Có những nhà trí
thức mà chẳng trí tý nào, chẳng thức tỉnh một một chút gì, vẫn bịt tai, nhắm mắt
làm ngơ trước trào lưu tiến hóa của nhân loại, quay mặt lại làm ngơ trước những
đau khổ của đồng loại, và tệ hại hơn nữa, vì quyền lợi cá nhân, vì một số bổng
lộc nhỏ bé, cố vắt tim, nặn óc tìm ra những luận điệu để bênh vực cho những
chính quyền độc tài, chẳng hạn như họ đưa ra những lý luận, theo đó thì Dân chủ,
Nhân quyền đã lỗi thời.
Vậy tự do, dân
chủ, nhân quyền là gì ? Có phải những giá trị toàn cầu này đã lỗi thời hay
không ?
I ) Tự
do, dân chủ, nhân quyền là gi ?
Tự do là
những quyền căn bản của con người, đi từ quyền tự do đi lại, tự do sinh sống, tự
do ngôn luận, tự do mưu cầu hạnh phúc v.v.., đã được ghi trong bản Tuyên Ngôn
Quốc Tế Nhân quyền, được Đại Hội Đồng Liên Hiếp Quốc chấp nhận vào ngày
10/12/1948. Bản tuyên ngôn này hiện nay đã được đại đa số những quốc gia dân chủ
trên thế giới coi như ngọn đuốc soi đường cho chính mình. Tự do chính là nhân
quyền, có tính cách bẩm sinh và bất khả nhượng. Không ai trên đời này, dù là
đông hay tây, là da vàng da đỏ hay da trắng, sinh ra lại muốn rằng những quyền
tự do căn bản của mình bị chà đạp. Ngay cả con chim kia, chúng ta nhốt nó vào
lồng, dù chúng ta cho nó ăn cao lương mỹ vị, ở lồng vàng; nhưng nó vẫn muốn bay
ra ngoài để có tự do; huống chi là con người. Dân chủ là một thể chế chính trị,
trong đó những quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng; trái với chế độ
độc tài, một chế độ chà đạp nhân quyền.
I I ) Tự
do, dân chủ, nhân quyền không lỗi thời, mà là đang đi đúng với trào lưu tiến bộ
của văn minh nhân loại
Có người
cho rằng tư tưởng tự do, dân chủ nhân quyền hiện nay là lỗi thời. Điều nay hoàn
toàn sai. Bằng chứng cụ thể là mới đây, Quốc Hội Âu châu đã biểu quyết dự luật
với 497 phiếu thuận, 22 phiếu chống và 4 phiếu trắng, tố cáo chính quyền cộng
sản Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Ông Elie
wisiel, giải Nobel Hòa bình, người đấu tranh không ngừng nghỉ cho nhân quyền và
vẫn còn tiếp tục, có nói:
“ Tôi thề
sẽ không bao giờ im tiếng, nếu ở đâu và khi nào con người còn bị đau khổ và đọa
đày. Chúng ta phải nhập cuộc ! Trung lập chỉ có lợi cho kẻ đàn áp. Im lặng là
khuyến khích kẻ áp bức. Do đó chúng ta phải can thiệp. Khi đời sống con người
còn bị đe dọa, phẩm giá con người còn bị chà đạp, các biên thùy quốc gia không
còn quan trọng nữa. Nơi nào con người còn bị hành hạ vì lý do tôn giáo, chính
trị hay chủng tộc, nơi đó lập tức trở thành trung tâm của vũ trụ. Nếu chỉ còn
một tù nhân lương tâm bị giam giữ, quyền tự do của chính chúng ta cũng bị đe
dọa. Các nạn nhân này chỉ đòi hỏi một điều, là họ biết rằng họ không bị cô đơn,
không bị quên lãng; rằng khi họ không còn quyền được nói; chúng ta sẽ nói thay
họ. Và nếu tự do của họ tùy thuộc vào cuộc đáu tranh của chúng ta, thì ngược lại
quyền tự do của chúng ta cũng tùy thuộc vào chính số phận của họ.”
Cách đây 40
năm, mục sư Martin Luther King, một trong những người đấu tranh tiêu biểu cho tự
do, dân chủ, nhân quyền, đã từng tuyên bố:
“ Tôi có
một giấc mơ. Đó là một ngày nào đó con cháu của tôi không bị đánh giá, xét xử vì
mầu da, chủng tộc, mà vì tư cách, đạo đức, tài cán của chính nó.”
Với việc
thắng cử của ông Obama, một phần nào ước mơ của mục sư King trở thành sự thật.
Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ cuộc đấu tranh cho nhân quyền không những vẫn tiếp tục ở
Hoa Kỳ, mà vẫn tiếp tục ở nơi khác. (1)
Chính vì
vậy mà cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền không những nó có tính chất
toàn cầu, liên quan đến mọi người, mà nó còn hợp lý và hợp thời nhất; vì nó đang
đi đúng chiều hướng của văn minh nhân loại, đi đến một văn minh, mà trong đó : “
Con người không bị đe dọa bởi nghèo đói và những quyền căn bản của họ như quyền
tự do tư tưởng, tự do ngôn luận được tôn trọng. Thế giới đó phải được coi là ước
vọng cao cả của con người .” ( Lời Mở Đầu bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ).
