Thứ Hai, 2024-12-30, 11:06 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 15 » Những thế cờ biển Đông
1:27 PM
Những thế cờ biển Đông
 
 
Trường Sa
Khu vực biển Đông uôn tiềm tàng nguy cơ tranh chấp
Báo điện tử Asia Sentinel vừa có bài của tác giả Roger Mitton, cựu phóng viên Straits Times tại Hà Nội, nói về căng thẳng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Đông.

BBCVietnamese.com xin trích giới thiệu cùng quý vị:

"Cuộc tranh cãi âm ỉ lâu nay xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại đang nóng lên trở lại.

Cho dù đã có nỗ lực của giới quan chức nhằm che dấu các bất đồng, quan hệ lịch sử gập ghềnh giữa Bắc Kinh và Hà Nội vừa có chiều hướng xấu xung quanh các hòn đảo trong biển Đông, tuy nhỏ bé về mặt địa lý nhưng lại quan trọng về mặt chiến lược, và bởi vậy được tất cả các quốc gia bao quanh tuyên bố chủ quyền.

Trong vụ mới nhất, một chiếc tàu quốc tịch Na Uy do công ty Nga thuê để tiến hành thăm dò dầu khí ngoài khơi cho Việt Nam đã bị tàu hải quân Trung Quốc chặn lại và dọa bắn, bắt rời khỏi khu vực.

Tàu Na Uy nhanh chóng rút lui, làm tăng thêm thất vọng cho Hà Nội, vốn đang u uất vì quyết định của tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil bất ngờ ngừng kế hoạch thăm dò chung với PetroVietnam. Quyết định của ExxonMobil hồi tháng Bảy, cũng giống như của công ty Mỹ khác là ConocoPhilips hồi tháng Năm, là vì áp lực của Bắc Kinh, vốn đã đe dọa rằng bất cứ công ty nào muốn khai thác vùng biển tranh chấp đều sẽ không có cơ hội làm ăn với Trung Quốc.

Để tăng sức mạnh cho quan điểm của mình, có tin hồi đầu năm Trung Quốc đã gửi năm tàu chiến và hai tàu ngầm tới khu vực xung quanh Hoàng Sa. Mới đây, một số nguồn tin quân sự cũng cho biết có thể Trung Quốc đã chuyển tàu ngầm nguyên tử hạng JIN 094 tới đây cho dù nhiều người hoài nghi vì vùng biển này khá nông và không phù hợp cho hoạt động của tàu ngầm.

Hà Nội giận dữ

Các đảng viên Cộng sản đã bày tỏ sự tức giận của mình tại Hội nghị Trung ương được triệu tập vội vã trong hai ngày 2-4 tháng ở Hà Nội. Ngay trước hội nghị, thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng đã được cử sang Bắc Kinh với tư cách đặc phái viên của lãnh đạo Việt Nam nhằm chuyển thông điệp của Hà Nội về quan hệ song phương.

Với ngôn từ mạnh mẽ một cách bất ngờ, thông điệp này đã đề cập tới nhiều chủ đề tế nhị, trong có các vụ xảy ra mới đây tại khu vực tranh chấp ở biển Đông cũng như đe dọa cho các công ty dầu khí nước ngoài mà Việt Nam thuê mướn.

Thứ trưởng Negroponte và thủ tướng Dũng
 Ông Negroponte đã không giấu diếm sự thông cảm của mình đối với Hà Nội và rằng Hoa Kỳ sẽ làm những gì có thể để hỗ trợ Việt Nam.
 

Hà Nội đã quyết định không thể ngồi yên mà chấp nhận chiến thuật nặng tay của phía Trung Quốc, nhất là tại các khu vực tranh chấp ngoài khơi.

Việt Nam đang dần hình thành các liên minh chiến lược khác. Nga, Hoa Kỳ và Ấn Độ là các quốc gia đang được nuôi dưỡng quan hệ; và các nước này đều phản ứng một cách tích cực vì thấy Việt Nam là hàng rào tiềm năng chống lại sự thống lĩnh của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngay trước Hội nghị Trung ương 8 hồi tháng Mười, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đi thăm Nga và Belarus, hai nhà cung cấp vũ khí, trang thiết bị hải quân và quân sự hàng đầu cho Việt Nam. Cuối tháng Mười, đối thoại an ninh đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã diễn ra một cách yên lặng và hai bên lên kế hoạch cho các cuộc thảo luận tương tự trong tương lai.

Việc các công ty dầu lửa Mỹ bị Trung Quốc buộc phải rút đi nằm trong nghị trình của không những đối thoại về an ninh, mà cả trong chuyến thăm của thứ trưởng thường trực bộ Ngoại giao Mỹ John Negroponte tới Hà Nội hồi tháng Chín.

Một số nguồn thạo tin nói ông Negroponte đã không giấu diếm sự thông cảm của mình đối với Hà Nội và rằng Hoa Kỳ sẽ làm những gì có thể để hỗ trợ Việt Nam, công khai làm Trung Quốc khó chịu.

Sự hỗ trợ này đã khiến Hà Nội quyết định thay đổi chương trình chuyến thăm của tuần dương hạm phóng lôi Mỹ USS Mustin hồi tháng trước.

