Thứ Sáu, 2024-04-19, 7:41 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 14 » Nhân viên sứ quán VN ở Nam Phi 'buôn lậu'?
9:35 PM
Nhân viên sứ quán VN ở Nam Phi 'buôn lậu'?
 
 

 
 
Tê giác (hình minh họa của BBC)


Truyền thông Nam Phi tố cáo nhân viên sứ quán Việt Nam ''buôn sừng tê giác lậu'' trong khi Đại sứ quán ''không ai nhận'' có liên quan tới vụ việc.

Tờ báo có uy tín Mail & Guardian nói nhân viên này bị chương trình truyền hình 50/50 của Nam Phi ghi hình đang nhận sừng tê giác từ một tay buôn ngay trước cửa đại sứ quán.

Tuy nhiên một nguồn tin cao cấp từ Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại nói với BBC không có nhân viên nào nhận có hành vi như báo nói và rằng các nhân viên luôn được nhắc nhở không được tham gia buôn lậu.

Bài báo trên Mail & Guardian cho hay chương trình điều tra tự nhiên 50/50 đã ghi được hình ảnh nhân viên sứ quán Việt Nam cách đây hai tháng.

Chương trình này thực hiện phóng sự điều tra giữa lúc có lo ngại tệ buôn bán sừng tê giác đang ở mức báo động.

Bắt tận tay...

Phóng viên viết bài tường thuật trên, bà Yolandi Groenewald nói với BBC Tiếng Việt bà đã xem DVD chương trình mà 50/50 dự định sẽ phát vào thứ Hai tới.

Bài viết của bà Yolandi Groenewald trên trang mạng báo Mail & Guardian
Nhà báo Groenewald nói sẽ gặp Đại sứ quán Việt Nam vào thứ Ba tuần sau

Bà nói trong chương trình có khoảng năm phút ghi hình người được cho là nữ nhân viên lễ tân của Đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi đang nói chuyện với một tay buôn mà người ta biết là người của một đường dây buôn lậu.

Sau đó tay buôn này đưa cho nhân viên sứ quán, người mặc quần hồng và áo xanh đen sừng tê giác.

Báo Mail & Guardian nói nhân viên này mỉm cười và đi vào trong.

Bà Groenewald nói với BBC Đại sứ quán Việt Nam hẹn sẽ gặp bà vào thứ Ba tuần sau nhưng không đưa ra bình luận gì khi bà nói sẽ đăng tin trong tuần này:

''Tôi nói chuyện với họ hôm thứ Năm và nói rằng tôi sẽ đăng bài trong tuần này và hỏi xem họ có muốn bình luận gì không.

''Trước đó tôi đã gửi cho họ câu hỏi qua email.

''Nhưng họ nói không và giữ cuộc hẹn ngày thứ Ba. Tôi nói thế thì chúng tôi sẽ chạy bài trên báo.''

'Không ai nhận'

BBC không liên hệ được với chương trình 50/50 nhưng báo Mail & Guardian nói chính chương trình truyền hình này cũng muốn có phản hồi từ sứ quán Việt Nam nhưng không được.

 Chúng tôi đề nghị họ cung cấp băng đó để kiểm tra. Nếu đúng thì bất kỳ ai cũng phải xử đúng theo pháp luật thôi.
 
Một nhân viên của Đại sứ quán VN

Nguồn tin từ Đại sứ quán Việt Nam nói với BBC họ đã có cuộc họp nội bộ và người được ám chỉ tới trong phóng sự của 50/50 không nhận đã làm gì sai trái.

Nguồn tin này nói các nhân viên sứ quán thường được nhắc nhở trong các cuộc họp về chuyện không được tham gia buôn lậu sừng tê giác sau một sự cố cách đây hai năm.

Ông nói thêm: ''Chúng tôi cũng đã nhận được bài báo đó rồi. Về cái băng, bây giờ họ đang nghi ngờ như thế về một cán bộ ngoại giao, đây là việc rất hệ trọng.

''Chúng tôi đề nghị họ cung cấp băng đó để kiểm tra. Nếu đúng thì bất kỳ ai cũng phải xử đúng theo pháp luật thôi.

''Đây là chuyện quốc tế cấm, Việt Nam cũng cấm và xử lý rất nặng.''

Theo nguồn tin không muốn nêu tên, đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng trả lời phỏng vấn chương trình truyền hình 50/50 nhưng muốn được xem trước đoạn video.

Tuy nhiên 50/50 không chấp nhận.

Vấn đề nan giải

Cách đây hai năm cũng đã xảy ra trường hợp cán bộ sứ quán Việt Nam ở Nam Phi bị cáo buộc buôn lậu tới gần 9kg sừng tê giác, được cho là trị giá hàng trăm ngàn đô la Mỹ, theo báo chí Việt Nam.

 Nếu người ta có thể được cấp phép để bắn tê giác và buôn tê giác thì làm sao có thể kiểm soát được việc buôn bán trái phép.
 
Michele Pickover, nhà bảo vệ quyền động vật

Ông Nguyễn Khánh Toàn, khi đó là Tùy viên Thương mại đã bị mất việc.

Một nhà hoạt động môi trường ở Nam Phi nói với BBCVietnamese.com rằng chính sách của chính phủ Nam Phi cũng làm cho việc chống buôn lậu sừng tê giác thêm khó khăn.

Bà Michele Pickover từ tổ chức bảo vệ quyền động vật Animal Rights Africa nói Nam Phi cấp giấy phép cho một số tổ chức và cá nhân được quyền săn bắn và buôn bán tê giác.

Tê giác (hình minh họa của BBC)
Nam Phi cho phép săn bắt tê giác nhưng phải có giấy phép

Họ chỉ cấm những trường hợp săn bắn và buôn bán không được cấp phép.

Bà Pickover nói chính sách này sẽ mang lại hậu quả khủng khiếp.

''Quan điểm của tôi và của Animal Rights Africa là nếu Nam Phi không chấm dứt chính sách coi tê giác là hàng hóa, họ sẽ không bao giờ có thể giải quyết được vấn đề.

''Nếu người ta có thể được cấp phép để bắn tê giác và buôn tê giác thì làm sao có thể kiểm soát được việc buôn bán trái phép.

''Những người săn bắn trái phép luôn có thể 'rửa tê giác' bằng giấy phép mà chính phủ cấp cho những người khác.

''Chính phủ vẫn muốn kiếm tiền từ tê giác trong khi nói rằng họ muốn cấm buôn bán trái phép.

''Làm sao họ có thể làm như vậy được?

''Chúng tôi coi chính phủ của chúng tôi là người đã để xảy ra vấn đề này.''

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 934 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0