Thứ Bảy, 2024-12-21, 10:26 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 16 » Đạo và Đảng
8:45 PM
Đạo và Đảng

Cố Nhân


Hiện nay chưa phải là tình hình đoạn giao như ở Ba Lan trong những năm 1980, mà cũng chẳng phải là một hài kịch dễ thương như kiểu Don Camillo chống lại ngài thị trưởng cộng sản Peppone. Nhưng ở Việt Nam, từ mấy tháng qua, Giáo Hội Công Giáo đã bắt buộc phải đứng ra như là một thế lực duy nhứt có khả năng chống lại chế độ Hà Nội, và bắt buộc chế độ phải nghe theo.

Ngay trung tâm thủ đô, cách thánh đường chánh tòa khoảng hai trăm thước, giữa khu du lịch, trên đất đai thuộc Giáo Hội từ thời thuộc địa Pháp, người ta dự trù mở một hộp đêm và một siêu thị. Đó là quyết định của Đảng cộng sản Việt Nam, rõ ràng là để trắc nghiệm khả năng đối kháng của Giáo Hội về hồ sơ này. Bụng làm, dạ chịu, vậy là Đảng ta phải lãnh đủ, vì ngày này qua ngày nọ, hàng ngàn giáo dân đã đến chiếm địa điểm liên hệ và tổ chức một cuộc biểu tình ngồi, ôn hòa và thầm lặng.

Ở Việt Nam, kể từ ngày cách mạng thành công hồi 1945 đến nay, đó là hiện tượng chưa từng thấy. Ngày 19 tháng Chín vừa qua, Đảng đã nhượng bộ, đem công an trang bị súng và dùi cui đến bao vây khu đất, đưa xe ủi đến phá sập tường rào bao quanh địa điểm đầy tính tượng trưng của dân công giáo. Ngày hôm sau, mười ngàn tín đồ, với sự tham dự của toàn thể môn sinh của đại chủng viện, tề tựu tại địa điểm, đọc bài "kinh cầu nguyện cho hòa bình" của Thánh François d'Assise. Rồi, chung cuộc lại, thể diện bên nào nấy giữ, vì cuối cùng nơi chốn đó đã biến thành...công viên.

Nhờ ơn Chúa, Tòa Khâm Sứ ngày xưa không biến thành một địa điểm thương mại bé nhỏ. Nhờ Đảng cộng sản, nhà nước Việt Nam cho thấy mình không chịu áp lực của những người đại diện Tòa Thánh Vatican.

Giữa những thế lực đã từng đọ sức nhau từ một nửa thế kỷ qua, những người cộng sản và các giám mục Việt Nam đã biết rành thực chất của nhau. Ở Hà Nội, hai bên đã tồn tại trong một thế chung sống bắt buộc và căng thẳng, thường là đau khổ chớ chẳng phải mặn nồng đối với người công giáo.

Sáu triệu giáo dân của đất nước (7% của 85 triệu dân chúng) rất đoàn kết đàng sau Đức Hồng Y Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn, hai mươi sáu Giám Mục và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Đức Cha Ngô Quang Kiệt.

Phía bên kia, những người cộng sản chia ra làm hai phe, phe bảo thủ già nua, chạy theo Đảng cộng sản Trung Quốc. Còn những người cộng sản trẻ hơn, thì chạy theo hậu thuẩn của Mỹ để cho đất nước Việt Nam khỏi rơi vào móng vuốt của con cọp Bắc Kinh, kẻ thù truyền kiếp và dễ ghét của Việt Nam. Theo như nhận xét của một nhà báo trẻ ở Hà Nội thì "Mỹ là kẻ thù của chúng tôi cách nay ba mươi năm, Pháp cách nay sáu mươi năm, còn Trung Quốc là kẻ thù liên tục từ bốn ngàn năm nay".

Cuộc xung đột hiện nay giữa người công giáo và cộng sản, liên hệ đến đất đai và nhà cửa do Việt Minh tịch thu hồi 1945. Tưởng nên trở về quá khứ để hiểu vấn đề một cách tường tận hơn.

Sau Hiệp Định Genève năm 1954 và việc chia đôi đất nước, một triệu người Bắc, trong số đó có sáu trăm ngàn người công giáo, di cư vào Nam, theo thỏa hiệp ghi trong Hiệp Định. Nhưng, ở Hà Nội, giáo hội công giáo gần như chẳng còn gì, linh mục còn ở lại thường bị cầm tù hay bị truy hại, đến đổi họ gần như bị mất trí.

