Thứ Ba, 2025-01-21, 10:00 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 14 » Một quả bom đang chờ nổ ở Việt Nam
9:52 PM
Một quả bom đang chờ nổ ở Việt Nam

David Koh, Straits Times 13/11/08, Phan Lưu Quỳnh lược dịch

Kiểm soát lụt lội ở Việt Nam cần được cấp bách chú ý đến.

Hồi tuần trước, bí thư thành uỷ Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị, đã phải xin lỗi về một lời phát biểu thiếu tế nhị của mình trong khi cả thành phố bị chìm ngập dưới một trận lụt lội khủng khiếp. Ông Nghị cáo buộc rằng người dân Việt Nam đang trở nên quá ỷ lại vào nhà nước và không thể tự giúp lấy mình. Lần trước cách đây một thập niên, một uỷ viên Bộ chính trị, cũng như ông Nghị, đã phải xin lỗi cả nước.

Trên bờ đê Sông Hồng

Những lời phê bình của ông ta rõ ràng là không đúng sự thật khi được nhìn với sự cân nhắc về tất cả những gì mà người Việt Nam đã làm cho chính họ trong suốt 50 năm qua. Nếu họ đã để tất cả mọi việc cho nhà nước, thì các cuộc chiến chống Pháp và Mỹ đã không thành công. Và khi cái thực tiễn xã hội chủ nghĩa lôi kéo nền kinh tế đi xuống sau chiến tranh, thì hàng triệu người Việt đã tự mình giải quyết vấn đề và trốn thoát bằng thuyền. Người Việt Nam hẳn là một dân tộc biết tự lực cánh sinh.

Rõ ràng là ông Nghị đã bị nhiều căng thẳng khi đưa ra những phát biểu đó. Chắc chắn là ông ta đã chán nản vì sự bất lực của chính quyền thành phố trước trận mưa có vũ lượng 500 mm đổ xuống vào ngày cuối cùng của tháng trước. Theo chủ tịch Uỷ ban nhân dân Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thì các cống rãnh của Hà Nội chỉ có thể chịu đựng được vũ lượng 170 mm trong hai ngày. Việc nới rộng hệ thống cống rãnh thoát nước sắp tới sẽ gia tăng mức chứa đựng chỉ có 360 mm.

Nhưng vấn đề lụt lội bị gây ra vì nhiều thứ khác hơn là do mưa nhiều và hệ thống thoát nước kém cỏi. Thiếu sót trong việc bắt buộc phải tuân theo các quy định xây cất và nhiều hồ nước quanh Hà Nội bị biến mất dần trong vòng hai thập niên qua cũng là những nhân tố góp phần vào tình trạng lụt lội. Nếu người ta không xây nhà cửa lấn vào, thì các hồ nước sẽ giúp để làm thoát nước mưa.

Khoảng 20 người bị thiệt mạng trong cơn lụt này, trong số đó có nhiều học sinh bị chết đuối trên đường đi đến trường. Hàng trăm xe hơi và hàng chục ngàn xe gắn máy bị ngâm trong dòng nước đục ngầu. Nhiều vụ cãi cọ ghê gớm đã bùng nổ ra về việc ai phải chịu trách nhiệm về sự thiệt hại của những chiếc xe để dưới bãi đậu xe ngầm.

Giá cả thực phẩm cũng tăng vọt. Thí dụ như giá đồ ăn tươi đã tăng gấp 10 lần.

Hệ thống đê điều chung quanh Hà Nội cũng đe doạ sẽ bị vỡ, nhưng nhà nước đã điều động quân đội đến để giữ vững cấu trúc này. Và nhà cầm quyền đã không cho loan tải những báo động về trận lụt mặc dù nước đã dâng lên đến ngang lưng ở nhiều nơi. Nếu người Việt Nam không tự giúp lấy chính họ mà chỉ dựa vào nhà nước thì có lẽ đã có thêm nhiều người mất mạng.

Việc đô thị hóa quá nhanh chóng của Hà Nội đã vượt qua khỏi khả năng của chính phủ nhằm quản lý các khó khăn kèm theo. Chuyện lụt lội này có nhiều khả năng sẽ lập lại nếu có những khối lượng nước mưa khổng lồ rơi xuống trên các thành phố Việt Nam. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng Sài Gòn có thể sẽ gặp cùng số phận như Hà Nội.

Ðồng bằng sông Cửu Long

Bây giờ chính phủ có lẽ sẽ chú ý nhiều hơn đến mối đe doạ của nạn lụt lội tại các thành phố vì hậu quả của những gì đã xảy ra ở Hà Nội, nhưng không phải chỉ có các khu vực thành thị mới là những nơi có nhiều rủi ro bị lụt lội. Miền đồng bằng bị bao phủ bởi các dòng nước dâng cao từ sông Cửu Long bốn tháng mỗi năm. Một sự dâng lên của mực nước biển có nghĩa là miền đồng bằng bị ngập chìm trong những khoảng thời gian lâu hơn. Ðiều này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng sản xuất gạo của miền đồng bằng.

Theo Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế, khoảng 52% gạo sản xuất ở Việt Nam là từ miền đồng bằng Cửu Long. Hai phần ba dân số làm nghề nông, và việc cấy trồng lúa gạo xử dụng đến 4.2 triệu hecta trên 5.7 triêu hecta đất trồng trọt. Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt nói hồi tháng Ba rằng khoảng 1.5 đến 2 triệu hecta đất ở đồng bằng có thể bị mất vì biển.

Không chịu chú ý đến những dấu hiệu báo động và cải thiện hệ thống thoát nước cùng việc ngăn ngừa lụt lội ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Tác giả bài này là Nhà nghiên cứu cấp cao kiêm Phối hợp viên của Khoa Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực thuộc Học viện Ðông Nam Á
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 990 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 33
Khách: 33
Thành Viên: 0