Thật vậy,
nhân loại đã trải qua 5 nền văn minh:
(1)Văn
minh chẩy hái: Đây là nền văn minh đầu tiên của con người. Con người hái
những trái cây và săn bắn quanh hang của mình để sống. Nhưng rồi từ từ cây trái
và súc vật cũng trở nên khan hiếm; con người phải đi xa để kiếm ăn; nó bước sang
(2)nền văn minh du mục. Và ngay dù nó đi xa để
kiếm ăn súc vật và cây trái cũng khó tìm; nó bắt buộc phải trồng trọt, nuôi
dưỡng xúc vật để sinh sống.(3) Nó bước sang nền văn minh
định cư nông nghiệp. Người ta thấy những nền văn minh cổ phần nhiều đều
phát xuất từ những đồng bằng các con sông lớn, như văn minh Ai Cập ở đồng bằng
sông Nil; văn minh Ấn độ ở đồng bằng sông Grnge; vì ở đây đất đai phì nhiêu, có
nước để tưới cây và cho xúc vật uống. Với nền văn minh này, con người đã có thể
thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình như ăn mặc, nhà ở v.v.. . Và mô hình
tổ chức nhân xã ở thời kỳ này là mô hình quân chủ phong kiến. Một khi những nhu
cầu thiết yếu đươc thỏa mãn, con người nghĩ đến những nhu cầu xa xỉ, nên đã có
việc trao đổi. Chẳng hạn khi con người có thể dệt vải nó mặc; nhưng nó muốn có
loại vải đẹp hơn thì nó trao đổi với người dệt lụa; có thể trồng bắp để ăn,
nhưng khi muốn ăn gạo, thì nó trao đổi với người trồng lúa. (4)Con
người bước sang nền văn minh thứ tư; đó là văn minh thương mại. Mô hình
tổ chức xã hội chuyển từ độc tài quân chủ phong kiến, kinh tế làng xã, tự cung,
tự cầu, qua tự do, dân chủ, kinh tế thị trường, tương thuộc. Trật tự xã hội biến
từ “ Sĩ nông công thương” sang “ Thương công nông sĩ, theo kiểu một câu vè Việt
Nam: “ Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông; nhất nông, nhì sĩ.” Vai trò của
người sĩ bớt quan trọng đi mà được thay thế bằng vai trò của người làm công
nghiệp hay nhà buôn. Trong thời kỳ văn minh này, con người đã phát minh ra máy
hơi nước, máy nổ, điện thoại, truyền hìng, rồi máy điện toán. Con người không
cần đi xa để trao đổi, mà có thể ngồi một chỗ để trao đổi. Máy điện tóan đã đi
vào tất cả mọi khâu của tiến trình sản xuất kinh tế, từ lúc góp vốn, qua lúc lập
hãng xưởng, rồi sản xuất và tung hàng ra bán ở thị trường. (5)Con
người bước sang nền văn minh thứ năm ngày hôm nay, đó là văn minh tri
thức điện toán.
Thật vậy,
con người đã ra khỏi 3 nền văn minh trước, từ trẩy hái, qua du mục, tới thương
mại, bước vào cuộc cách mạng thứ nhất về kỹ nghệ bằng cách dùng máy hơi nước để
khai thác tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng sản xuất kinh tế, từ đầu thế kỷ
thứ 18 tới cuối thế kỷ thứ 19. Sang thế kỷ thứ 20 và vào giữa thế kỷ nàycon
người dùng máy nổ để cách mạng hóa công nghiệp. Cuộc cách mạng thứ 3 là cuộc
cách mạng hậu công nghiệp, với phát minh máy điện toán thô sơ, được dùng trong
quân sự lúc ban đầu; sau đó được hoàn hảo, thu nhỏ, được dùng trong lãnh vực
kinh tế và ngay cả gia đình, cá nhân, như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Ở thời kỳ
văn minh tri thức điện toán hiện đại, sản xuất kinh tế chuyển từ sức mạnh bắp
thịt, chân tay, ở 3 thời kỳ văn minh đầu, sang trí óc; yếu tố quyết định trong
kinh tế không còn là nhân công đông, tài nguyên nhiều trong lòng đất, mà chính
là đầu óc con người, với nhiều phát minh sang kiến. Quốc gia nào có một đội ngũ
chuyên viên với nhiều phát minh sáng kiến, quốc gia đó có sức mạnh kinh tế. Mô
hình tổ chức nhân xã thích hợp với thời kỳ văn minh này chính là mô hình tự do,
dân chủ và kinh tế thị trường; vì chỉ có sống dưới một chế độ dân chủ, tôn trọng
nhân quyền, con người mới dễ dàng trao đổi tư tưởng, những công trình nghiên
cứu, mới dễ dàng có những phát minh sáng kiến.
Vì vậy tôn
trọng dân chủ, nhân quyền không phải là lỗi thời, mà chính là hợp với đà tiến bộ
của văn minh nhân loại. Cách đây 40 năm ông Luther King có một ước mơ. Ngày hôm
nay ước mơ đó đã trở nên một phần nào sự thật. Những người đấu tranh cho dân
chủ, nhân quyền Việt Nam, đừng nghĩ rằng công việc làm của mình là hão tưởng,
như tuyên truyền cộng sản và một số trí thức cộng sản thường rêu rao. Ngược lại,
hãy tin chắc rằng những ước mơ của mình chắc chắn sẽ trở thành sự thật.
Paris ngày 10/11/2008
Chu chi Nam
(1)
Xin xem: Chiến thắng của Obama, chiến thắng của dân chủ và của những ước
mơ, trên
http://perso.orange.fr/chuchinam/
|