Giữa những năm 1980, sau năm năm lưỡng lự, Việt Nam theo gương của người anh cả Trung Quốc nên cũng bắt đầu cởi mở kinh tế, lôi cuốn được một số đầu tư ngoại quốc và dè dặt tôn trọng một số tự do cá nhơn. Đến giữa những năm 1980, các nhà thờ miền Bắc đều bị cộng sản đóng cửa. Sau đó tình trạng hạn chế được cỡi mở hơn.

Ngày nay, ba trăm năm mươi ngàn người công giáo chuyên cần đi nhà thờ Hà Nội, và năm trăm năm mươi ngàn ở Hải Phòng. Theo Linh Mục Joseph Nguyễn Chí Linh, quản hạt Thanh Hóa, thì trước kia Giáo Hội không thể truyền bá Phúc Âm cho những người ngoại đạo, giờ đây, trái lại, các chủng viện đều đầy ắp người. Cha Linh cho rằng Giáo Hội công giáo là cộng đồng duy nhứt, trong quần chúng nhơn dân, dám nói lên tiếng nói của mình. Chỉ có công giáo mới mạnh dạn biểu tình công khai.

Tương quan lực lượng giữa những nhà tư tưởng của Đảng cộng sản và tín đồ đã được đảo ngược, nhứt định là nhờ kinh tế phát triển, để cho Việt Nam trở thành "con rồng nhỏ" trong khu vực. Ngày nay, đất nước đã tràn ngập vốn đầu tư từ Nhựt Bổn, Triều Tiên, Đài Loan, Tân Gia Ba, và mới đây, từ Dubaï và A-Rạp Xê-Út. Một nhà ngoại giao Tây phương cho biết là hiện đang có dự án bất động sản lên tới bốn mươi tỷ, trong đó có việc xây dựng một Dubaï mới. Một nhà kinh tế ở Hà Nội tiết lộ là Việt Nam đã trở thành nơi rửa tiền mờ ám của hành tinh.

Trong khu Hoàn Kiếm, quanh nhà thờ do người Pháp xây cất trước kia, một thước vuông đất lên tới 20.000 Mỹ kim, gấp ba lần giá cả của trung tâm Băng Cốc. Dĩ nhiên, trong một chế độ với nền hành chánh xô-viết chạy theo chủ nghĩa tư bản phôi thai thì Nhà Thờ phải tìm cách thu hồi lại những tài sản của mình đã bị tịch thu. Trên đất nước Việt Nam có hằng hà sa số những loại tài sản như vậy.

Ở Huế, đế đô cũ của Việt Nam, một chủng viện nhỏ đã trở thành khách sạn sang trọng của thành phố. Một nhà thờ ở Hà Nội đã biến thành kho hàng. Ở Đà Lạt, người ta đã treo một ngôi sao đỏ trên đỉnh nhà nguyện của viện đại học. Tu viện Hà Nội đã lột xác thành nhà thương. Một cơ sở của các dì phước ở thành phố Hồ Chí Minh, nay đã thành nơi nghe dĩa ca nhạc, trường dòng Huế thành siêu thị!

Mỗi miếng đất giá bằng vàng khối. Một nhà ngoại giao Anh giải thích:"Những người công giáo lão thành ủng hộ Giáo Hội trong cuộc tranh đấu này, vì việc hoàn trả tài sản của Giáo Hội sẽ tạo ra một tiền lệ. Đảng cộng sản sau đó sẽ bị bắt buộc phải hoàn trả không biết bao nhiêu là tài sản cho những người sở hữu chủ cũ."

Như vậy là Đảng cộng sản không chịu hoàn trả gì hết, nhưng không vì vậy mà Đảng ở thế mạnh. Vì kinh tế đang âm ỉ, có mùi khét, sắp bùng nổ đến nơi. Y như rằng, trên đường phố Hà Nội, những nhà tư bản mới, phô trương sự giàu có sung túc của mình, họ nghinh ngang chễm chệ trên những chiếc xe hơi hiệu Porsche Cayenne, những mặt hàng sang trọng tranh chỗ trên những cửa hiệu trong hành lang các khách sạn năm sao, và thành phố Hà Nội, dưới tác động của mấy xe ủi đất của nhà thầu xây cất, đã mất đi vẻ duyên dáng xa xưa.

