Thứ Ba, 2025-01-21, 9:58 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 15 » CÁN BỘ CA TPHCM: “KHÔNG BIẾT CHỮ” HAY “THIẾU VĂN HÓA”?
1:52 PM
CÁN BỘ CA TPHCM: “KHÔNG BIẾT CHỮ” HAY “THIẾU VĂN HÓA”?

CÁN BỘ CA TPHCM: “KHÔNG BIẾT CHỮ” HAY “THIẾU VĂN HÓA”? magnify

November 14, 2008

.“Cán bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh không biết chữ”. Thoạt nghe câu này, chắc chắn ai cũng sẽ bảo ngay rằng: Làm gì có chuyện ấy, đứa con nít 6 tuổi là đã biết chữ rồi, cán bộ Nhà nước, mà còn là cấp Thành phố nữa cơ, không biết chữ mới là chuyện quái lạ nhất trên đời. Thế nhưng “thực tế phũ phàng” trên lại được ông Thượng úy Nguyễn Đức Thọ - Trưởng Công an phường 7, Gò Vấp chính thức xác nhận một cách gián tiếp thông qua Giấy mời ngày 12/11/2008 do ông ông Thượng úy Nguyễn Đức Thọ ký và đóng dấu đỏ chói của Công an phường: “Lý do: Làm việc với cán bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh” (Mời xem hình trên).

.

“Mời”, chữ Hán - Việt gọi là “thỉnh” (请, 請). Đây là loại chữ tượng hình, đọc từ bên phải qua bên trái, cấu trúc gồm chữ “ngôn” () là lời nói bên trái, chữ “thanh” () bên phải là màu xanh, cây cỏ (đạp thanh), tươi trẻ, sung túc (thanh niên, thanh xuân). Chữ “thanh” lại có cấu trúc là chữ “chủ” () đứng trên chữ “nguyệt”, “chủ” là người đứng đầu, chủ nhà. Khi sáng tạo cách ký tự chữ “thỉnh” này, người xưa đã diễn tả ý nghĩa của nó là: Chủ nhà có thái độ tươi mát, niềm nở, thoải mái, trân trọng để tạo hấp lực bằng lời nói lôi cuốn người khác đến với mình theo yêu cầu của mình, đó là “thỉnh”.

Từ điển tiếng Việt giải thích: “Mời” nghĩa là:

1- Tỏ ý mong muốn, yêu cầu người khác làm việc gì một cách lịch sự, trân trọng.

Ví dụ: Mời anh đến chơi. Đưa tay mời ngồi. Kính mời. Giấy mời họp. Mời cơm thân mật.

2- Ăn hoặc uống (nói về người đối thoại, một cách lịch sự).

Ví dụ: Anh mời nước đi. Các bác đã mời cơm chưa?

Tóm lại, “mời” là thái độ bày tỏ sự thiện ý, trân trọng, lịch sự của người mời đối với người được mời. Mời không bao giờ có hàm ý bắt buộc đối với người được mời, chấp nhận lời mời hay từ chối lời mời là quyền của người được mời. Đó là phép lịch sự, xã giao từ trước đến nay trong xã hội loài người, trong thế giới những cá nhân, tổ chức có văn hóa, văn minh.

Tuy nhiên, những cá nhân, tổ chức bất lương (ngày xưa gọi là “gian nhân”, “khấu tặc”, ngày nay gọi là “ăn cướp”, “xã hội đen”) thì từ “mời” chỉ là phương tiện để che giấu bản chất lưu manh, côn đồ. Vì vậy, mới có câu “Rượu mời không uống mà muốn uống rượu phạt” trên cửa miệng của chúng.

Từ xưa đến nay, quy tắc “mời” của người Việt Nam là:

- Bậc trưởng thượng (ông bà, cha mẹ, chú bác cô dì, anh chị…) đứng ra mời khách theo ý muốn bản thân và thay mặt người dưới mời khách để khách nể mặt mình mà chấp nhận lời mời tham dự mà “nhân vật chính” là kẻ dưới. Trường hợp này gia đình đã cân nhắc và thấy rằng “kẻ dưới” chưa đủ uy tín, quan hệ tình cảm để khách mời chấp nhận lời mời, hoặc khách mời là người ngang vai phải lứa với bậc trưởng thượng trong nhà.

Ví dụ: Ông bà, cha mẹ, chú bác cô dì, anh chị… đứng tên “chủ hôn”, “chủ nhà” trong thiệp mời đám cưới, đám tân gia, đám đầy tháng, đám thôi nôi…

- Ngược lại, con cháu trong nhà (người dưới) mà đứng ra làm chủ mời đám tiệc cho người trên thì chỉ có mời “đám giỗ” cho người chết.

Trở lại vấn đề Giấy mời ở trên, về mặt cơ cấu tổ chức trong phạm vi một tỉnh (thành) thì cấp Thành phố (tỉnh) là cao nhất, cấp trung gian là cấp quận (huyện, thị xã), cấp cơ sở là phường (xã, thị trấn). Nói nôm na, bình dân học vụ cho dễ hiểu thì cấp phường là là con, cấp huyện là cha mẹ và cấp thành phố là ông bà (nội ngoại). Như vậy, “con” mà thay mặt, ra lệnh cho “ông bà” phải tiếp người này người kia, phải “làm việc” thế này thế nọ thì rất là ngược đời, trái đạo đức xã hội. Về mặt cơ chế làm việc thì trái nguyên tắc tổ chức hành chính.

Rõ ràng, nếu cán bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh muốn mời ai đó thì hãy tự mình viết Giấy mời, tự nhân danh cá nhân, tổ chức của mình mà mời, chớ không thể làm chuyện “hổng giống ai” là ra lệnh cho Công an phường “mời” để mình “làm việc” như vậy được.

.

Nhưng thực tế rành rành ra đó không thể chối cãi, thì người chứng kiến sự việc chỉ có thể hiểu vấn đề trên như sau:

1- Cán bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh không biết chữ nên không thể tự mình viết Giấy mời mà phải nhờ vả Công an phường 7, Gò Vấp?

2- Trưởng Công an phường 7, Gò Vấp “hỗn”, “không biết nguyên tắc làm việc”, “mạo danh cấp trên”?

3- Cán bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh không phải người Việt Nam, hoặc không được dạy dỗ, học hành tử tế nên đã có hành vi bất lịch sự, trịch thượng với khách mời, không biết cách hành xử về “mời” theo đạo lý xã hội người Việt Nam?

4- Cán bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh “dám làm không dám chịu trách nhiệm” nên “xúi” Trưởng Công an phường 7, Gò Vấp làm, có chuyện gì rắc rối thì “đổ thừa” ông Trưởng Công an phường 7, Gò vấp cho dễ bề “chạy tội”?

Ngoài ra, còn cách hiểu nào khác nữa hay không? Xin các bậc thức giả vui lòng chỉ giáo?

.

Tạ Phong Tần

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 789 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 30
Khách: 30
Thành Viên: 0