lịch sử hiện giờ, yêu cầu người dân Tây Tạng ở hải ngoại cùng ngồi lại với nhau, hầu thảo luận tích cực để đạt tới quyết định đúng đắn và hữu hiệu nhất cho tương lai của Tây Tạng”. Điều quan trọng là Ngài ngỏ ý sẽ xả nghiệp tái sanh vào cõi này thêm một kiếp nữa. Ngài đang trao vận mạng Tây Tạng lại cho người Tây Tạng và công luận thế giới. Riêng Việtnam đã tốn biết bao nhiêu xương máu mới giành được danh nghĩa Độc Lập, mà nay nhóm Man Cộng Hànội lại cam tâm làm thân nô bộc cho bọn Bành Trướng Bắc Kinh, chỉ để đổi lấy quyền lực tham nhũng của phe đảng nhất thời, cướp đi sự Tự Do, Hạnh Phúc của Toàn Dân, và đẩy Việtnam vào vòng tranh chấp Quốc Tế nguy hiểm không cùng.

Little Saigon ngày 11-11-2008
Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 892 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 18
Khách: 18
Thành Viên: 0