Thứ Ba, 2024-11-05, 8:36 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 17 » TẤT CẢ ĐỀU THOÁT, TRỪ NƯỚC!
9:06 PM
TẤT CẢ ĐỀU THOÁT, TRỪ NƯỚC!

TẤT CẢ ĐỀU THOÁT, TRỪ NƯỚC! magnify

November 17, 2008

.

Sau những đợt thiên nhiên “ra tay nghiệm thu” như đợt triều cường ở TPHCM, tất cả mọi thứ đều thoát, quy hoạch yếu kém thoát, rút ruột công trình thoát, chỉ có nước không thoát!

Đỉnh triều cao nhất trong vòng 49 năm qua đã làm cho TPHCM ngập trên diện rộng, 99 tuyến đường như sông, cuộc sống của hàng triệu người dân bị đảo lộn, nhiều nơi người dân phải ngủ đứng. Dân khổ sở kêu trời, chính quyền nói do thiên nhiên. Nhưng còn một nguyên nhân quan trọng khác.

Bà Nguyễn Lê Hạnh - Phó phòng dự báo - Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ - cho rằng, khả năng biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng làm ảnh hưởng đến triều cường là chưa rõ. Ngoài tác động trực tiếp của gió mùa, nguyên nhân sâu xa của triều cường lên cao liên tục trong thời gian qua là do tình trạng san lấp mặt bằng trong quá trình đô thị hoá tại TPHCM.

Bà Hạnh đưa ra một dẫn chứng, để san lấp mặt bằng khu đô thị Phú Mỹ Hưng, phải sử dụng 10.000m3 đất. Như vậy, cũng sẽ có chừng đó mét khối nước không còn chỗ “cư trú”, phải tràn lên làm ngập những nơi khác. Nhiều khu đô thị, dự án nhà ở, công trình địa ốc khác mọc lên. Người ta san lấp những hồ điều tiết nước để làm dự án, diện tích chứa nước tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng. Những công trình đó không chỉ xóa sổ một số ao đầm, mà còn cắt đứt các dòng lưu thông để nước thoát tự nhiên. Hậu quả là mỗi khi có mưa lớn hay triều cường, nước không có đường thoát, "nước dâng tràn, phố trở thành sông...".

Ai cấp phép cho các khu đô thị mọc lên, ai đặt bút quy hoạch các khu dân cư, ai phê duyệt quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết đó? Những người có thẩm quyền đã thay nhau “quy hoạch” thành phố này và kết quả là thành phố bị xẻ lung tung, bộ mặt đô thị nham nhở, khắp nơi lúc nào cũng là “đại công trường”. Người ta cấp phép cho các dự án, nhưng không tính đến hậu quả của việc san lấp mặt bằng. Chủ dự án có thêm một công trình thu lợi nhuận, người có quyền rung đùi vì đã êm tay cấp xong một dự án xây dựng. Hậu quả còn lại là người dân phải chịu!

(Lý do vì sao “rung đùi” và “êm tay” thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu, còn khi nào “nhà” chưa cháy thì “chuột” vẫn còn chưa “ra mặt”, nước chưa ngập đến lỗ mũi thì có “nổi đình nổi đám” cho lắm như vụ PCI thì “đùi” vẫn còn” rung” và “tay” thì vẫn còn” êm”)

Những quy hoạch của thành phố về các khu dân cư, hệ thống thoát nước đều được nghiệm thu với những báo cáo tốt đẹp. Nhưng qua sự “nghiệm thu của thiên nhiên” thì không như thế. Chỉ cần cơn mưa lớn hay triều cường là nó phơi bày sai lầm của quy hoạch và những bê bối của các công trình đô thị. Chỉ có điều sau những đợt thiên nhiên “ra tay nghiệm thu”, tất cả mọi thứ đều thoát, quy hoạch yếu kém thoát, rút ruột công trình thoát, chỉ có nước không thoát!

(À, thì ra tất cả các loại chuột bọ, sâu mọt đều ních đầy bụng rồi thoát, thảo nào chả “rung” chả “êm”!)

.

Theo Lao Động ngày 17/11/2008

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1043 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 210
Khách: 210
Thành Viên: 0