Thay đổi lịch trình

Nguồn tin từ ban chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Hoa Kỳ xác nhận rằng, tàu USS Mustin của Hạm đội 7 với 32 sỹ quan và 348 thủy thủ, đáng ra theo lịch trình sẽ thăm Cảng Sài Gòn vào giữa tháng Mười.

Thế nhưng sau khi Trung Quốc dọa tấn công tàu Na Uy, Việt Nam đã yêu cầu phía Mỹ cho tàu tới cảng Tiên Sa của Đà Nẵng. Washington vui vẻ chấp thuận vì hiểu rõ tầm quan trọng của thay đổi này.

Đà Nẵng là nơi có đại bản doanh của cả Quân khu 5 và Vùng 3 của Hải quân Việt Nam, vốn chịu trách nhiệm tuần tra khu vực tranh chấp quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 Không lãnh đạo nào ở Việt Nam có thể bảo toàn được vị trí trong Đảng và trong dân nếu không có quan điểm vững vàng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
 

Tuy tàu chiến Mỹ về mặt chính thức chỉ tham gia các chương trình mang tính cộng đồng và thi đấu bóng chuyền hữu nghị với thủy thủ Việt Nam, ý nghĩa của việc thăm Đà Nẵng quá hiển hiện.

Các nguồn tin từ SACOM nói việc thay đổi lịch trình của tàu USS Mustin trong chuyến thăm Việt Nam từ 18-21 tháng Mười là để nhằm gửi thông điệp rõ ràng tới phía Trung Quốc.

Sau khi gửi thông điệp này rồi, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đi Trung Quốc tham dự Hội nghị Á - Âu 7.

Ông Dũng đến Bắc Kinh hôm 21/10, sớm hơn một ngày so với dự định. Điều này cho phép ông có thêm một ngày trước khi hội nghị bắt đầu để bàn về các diễn tiến mới về chủ quyền với người đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo và để phản đối hành động đối với chiếc tàu thăm dò Na Uy.

Đây cũng là chuyến thăm chính thức Bắc Kinh đầu tiên của ông Dũng kể từ khi ông nhậm chức thủ tướng vào tháng Bảy 2006.

Sự trễ tràng này còn có hàm ý hơn, khi mà trong hai năm vừa qua ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ đã kịp thăm Dublin và Canberra trước Bắc Kinh, mà còn quyết định lấy Nhật Bản là nước đầu tiên ông tới công du trong vai trò thủ tướng.

Những điều nhỏ nhưng có chủ định rõ ràng và chắc chắn được Bắc Kinh ghi nhận này phản ánh sự thù địch sâu sắc mà toàn thể người Việt Nam dành cho Trung Quốc, cũng như tính tế nhị đặc biệt của bất cứ quyết định nào liên quan tới quan hệ hai bên.

Tàu Trịnh Hòa

Cho dù tháng trước [nhân chuyến thăm của thủ tướng Dũng tới Trung Quốc] hai bên đưa ra một thỏa thuận hợp tác lời lẽ chung chung, không khí giữa Bắc Kinh và Hà Nội xung quanh chủ quyền lãnh hải vẫn nguyên trạng bất hòa.

Tàu Trịnh Hòa
Lịch trình tàu Trịnh Hòa tại VN giống hệt lịch trình tàu chiến Mỹ

Thế nhưng một phần để chữa độc và trấn an lo ngại Trung Quốc về quan hệ hải quân ngày càng mở rộng giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, Nga và Ấn Độ, Hà Nội vừa chấp thuận cho tàu hải quân Trịnh Hòa của Trung Quốc tới thăm Đà Nẵng từ 18/11.

Những năm gần đây, Việt Nam đã đón nhiều tàu hải quân nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan, Australia, Pháp, Nhật và Mỹ, nhưng đây mới chỉ là lần thứ hai tàu Trung Quốc tới thăm kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991.

Nhận thức được độ tế nhị, phía Việt Nam cẩn thận bố trí chương trình cho tàu Trịnh Hòa giống hệ tàu USS Mustin hồi tháng trước.

Và trong khi hoạt động hữu hảo này được thực hiện, thì các website ở cả hai nước tiếp tục chuyển đi các thông điệp có tính dân tộc chủ nghĩa, khẳng định các vùng biển tranh chấp hoàn toàn thuộc chủ quyền của nước mình.

Một điều trớ trêu là, trong khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đưa ra các cử chỉ hòa hoãn như ký thỏa thuận hợp tác và cho phép chuyến thăm của tàu Trịnh Hòa, việc ông Dũng từng học tập tại Trung Quốc những năm cuối thập kỷ 1960 cũng có nghĩa ông phải rất cẩn thận để không bị cho là thân Trung Quốc.

Không lãnh đạo nào ở Việt Nam có thể bảo toàn được vị trí trong Đảng và trong dân nếu không có quan điểm vững vàng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Vài năm trước đây, khi ông Dũng đi thăm trường học cũ của mình tại tỉnh Quảng Tây, báo chí Trung Quốc đã chạy nhiều bài vở và hình ảnh về sự kiện này thế nhưng không có tin bài hay bức ảnh nào được đăng trên các báo trong nước.

Category: Chính trị | Views: 765 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 12
Khách: 12
Thành Viên: 0