Thứ Sáu, 2024-04-26, 9:26 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 16 » Hà Nội, nước lớn rồi đấy.
4:27 PM
Hà Nội, nước lớn rồi đấy.

Đi trong nước lũ tìm Công Lý,

Mở lối cho dân hưởng Thái Hòa!


Nam Hải.

 

Cuộc tranh đấu đòi Công Lý của giáo dân Hà Nội triển nở qua chíến dịch cầu nguyện trong ôn hòa do Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt khai mở coi như đã đi vào một ngã rẽ và để lại nhiều dấu ấn khó phai mờ:

 

A Phần vật chất.

 

Sau ngày 19-9-2008, cả hai khu đất ở Toà Khâm Sứ và Linh Địa  Thái Hà, không quay trở về với nguyên chủ là Tòa Gíám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà. Nhưng các quan, cán tham ô của nhà nuớc Việt cộng cũng hoàn toàn thất bại, trắng tay, không thể hoàn thành cuộc “ cách mạng” cướp công thổ của nhà  Chúa rồi vẽ họa đồ, chia lô bán lấy tiền bỏ túi riêng. Đây là cuộc ăn cướp thất bại nhục nhã nhất của Việt cộng sau hơn sáu mươi năm áp đặt chế độ vô đạo trên toàn cõi Việt Nam . Một bài học quan cán Việt cộng phải nhớ đời!

 

B   Mặt tinh thần. 

 

Cuộc tranh đấu vì Công Lý ấy, đến nay chưa có dấu hiệu ngưng lại hay tàn lụi. Trái lại, còn nhiều ảnh hưởng và có nhiều cơ hội vươn lên với  những dấu ấn đặc biệt, không dễ gì mờ phai trong lòng người dân Việt. Bơi vì:

 

·        Lời mời gọi đi tìm Công Lý. “Nếu ai vì cầu nguyện mà phải đi tù, thì tôi sẽ đi tù thế cho họ (TGM Ngô Quang Kiệt). 

 

Ngày nay người ta có được một cơ hội thật tốt để chứng thực gía trị

lời nói của vua Quang Trung khi dẫn quân ra bắc là: “Ngòi bút của Ngô Thời Nhiệm có sức mạnh như trăm vạn binh”

 

Thật vậy, sau hơn sáu mươi năm miệt mài theo đuổi sách lược khủng bố nhân dân, nhà nước Việt cộng đã hãnh diện là  tác gỉa và đã đứng trên đỉnh vinh quang của hàng trăm ngàn cái chết oan khiên từ bắc chí nam do sách lược bạo tàn của họ gây ra. Theo sách lược ấy, khi thì chúng  lặng lẽ đến gõ cửa rồi bịt mắt, bịt mặt ngưòi dân, dẫn đi trong đêm tôí. Khi thì chúng nhân danh đảng khua chiêng đánh trống múa dao mở hội đấu tố người giữa ban ngày. Kết qủa của cả hai phương án này đều giống nhau: Người bị dẫn đi, không có lối quay về. Riêng người ở lại  thì chỉ  biêt nhìn nhau bằng đôi mắt trắng và  lòng nghi kỵ. Ngay vợ chồng, cha con anh em còn không dám tin nhau, nói chi đến tình hàng xóm láng giềng, bạn hữu.

 

Vì thế, người ta thường cho rằng, dưới cái gọng kìm ác độc ấy, nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ có cơ hội tụ họp lại với nhau chừng mươi, lăm người để đòi lại những gì đã bị Việt cộng cướp mất. Và dĩ nhiên, khi nhìn cảnh sống trong  lo sợ tột cùng của cà nhân dân, nhà nước Việt cộng hãnh diện và tự hào lắm. Bởi vì, bất cứ  nơi nào có dấu ấn của cái dép râu là nơi ấy, ngoài cái chết là  nỗi lo sợ và dôi trá của cán cộng dẫn đầu.

