Thiện Giao, phóng viên RFA
2008-11-14
Sau khi bốn nghi can người Nhật trong vụ công ty PCI của Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam chính thức nhận tội tại toà Tokyo, đến nay vụ này lại hồi sinh trong luồng dư luận và hoạt động chính trị của Việt Nam.
Hơn 3 tháng sau khi báo chí quốc tế đưa tin vụ công ty PCI Nhật Bản hối lộ quan chức chính quyền thành phố Sài Gòn, lần đầu tiên thủ tướng Việt Nam lên tiếng về vụ này.
Quyết định của thủ tướng
Trả lời trong buổi điều trần trước Quốc hội hôm thứ năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng phía Ngoại Giao Việt Nam đã liên lạc với Nhật Bản ngay sau khi tin tức được loan ra.
Báo điện tử VnExpress viết, rằng thủ tướng Dũng xác nhận Việt Nam đã mau chóng đề nghị Nhật Bản chuyển hồ sơ để xử lý, không để công dân Việt Nam bị cơ quan tư pháp nước khác điều tra.
Báo điện tử VnExpress viết, rằng thủ tướng Dũng xác nhận Việt Nam đã mau chóng đề nghị Nhật Bản chuyển hồ sơ để xử lý, không để công dân Việt Nam bị cơ quan tư pháp nước khác điều tra.
Điều này có thể phù hợp với một động thái diễn ra vào khoảng cuối tháng Tám, trong đó, một thứ trưởng ngoại giao Việt Nam phàn nàn “báo chí Nhật Bản có một số bài viết không thật khách quan, thậm chí có thông tin không đúng sự thật…” Và ông nói, rằng truyền thông không nên đưa tin khi chưa có kết luận cuối cùng.
Thời điểm ấy, phóng viên một tờ báo lớn của Nhật Bản, yêu cầu không nêu tên, đã phát biểu với đài chúng tôi, rằng “nếu chính phủ Việt Nam muốn che dấu sự kiện, hoặc làm cho vấn đề nhỏ đi” thì họ sẽ “đấu tranh chống lại việc này.”
“Chúng tôi không quan tâm và không bao giờ chấp nhận một đề nghị như đề nghị vừa rồi của quan chức Chính Phủ Việt Nam. Chúng tôi bỏ ngoài tai những phát biểu như thế. Tất cả báo chí Nhật Bản chúng tôi vẫn tiếp tục tường thuật về vụ này.”
Tiền hối lộ lên đến 2 triệu 430 ngàn Mỹ kim
Tại buổi luận tội đầu tiên ở Toà Án Quận Tokyo, các nghi can thừa nhận phạm tội vi phạm Luật Chống Cạnh Tranh Bất Bình Đẳng của Nhật Bản.
Tin của nhật báo Yomiuri cho biết, các công tố viên nói rằng số tiền hối lộ cho quan chức Việt Nam lên đến 2 triệu 430 ngàn Mỹ kim.
Tin của nhật báo Yomiuri cho biết, các công tố viên nói rằng số tiền hối lộ cho quan chức Việt Nam lên đến 2 triệu 430 ngàn Mỹ kim.
Biên bản điều tra của Công tố viện cũng cho biết, là PCI hứa hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sĩ, người đứng đầu dự án xa lộ Đông Tây kiêm Phó Giám Đốc Sở Giao Thông Công Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh, số tiền lên đến 2 triệu 600 ngàn Mỹ kim, tức 10% giá trị hợp đồng. Đổi lại, ông Sĩ bảo đảm giao cho PCI hợp đồng tư vấn trong các dự án năm 2001 và 2003.
Mặc dầu cho rằng số tiền hối lộ lên đến gần 2 triệu 500 ngàn Mỹ kim, phía công tố chỉ truy tố hình sự các nghi can đối với số tiền 820 ngàn Mỹ kim hối lộ hồi năm 2003 và năm 2006.
Trả lời các đại biểu Quốc Hội tại Hà Nội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng ông “đã yêu cầu cơ quan điều tra tiếp nhận, làm rõ tới đâu, xử lý tới đó.”
Ủy ban điều tra phối hợp Nhật-Việt
Ông Dũng cũng xác nhận, là phía Việt Nam và Nhật đã lập uỷ ban phối hợp.
Một luật sư hiện đang hành nghề tại Sài Gòn, là ông Nguyễn Vân Nam, từng đưa ra nhận định, rằng việc hợp tác giữa 2 phía sẽ gặp một số khó khăn liên quan đến “cơ sở pháp lý.”
Một luật sư hiện đang hành nghề tại Sài Gòn, là ông Nguyễn Vân Nam, từng đưa ra nhận định, rằng việc hợp tác giữa 2 phía sẽ gặp một số khó khăn liên quan đến “cơ sở pháp lý.”
“Ở các nước khác, hối lộ và tham nhũng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp có thể bị trừng trị ngay lập tức bởi luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng ở Việt Nam thì không thể. Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, hầu như khó thực hiện. Thứ nhì, tôi không biết giữa hai nước có hiệp định tương trợ pháp lý chưa. Mà nếu có rồi thì không biết Việt Nam sẽ dùng cơ sở pháp lý nào để điều tra giúp phía Nhật Bản.”
“Chờ ý kiến chỉ đạo ở trên.”
Trong bản tin ngày 13 tháng 11, tờ Tuổi Trẻ cho biết người phát ngôn của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, là ông Trương Văn Lắm, nói rằng thành phố chưa thể có ý kiến đối với việc danh tánh ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị khai trước tòa trong vai trò người nhận hối lộ. Ông Lắm cũng nói, là vụ này “đã được Trung Ương giao cho Bộ Công An” đến nay “vẫn chưa có kết luận cuối cùng.”
Tờ Tuổi Trẻ liên lạc với Cục Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Tham Nhũng, thuộc Bộ Công An. Cũng với câu hỏi Việt Nam sẽ làm gì khi danh tánh ông Sĩ được khai trước toà tại Nhật, phía Bộ Công An nói “chờ ý kiến chỉ đạo ở trên.”
Tờ Tuổi Trẻ liên lạc với Cục Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Tham Nhũng, thuộc Bộ Công An. Cũng với câu hỏi Việt Nam sẽ làm gì khi danh tánh ông Sĩ được khai trước toà tại Nhật, phía Bộ Công An nói “chờ ý kiến chỉ đạo ở trên.”
Giới quan sát cho rằng, kết quả điều tra của phía Việt Nam, nếu có, về việc ai nhận hối lộ, nhận bao nhiêu, vân vân…, sẽ là thước đo và là thử thách cho tính độc lập của ngành tư pháp Việt Nam.
Hồi trung tuần tháng Chín, Việt Nam đã cho thay đổi nhân vật chịu trách nhiệm tại dự án Xa Lộ Đông – Tây. Tuy nhiên, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, với tư cách trưởng Ban Quản Lý Dự Án Đại Lộ Đông Tây và Môi Trường Nước Thành Phố, kiêm phó Giám Đốc Sở Giao Thông Công Chánh Thành Phố, thì vẫn tại chức.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-pm-pledges-to-probe-japan-graft-case-11142008