Trà Mi
Agence France-Presse hôm 15 tháng 11 vừa đưa tin Quốc hội Cộng sản Việt
Nam vừa quyết định đình chỉ việc bầu cử đại biểu cấp xã ấp như đã dự
định vào năm tới. Đây là quyết định giờ thứ 25 của đảng Cộng sản Việt
Nam trước khi bế mạc khoá mùa thu 2008.
Đảng CSVN đà “biên tập” lại tiến trình bầu cử đại diện xã ấp và cho đại
biểu quốc hội nước CHXHCN Việt Nam biểu quyết dời thử nghiệm này đến
2011. Báo chí và một đại biểu quốc hội đã cho biết như thế.
Theo chương trình (bầu cử) thử nghiệm ban đầu – đã được quốc hội thảo
luận và vạch ra những nét chính khá chi tiết trong một văn kiện – sẽ
rập khuôn loại bầu cử xã ấp Trung Cộng (Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa) đã
thực hiện cách đây 20 năm.
Theo đề án này thì 25 tháng Tư 2009 dân chúng ở 385 xã ấp khắp Việt Nam
sẽ trực tiếp bầu chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, vai trò tương đương với
xã trưởng.
Tuy thế, thay đổi vào phút chót hôm sáng thứ Bảy, đại biểu quốc hội VN
đã biểu quyết một số đổi mới ở cấp chính quyền địa phương nhưng đã xếp
lại chương trình bầu cử thử nghiệm ở hạ tầng cơ sở của tổ chức chính
trị tại Việt Nam.
Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch quốc hội nói, bước đầu của việc bầu cử trực
tiếp và phát triển Dân chủ Cơ sở cần phải đi từng bước thận trọng.
Cuộc tranh biện về đề tài này đã kết thúc khoá họp quốc hội mùa thu 2008.
| Cộng sản Việt Nam và toán cộng Nguồn: DCVOnline
|
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ chặt mạng lưới kiểm soát tất cả mọi sinh
hoạt chính trị, bằng các tổ ở trường học, sở làm và qua Mặt trận Tổ
Quốc – một tổ chức dù (con đẻ của Đảng CSVN) bao gồm nhiều hội đoàn
“dân sự” như hiệp hội nông dân và những đoàn thể thanh niên.
Mọi quyết định chính trị tại Việt Nam trong chế độ cộng sản từ xưa đến
nay vẫn là 1 đường thẳng, từ trên xuống dưới – quyết nghị của đảng được
loa phóng thanh chuyển đi mỗi ngày cùng với các cuộc vận động tuyên
truyền với quần chúng chính sách của đảng đến về mọi mặt, từ kỹ thuật
làm ruộng đến kế hoạch hoá gia đình.
Dự án thử nghiệm này đã được đề nghị từ 10 năm sau khi đảng Cộng sản
Việt Nam có sắc lệnh về Dân chủ Cơ sở, nhẵm mục đính để quân chúng trực
tiếp tham gia với, và giám sát sự xuyên suốt của chính quyền địa phương.
Sắc lệnh đó – tóm gọn trong khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” – không ngoài mục đích xoa dịu phẫn uất của người dân ngay
sau vụ biến động Thái Bình năm 1997.
Trong những năm gần đây, giữa lúc Việt Nam đang phát triển và công nghệ
hoá nhanh, số người dân vùng sâu vùng xa bị chiếm đất và đòi nhà nước
bồi thường ngày càng tăng cao. Nông dân thường lên án quan chức địa
phương tham nhũng, chiếm đất không bồi thường xứng đáng cho khổ chủ.
Khi tình hình gay cấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nói: “Khó thì hỏi nhân dân, nghe nhân dân, dựa vào nhân dân, làm theo sáng kiến của nhân dân. ” Đó không chỉ là quan điểm của nhà chính trị, đó còn là niềm tin sâu sắc chân thành.
(Trích “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, Trần Chí Hiển, VietNamNet, 18/05/2006).
Với quan điểm chính trị thư thế và với niềm tin sâu sắc chân thành đó,
ông Hồ bèn với tay lên vành tai, rút bút chì, thấm nước bọt viết ngay
công thức:
Xa dân + Khinh dân + Sợ dân + Không tin dân + Không hiểu dân + Không thương yêu dân = Hỏng việc
Nhà lãnh đạo tài ba kiêm nhà toán học kỳ tài của đảng Cộng sản đã đưa
công thức như trên để đảng viên theo đó mà thực thi nguyên tắc “phát
huy dân chủ” – Chuyện này xảy ra cách đây ít nhất phải gần 40 năm tức
là trước khi ông Hồ chuyển sang từ trần vào tháng 9 năm 1969.
Và theo Trần Chí Hiển, cũng ở bài báo dẫn trên, thì vào cái thời điểm
một chín, mười bù, lúc đảng cộng sản đang ở cái thế từ chết tới bị
thương cách đây hơn 20 năm họ đã đi một bước cụ thể và quan trọng để “thực hành dân chủ” là nói láo “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
Lịch sử lập lại thêm một lần nữa. Với đảng Cộng sản Việt Nam, bước “cụ
thể quan trọng” để “thực hành dân chủ” kiểu cộng sản của họ, một lần
nữa khẳng định câu “Nói láo như Vẹm” là một sự thật không cần bàn luận
thêm.
© DCVOnline
|