 

Nay,  du như cái lòng độc ác vô đạo của Hồ chí Phèo vẫn còn ở trên đỉnh cao trong hệ tư tưởng của đảng cộng, nhưng cái thời hoàng kim của đôi dép râu xem ra đã tận số. Nó đến ngày tận số,    ngưòi dân đã đạp đổ sự sợ hãi. Họ đã lấy lại niềm tin và nắm lấy tay nhau đi lên theo tiếng gọi Công Lý. Tiếng gọi Công Lý bước đầu nghe như rất xa lạ, vì  không có âm thanh sắt máu, va chạm từ những con dao độc ác quen thuộc, nhưng là tiếng  khai mở từ trong lòng người chân thật: “Nếu ai vì cầu nguyện  mà bị bắt vào tù, tôi xin đi thay cho người ấy”! Cao cả thay, nghĩa khí thay! Vã uy dũng thay. Tiếng nói ấy loan truyền đi, hàng ngàn, hàng vạn bước chân đã từ muôn phương, tụ  về một điểm đề cùng nhau khai mở đường Công Lý, để nhìn thấy ánh sáng của ngày Tự Do đã  khởi đầu.

 

·        Những bưóc chân Khai Phá. 

 

Sau lời mới gọi vì công lý ấy, hình ảnh thân ái, đơn giản khi đến thăm từng gia đình nạn  nhân của cuộc bạo hành công lý do nhà nước vô đạo thực hiện, đã biến vị Tổng Giám Mục thành tượng đài không thể bị xô đổ trong tầm mắt mọi người.

 

Thật vậy, người ta rất khó có thể đem so xánh  những bước chân đồng cảm trong nhịp đau thương ở trong lòng vị Tổng Giám Mục, khi Ngài đến thăm  từng gia định nạn nhân của cuộc bạo hành công lý  do nhà nước chủ trương, với những buớc chân dũng cảm của Abraham Lilncon trên đường giải phóng dân nô lệ, xem dấu chân nào mang tính vĩ đại hơn cho một giai đoạn của lịch sử. Bởi vì, tuy có chung một mục đích tìm công lý, nhân quyền cho con người thoát khỏi mọi áp bức bất công, nhưng hai vị thế hoàn toàn khác nhau.  Một bên thì có đủ mọi quyền lực trong tay, và chỉ phải đối đầu với các thế lực chuyên quyền, phe phái, tiền bạc. Một bên thì quyền không, thế không, lực cũng không, chỉ có một tâm hồn  vời vợi nhưng lại  phải đối đầu với một  hệ thống bất công đến từ cường quyền bao cấp từ trên xuống dưới, chúng đã thạo nghề tạo ác, chà đạp nhân phẩm con người từ mấy chục năm qua…

 

Kết qủa của bưóc chân Khai Phá là: Một người đã chết vì đòn thù từ những tập đoàn phe nhóm cá nhân bị mất quyền lợi. Đổi lại, dân nô lệ được giải phóng  khỏi kiếp đời tăm tồi để làm người. Và một ngưòi thì cho đến nay, vẫn đang là mục tiêu chính của cuộc đấu tố cuồng bạo, vô đạo, bất nhân, bât nghĩa  do nhà cầm quyền Việt cộng chủ trương.

 

Cuộc đấu tố bất nhân này chưa biết đi về đâu, nhưng chừng như đường Công Lý của vị Giám Mục này đang theo đuổi mỗi lúc một thêm sáng tỏ. Sáng tỏ như bước chân,  sắn quần qúa gối, lội nước đi thăm dân chúng trong những ngày lụt lũ tại Hà Nội vừa qua. Sự không e ngại mưa gió, hơn thế, dũng cảm không nao núng trước những lời đe dọa ám hại đến tính mạng từ những kẻ điên cuồng do nhà nước chỉ huy đã như một dấu chỉ, hoặc như  lời nói lên ý nghĩa là  không ngừng nghỉ  trong việc đi tìm Công Lý, Nhân Quyền và đời sống ấm no cho dân. Tinh yêu dân, thương nước ấy đã mạnh hơn sự chết, Ngài còn sợ chi nữa. Riêng phía nhà nước, không biết họ có lợi dụng, hay xấu hổ vì  cái hình ảnh “ săn quần lên qúa gối, lội nước đến thăm dân khốn cùng” của Ngài Tổng Giám Mục mà mở thêm trường đấu tố khác để cho nhà  nước thêm “ uy tín” hay không nhỉ?