Vậy mà, trên vũng lầy của một đất nước không khéo quản lý, với những chi thu công cộng mờ ám, lạm phát hàng năm lên tới 27%, nhà chòi của dân nghèo mọc lên hai bờ sông Hồng như cỏ dại, và cha xứ nhà thờ rửa tội chín ngàn đứa bé trong một năm, vì Giáo Hội thu hút những cặp thanh thiếu niên, và vì nhà thờ đã lôi cuốn được quần chúng.

Lương tháng kỹ sư được 100 Euros một tháng, lương bộ trưởng được 250 Euros và, theo một cán bộ xuất sắc thì "với đồng lương như vậy làm sao khỏi bị cám dỗ, vì mỗi tháng ít ra cũng phải có 300 Euros mới đủ cho một gia đình". Việt Nam sống trong một cảnh hoảng loạn tâm thần, giữa hai cái thực tế, một là của những ngài tổng bộ trưởng đi xe con bóng loáng, tự tạo dinh thự cho mình và hai là của một thế lực chẳng còn chút thẩm quyền đạo đức. Hãy nhìn cảnh tượng hàng ngày trên đường phố cũng đủ thấy. Một người đi xe gắn máy bị công an huýt còi, nhưng cứ thản nhiên mĩm cười chạy đi, trong khi thày công an mệt mỏi rượt đuổi, dưới cảnh chế nhạo của đám đông trên đường.

Trong bối cảnh thời hậu-cộng sản, vô luật lệ và chẳng quyền hành gì, Giáo Hội ban bố cho kẻ nghèo hèn, trêu cợt người quyền thế, nên được coi như nơi chốn nương thân. Vùng châu thổ sông Cữu Long cho thấy một khung cảnh ngoạn mục về sự cải tiến của đức tin đó. Những thành phố nhỏ bé mà lại xây dựng lên những giáo đường thênh thang. Ở Hà Nội, chỉ cần Đức Tổng Giám Mục đặt tượng Đức Mẹ đàng sau hàng rào cũng đủ để dân chúng tụ tập đến đó cầu nguyện.

Thế thì đừng ngạc nhiên khi công giáo tạo bất hòa ngay bên trong Đảng cộng sản Việt Nam. Tình hình đó thể hiện, hồi mùa thu năm nay, qua việc bộ máy tuyên truyền nhà nước đả kích mạnh mẽ Đức Cha Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, người đã tuyên bố:"Khiếu kiện đất đai đã phổ biến ở Việt Nam vì luật pháp nhà nước không công nhận quyền sở hữu, cho nên tình trạng đó tạo điều kiện cho nhiều vụ tham nhũng."

Như vậy là phủ binh phủ, huyện binh huyện, Giáo Hội binh vực quyền lợi của người dân ngắn cổ bé miệng còn Đảng ta thì bảo vệ đặc quyền đặc lợi của cán bộ tham nhũng. Tất cả các giám mục đều có một thái độ tự do tuyệt đối so với thế lực cầm quyền, như chừng thế lực này đã mất đi khả năng gây phiền hà.

Trong mọi trường hợp, Đảng ta đang bước vào một thời kỳ khó khăn xã hội cuối cùng, vì lẽ những người cộng sản bảo thủ Việt Nam ngày nay bị bắt buộc phải dựa vào những đồng chí Trung Quốc để trấn áp phái cải cách. Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã được Đức Giáo Hoàng Benoît XVI tiếp kiến năm ngoái ở La Mã, đã bị phe chống đối làm cho suy yếu đi. Một hồi kết cuộc buồn tênh của một Đảng cộng sản, từ lâu nay đã tràn ngập vinh quang, mà phải cầu cạnh Trung Quốc, kẻ thù của bốn ngàn năm, che chở để đương đầu lại chính đất nước mình!

Cố Nhân

Theo "Việt Nam: les catholiques résistent au Parti", của François Hauter, đặc phái viên Hà Nội của nhựt báo "Le Figaro", 13 Novembre 2008.


Nguồn: Phù Sa Online
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 846 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 17
Khách: 17
Thành Viên: 0