 

·        Tuyên ngôn Công Lý:  

 

Nếu đựợc, tôi xin gọi bài phát biểu ứng khẩu của vị Tổng Giám Mục vào ngày 20/9/2008 trưóc UBND thành phố Hà Nội  là một Tuyên Ngôn vì Công Lý. Bởi lẽ đây là lần đầu tiên, sau hơn sáu mươi năm, tiếng nói của Công Lý đã trổi dậy, làm rúng động nhân tâm và trấn áp bạo ác ở chính cái hang ổ cao cấp nhất của chúng. Và bởi vì, bài phát biểu đã nói lên cái Dủng của chính nhân. Cái Trí của bậc trí gỉa. Cái Nghiêm, Minh của bậc quân tử và  Nhân,  Lễ , Nghĩa, Trung, Tín của người trượng phu vì dân vì nươc theo truyền thống của dân tộc Việt..

 

Thật vậy, một người dú chỉ ở trình độ tiểu học, hay mới qua khung cửa tập đọc, tập đánh vần, đều có thể đọc và hiểu được bài phát biểu của vị Tổng Giám Mục Hà Nội  là lời Tuyên Ngôn vì Công Lý đầy Trung Can Nghĩa Đảm  đã được công bố trước bạo quyền Việt cộng với chủ đích giáo huấn con người như sau:

 

a/ Tôn trọng Nhân Quyền. Tôn giáo là một thứ Dân Quyền tự nhiên của người dân phải được có, và nhà nước phải tôn trọng quyền tự do Tôn Giáo của nhân dân. Tôn Giáo không phải là một thứ đặc ân, Xin – Cho. để cạnh tranh hay trao đổi theo chủ đích của nhà nước.

 

b/ Tôn trọng luật pháp: Đã gọi là nhà nước pháp quyền thì “ Chúng ta phải sống theo pháp luật.”  Nghĩa là, mọi người phải biết tôn trọng luật pháp, và mọi thay đổi đều phải có văn bản pháp lý chứng minh. Nói cách khác, chính quyền phải bảo vệ luật pháp, bảo vệ sự an toàn cho nhân dân, chứ  chính quyền không  phải là “  kẻ cướp vào nhà chúng tôi, rồi ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?!

 

Đối với người được học hành khá hơn, hoặc đọc thông viết thạo thì  nhận định và đánh giá bài phát biểu ứng khẩu tại chỗ ấy, đáng được coi là một Tuyên Ngôn Lịch Sử của những người đi tìm Công Lý, Công Đạo cho dân trong thời đại này.  Bởi lẽ, bài phát biểu không chỉ gói trọn tình, lý. Gói trọn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung mà còn phải được coi là một bài Công Dân Giáo Dục cần thiết cho mọi người, mọi thời. Bởi vì:

 

Người phát biều không hẳn chỉ là người có nhiệt tình với nhân dân và đất nước. Nhưng ông ta còn là một người có lòng yêu nước yêu dân thiết tha,  đã gạt bỏ sự tuyên tryền gỉa dối, để nhìn thẳng vào thực tại là: Việt Nam dưới thời xã hội chủ nghĩa đã không tíến, trái lại còn tụt hậu.

 

·        Tụt hậu về  văn hóa, họ đưa xã hội vào đường cùng, luẩn quẩn trong những ngôn từ lừa bịp đấu tố nhân dân, trong lúc xã hội bên ngoài đã tiến rất xa trên tất cả mọi phương diện. từ kinh tế cho đến kỹ thuật.

 

·        Tụt hậu về luân lý đạo đức, đưa đến việc từng mỗi cá nhân hay tập thể không còn biết tôn trọng đạo đức làm người, trái lại,  phải “ nói dối nhau mà sống”, trong lúc tất cả  mọi xã hội bên ngoài đều tôn trọng và bảo vệ Nhân Quyền và Dân Quyền là nền tảng phát triển toàn diện xã hội.

 

·        Tụt hậu về ý thức Độc Lập đân tộc, Dân Chủ, đưa đến việc cấp lãnh đạo đua nhau ký những công hàm, hiệp định thư nhường biển nhường đất đai của tiền nhân cho ngoại thù, rồi để cho ngoại thù tự tung tự tác chiếm đất, lấn biển giết hại lương dân hành nghề sinh sống trên biển.

 

Đó là những nỗi nhục, không phải là sự tự hào  của ngày hôm nay. Có biết nhìn nhận cái nhục ấy, thì mới khả dĩ gạt bỏ được chúng và dẫn đất nước đi lên. Trái lại, nguyện vọng của nhân dân, nhà nước không thèm để ý tới,  tệ hơn thế, còn hỗ trợ cho những bạo hành, lấn chiếm từ quyền sở hữu về tài sản đến những dân quyền làm người rồi độc chiếm quyền lãnh đạo bao cấp cho  cán bộ đảng viên tạo ra ác nghiệp cho dân, thì đây được coi là bản  cáo trạng đầy lòng nhân ái, nhà nươc nên nghiêm chỉnh mà học tập trưóc khi qúa muộn. 

Riêng với những người bị mù chữ, không biết đọc không biết viết, nhưng  nếu được nghe trọn vẹn bài  nói chuyện ấy, tôi tin rằng, phản ứng của họ cũng rất đơn giản như đời lao nhọc của họ: 

- Phải, Ông ấy nói nhời nói phải! Ông ấy trách nhà nước lằm ăn như một bọn cướp là phải lắm. Bởi lẽ đất của người ta, muốn lấy muốn chiếm thì cũng phải có lý do và  bàn việc trao đổi thuận mua vừa bán chứ. Có nhà nước nào lại nửa hôm nửa đêm đem chó nghiệp vụ đến vây nhà, chiếm đất của dân như thế bao giờ?  Tôi thấy chỉ cần đưa tay hái trộm một trái cây trong vườn nhà người khác đã là một chuyện nhục nhã rồi. Nhưng quan, cán làm trộm cướp thì không biết nhục nhã là cái gì, bác ạ!


- Cái nhà bác này nói chuyện mới hay chứ!  Quan, cán nhà nước mà biết làm chuyện lễ nghĩa như thế thì đã ra cái giống người!


Thật vậy, theo bản thống kê của Bộ GD&ĐT Việt cộng, tính đến tháng 6, cả nước có hơn 140.000 người trong độ tuổi 15-25 không biết chữ. Ở độ tuổi 25-35, con số này là gần 250.000 người. Tỷ lệ mù chữ nhiều nhất rơi vào độ tuổi trên 36, với gần 1,3 triệu người. Với gần 235.000 người, Hà Nội hiện là địa phương có số người mù chữ nhiều nhất nước ! Tuy nhiên, mù chữ, không biết đọc không biết viết vẫn sống ra ngươi và nên người.


Ở đây, tuy bảng thống kê không nói rõ số  lượng  cán cộng trong các ngành, cơ sở hay guồng máy lãnh đạo nhớn nhỏ của Hà Nội có bao nhiêu người  mắc nạn mù lòng  mù chữ. Nhưng  với con số 235,000 người ở Hà Nội được xác định là mù chữ thì ít nhất cũng phải có đến 5 hay 7% con số ấy là các cán bộ lãnh đạo của nhà nước. Bởi lẽ, tính vào số tuổi thì đa phần câp lãnh đạo đã trên 36 tuổi. Trường hợp nhìn vào công việc thì con sô`cán bộ bị mù chữ mù lòng chắc chắn cao hơn 5, 7% nhiều.  Và đó chính là lý do, chúng  luôn gây họa cho dân.


Giải thích cho lý luận này,  người ta cho rằng, bài phát biểu không qúa dài, không qúa khó, chỉ cần lực học ở cấp tiẻu học là hiểu  bài phát biểu này mang ý nghĩa gì. Từ chỗ hiểu biết, người ta có thể mở ra con đường đối thoại để hài hòa đưa đất nước đi lên như vị Tổng Giám Mục và toàn dân mong ước.  

Tiếc thay, thành phần ngồi nghe trực tiếp thì như vịt nghe sấm, hoặc gỉa,  nghe được chữ đực chữ cái, nên không hiểu biết gì. Áy là chưa kể đến việc mù lòng từ trên xuống dưới, nên  khi đọc lại  thì nhìn thấy mặt chữ là mắt hoa, nhức đầu, chóng mặt,  nên mới xảy ra cái tệ hại đọc được chữ này bỏ xót chữ kia.  Kết qủa, bài nói chuyện của vị Giám Mục bị cắt bỏ từng đoạn,  và Nguyễn thế Thảo thành chủ tịch ủy ban đấu tố thì điên cuồng  ra lệnh mở cuộc đấu tố Ông Giám Mục này trên tất cả các mặt trận, từ truyền thông báo chí, đài truyền hình, phát thanh cho đến  bọn  đầu gấu, chó nghiệp vụ  nhập công tác bao vây và  đập phá hàng rào của Toà Giám Mục và  diên loạn đòi giết người, bất chấp luật pháp của nhà nước do chính họ đẻ ra.


Mà buồn cười là giữa lúc nhà nước Việt cộng đang ở trên đỉnh cao của cuộc lừa bịp chữ nghĩa và đấu tố Công Lý, các Blogger, báo điện, tin đài từ trong nước ra hải ngoại và các thông tấn ngoại quốc như BBC đồng loạt cho truyên đi nguyên bản bài phát biểu của vị Tổng Giám Mục trước UNND thành phố vào ngày 20/9/2008. Trước cảnh phơi trần này,  nhà nước và  Chí Phèo bỗng biến thành đầu trộm đuôi cướp, biến thành mặt mo, trò hề cho thiên hạ!


- Còn  may đấy bác ạ, nhờ bản thông kê của bộ giáo dục công bố là  Hà Nội có đến 235,000 ngàn ngừơi bị nạn mù chũ ra đời kịp thời để cứu nguy cho các cán bộ nhớn đấy. Tuy bản thống kê không nói, nhưng được coi như là một cử chỉ phân trần, xin lỗi toàn dân vì cán bộ, các cấp của ta thô lỗ, đọc không thông viết không thạo nên mới có sự kiện cho đọc chữ này  mà không đọc những chữ khác để gây ra …. hiểu nhầm, chứ thực ra thì các quan, cán không độc ác  như  Yahoo, Google  tuyên truyền!


- Theo tôi thì nhà nước ta anh hùng lắm, há phải sợ vài ba cái tên  Google với lại Yahoo sao? Có chăng là sợ Ông Giời đấy thôi. 


- Bác lại nói nhời nói phải. Giữa lúc nhà nươc, rồi UBND thành phố, các ban ngành thông tin, báo chí, đài, công an, chó nghiệp vụ dồn hết nỗ lực, tập trung vào sự kiện ” hại một ngưòi để hù doạ trăm vạn ngươi” thì Ông ấy đổ mưa lũ xuống.  Hà Nội đang nóng bỗng nhiên lụt! Lụt cả tuần, làm tắt báo, đài, làm cho chuột nhớn chuột bé chết ình chết thối nổi lềnh bềnh trên mặt  Hà Nội. Ngửi mùi ô uế chắng ma dại nào dám ra khỏi nhà gọi là tham quan cho biết sự tình. Nhưng, lại chỉ có một mình ông Giám Mục ấy sắn quần lên qúa gối, bình thản  chống gậy lội nước bì bõm  mà đi thăm dân, bất chấp mưa dầm gió rét, bất chấp cả hiểm nguy đến tính mạng vì những đòn thù đấu tố của nhà nước đang rình rập dáng xuống.


- Kính phục! Kính phục! 

- Lạ, lạ thật.


Không có một bạo lực nào có thể ngăn cản được bước chân đi gieo Công Lý ấy. Nếu Abraham Lilncon đi vào lòng thế giới vì đã giải phóng dân nô lệ, thì hẳn nhiên,  Ông Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng sẽ đi vào lòng lịch sử Việt Nam như là người khai mở cuộc tranh đấu đòi lại Công Lý và Nhân Quyền cho dân trong tiếng gọi ôn hòa. Riêng kẻ đạo diễn cuộc đấu tố vào mùa lũ thì chẳc là theo rác rưởi trôi dạt vào vũng bùn  hôi tanh nào đó chăng?

 

Nam Hải

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 727 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0